Tái sử dụng chai nhựa đựng nước nguy hiểm thế nào?

Việc tái sử dụng chai nhựa đựng nước có thể gây ra nhiều rủi ro sức khỏe.

Tái sử dụng chai nhựa đựng nước nguy hiểm thế nào?
Nhiều người có thói quen uống nước đựng trong chai nhựa, thậm chí tái sử dụng chúng. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Brightside đã tiết lộ 4 lý do tại sao chúng ta không nên tái sử dụng chai nhựa.
Không phải chai nhựa nào cũng có thể tái sử dụng
Tuỳ vào chất liệu nhựa, chai có thể phân hủy tạo ra nhiều chất hóa học nguy hiểm hòa lẫn vào trong nước. Vậy nên, không phải chai nhựa nào cũng có thể tái sử dụng.
Để biết loại nào được phép dùng lại, loại nào không, hãy chú ý đến những hình tam giác được đánh số dưới đáy chai.
Tai su dung chai nhua dung nuoc nguy hiem the nao?
Ký hiệu ở dưới chai cho bạn biết đâu là nhựa có thể tái chế và không. Ảnh: Brightside 
- Nếu chai đó có nhãn ghi số 1 (PET hay PETE): nó chỉ an toàn cho một lần sử dụng. Khi tiếp xúc với oxy không khí hay nhiệt độ cao (bao gồm cả ánh nắng mặt trời), những loại chai như thế này sẽ phân hủy thành những chất độc hại.
- Tránh sử dụng những loại nhựa có nhãn ghi số 3 hay 7 (PVC và PC), vì đó là 2 hóa chất độc hại và dễ dàng hòa lẫn vào thức ăn, nước uống của bạn. Sử dụng lâu dài loại chai này thậm chí có thể khiến bạn gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Những chai nhựa được làm từ polyethylene (số 2 và 4), và polypropylene (5 và PP) phù hợp cho việc sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng chúng chỉ an toàn nếu như bạn dùng để chứa nước lạnh và phải làm sạch thường xuyên.
Lượng vi khuẩn rất nhiều sau mỗi lần sử dụng
Theo Brightside, uống nước từ một chai nhựa đã qua sử dụng có thể chứa một lượng vi khuẩn tương đương với đồ chơi của chó, thậm chí là... bệ ngồi toilet. Lượng vi khuẩn trong những chai đó thường vượt quá ngưỡng an toàn quy định.
Điều đó là vì chúng ta đã tạo nên môi trường phát triển hoàn hảo cho vi khuẩn bằng cách cầm nắm chai bằng tay bẩn, sau đó lại tái sử dụng luôn mà không qua bước làm sạch, hoặc làm sạch quá sơ sài như sục rửa chai bằng nước thường ở nhiệt độ phòng. Điều này không đủ để rửa sạch chai nhựa.
Quá trình vệ sinh chai nhựa để tái sử dụng cần được thực hiện nghiêm ngặt nhưng hầu như chúng ta đều coi nhẹ, thậm chí bỏ qua bước quan trọng này. Sau khi rửa chai, vi khuẩn sẽ lưu lại và khiến cho bạn mắc bệnh, thậm chí nhiễm virus viêm gan A.
Vậy phải làm gì? Hãy rửa chai nhựa thường xuyên bằng nước xà phòng ấm, giấm hoặc nước súc miệng diệt khuẩn. Ngoài ra, một nghiên cứu đã chứng minh rằng phần lớn vi khuẩn thường nằm ở phần nắp vặn, nơi mà bạn không rửa kỹ được. Do đó để an toàn, cách tốt nhất là rót ra cốc hoặc dùng ống hút để uống chứ không dùng miệng đặt trực tiếp vào chai để hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
Lưu ý khi bảo quản chai nhựa
Chai lọ bằng nhựa không nên lưu trữ, bảo quản ở nhiệt độ cao bởi nhiệt độ cao có thể làm cho nhựa bị biến dạng, phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe.
Tương tự, nếu để chai nước trong nhà để xe, tiếp xúc với ống xả, trong phòng kín có chứa thuốc trừ sâu, và các hóa chất khác sẽ gây nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến mùi vị của nước trong chai.
(Theo Steptohealth)

Không ai ngờ chai nhựa có thể biến thành những vật này

(Kiến Thức) - Từ những chiếc chai nhựa bỏ đi, bạn có thể tái chế chúng thành những vật dụng hữu ích phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Không ai ngờ chai nhựa có thể biến thành những vật này
Video: Những ý tưởng tái sử dụng chai nhựa độc đáo nhất:

Độc đáo vườn rau sạch trong ống bơ, chai lọ, lốp xe

Cách trồng rau trong chai nhựa không đòi hỏi phải mất nhiều diện tích, chỉ cần có thật nhiều chai nhựa như chai nước ngọt, chai dấm, chai dầu,...

Độc đáo vườn rau sạch trong ống bơ, chai lọ, lốp xe
Rau được trồng trong vỏ hộp sữa bỏ đi.
Rau được trồng trong vỏ hộp sữa bỏ đi. 

Ảnh: Ngôi nhà kỳ lạ ở Hà Nội được làm từ 8.800 vỏ chai nhựa

8.800 chai nhựa được sắp xếp có chủ đích theo từng mảng màu sắc đan xen để tạo thành một ngôi nhà nhỏ rộng 10 m2 tại quận Long Biên (Hà Nội).

Ảnh: Ngôi nhà kỳ lạ ở Hà Nội được làm từ 8.800 vỏ chai nhựa
Anh: Ngoi nha ky la o Ha Noi duoc lam tu 8.800 vo chai nhua
Được "xây dựng" từ 8.800 chai nhựa, ngôi nhà nhỏ nằm trong khuôn viên của một nông trại hữu cơ tại quận Long Biên được xem là một trong những ý tưởng độc đáo. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.