Tại sao Ukraine "may mắn" với kết quả bầu cử Mỹ?

Ông Andrei Piontkovsky, nhà phân tích chính trị Học viện Khoa học Nga tin rằng tình hình đã chín muồi để trao cho Ukraine cái gọi là đồng minh quan trọng ngoài Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tại sao Ukraine "may mắn" với kết quả bầu cử Mỹ?
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Obozrevatel của Ukraine ông Piontkovsky cho biết, Ukraine đã gặp may với kết quả bầu cử Mỹ, bởi ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã nhiều lần nhấn mạnh rằng ưu tiên quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của ông sẽ là hỗ trợ Ukraine và chống lại sự xâm lược của Nga cũng như cải cách đối nội của đất nước.
Trả lời câu hỏi chính xác ông Biden có thể làm gì đối với Ukraine, ông Piontkovsky cho hay ông Biden “không nên áp dụng các biện pháp trừng phạt mới” chống lại Nga.
Tai sao Ukraine
 Gần như không quốc gia nào hưởng lợi nhiều hơn Ukraine khi ông Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ thứ 46. (Ảnh: Reuters)
“Các biện pháp trừng phạt khó chịu nhất, mang tính hủy diệt đối với chính quyền Putin đã được quy định trong luật “chống lại kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt” (CAATSA) năm 2017. Đạo luật này gần như được Quốc hội Mỹ nhất trí thông qua và ông Trump đã rất miễn cưỡng ký nó”, ông Piontkovsky giải thích.
Theo ông Piontkovsky, đối với sự ủng hộ của Ukraine, thì mọi thứ phụ thuộc vào sáng kiến ngoại giao của Kiev. “Theo tôi, tình hình chính quyền Biden đã khá chín muồi để trao cho Ukraine cái gọi là quy chế đồng minh không thuộc NATO. Đồng minh là đồng minh chính thức chứ không phải thành viên NATO. Israel, Hàn Quốc, Australia, Nhật Bản, New Zealand cũng có quy chế này. Các đồng minh NATO, những nước này hầu như cho phép tiếp cận hỗ trợ quân sự của Mỹ với tư cách là thành viên NATO”, ông Piontkovsky lưu ý.
Theo Atlantic Council, ông Biden hiểu rất rõ về Ukraine, ông từng chịu trách nhiệm về chính sách của Mỹ đối với Ukraine với tư cách là Phó Tổng thống. Với tư cách là Phó Tổng thống Mỹ, ông Biden đã đến thăm Ukraine không dưới 5 lần. Ông cũng có một đội ngũ phụ tá xuất sắc hiểu rất rõ về Ukraine, đặc biệt là Tiến sĩ Michael Carpenter, người có khả năng trở thành phụ tá chủ chốt của ông về Ukraine.
Ukraine thực tế đóng một vai trò đáng kể trong việc giúp ông Biden đánh bại đương kim Tổng thống Donald Trump. Ông Trump từng đề nghị Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky mở cuộc điều tra đối với cha con Joe Biden trong cuộc điện thoại được ghi âm hôm 25/7. Khi băng ghi âm bị rò rỉ Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát đã chính thức khởi động cuộc điều tra luận tội ông Trump, ảnh hưởng đáng kể tới uy tín của đương kim tổng thống đảng Cộng hòa.
Chính quyền Trump thậm chí đã ngăn chặn và giảm hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine. Còn bản thân ông Trump cũng ưu tiên mối quan hệ với Nga hơn Ukraine. Kể từ tháng 5/2019, Mỹ đã không có đại sứ thường trực tại Ukraine sau khi khi Tổng thống Trump sa thải ông Yovanovitch.
Sau khi chiến thắng của ông Biden trong cuộc bầu cử năm 2020 được tuyên bố, một trong những nhà lãnh đạo quốc tế đầu tiên thể hiện sự ủng hộ đối với chiến thắng của ông Biden là Tổng thống Ukraine Zelensky. Theo Atlantic Council, ông Zelensky đã rất khôn ngoan khi làm như vậy. Ukraine có nhiều thứ để hy vọng từ Tổng thống đắc cử, và cả cá nhân ông Zelensky cũng vậy.

Gần 500 nhân viên Ủy ban bầu cử Indonesia chết sau khi kiểm phiếu

Bộ Y tế Indonesia thông báo rằng nguyên nhân cái chết của hầu hết nhân viên Ủy ban bầu cử trong khi kiểm phiếu sau bầu cử là đột quỵ và đau tim, tờ Strait Times đưa tin.

Gần 500 nhân viên Ủy ban bầu cử Indonesia chết sau khi kiểm phiếu
Trước đó đã có báo cáo rằng hàng trăm nhân viên của Ủy ban bầu cử Indonesia đã chết, hơn 2,5 nghìn người phải nhập viện vì làm việc quá sức trong cuộc kiểm phiếu sau bầu cử.

Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử

Dù chưa tới ngày bầu cử chính thức nhưng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đã “ngốn” nhiều tiền hơn bất kỳ cuộc bầu cử nào trước đó và có thể sẽ còn “đội” thêm hàng tỷ USD nữa cho các chiến dịch tranh cử trong ba tuần tới.

Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn dữ liệu của Ủy ban Bầu cử Liên bang cho biết chi tiêu cấp tiểu bang và quảng cáo truyền hình cho cuộc bầu cử năm nay đã vượt quá con số 7 tỷ USD của cuộc bầu cử năm 2016. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số thống kê cho đến cuối tháng 9 và điều này có nghĩa con số thực tế tính đến giờ phút này sẽ còn cao hơn nhiều.

Quan chức phụ trách bầu cử Mỹ: Không có dấu hiệu gian lận bỏ phiếu

(Kiến Thức) - Giới chức phụ trách bầu cử tại các bang của Mỹ khẳng định họ không thấy dấu hiệu gian lận hay bất thường nào tại gần như tất cả tiểu bang trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay.

Quan chức phụ trách bầu cử Mỹ: Không có dấu hiệu gian lận bỏ phiếu
Tờ báo New York Times đã liên lạc với các quan chức bầu cử đại diện tại mỗi tiểu bang hồi đầu tuần để hỏi về việc liệu họ có nghi ngờ hay có bằng chứng về gian lận bầu cử hay không? Và các quan chức tại 45 tiểu bang đã trả lời trực tiếp với tờ báo, khẳng định là không có bất cứ sự gian lận bỏ phiếu nào.
Quan chuc phu trach bau cu My: Khong co dau hieu gian lan bo phieu
Công tác kiểm phiếu tại Atlanta. Ảnh: NYT.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.