Tại sao Ukraine khó đánh chặn tên lửa hành trình Kh-59 của Nga?

Tại sao Ukraine khó đánh chặn tên lửa hành trình Kh-59 của Nga?

Theo thông tin của Ukraine ngày 16/10/2023, Không quân Nga đã sử dụng 5 tên lửa hành trình Kh-59 tấn công các mục tiêu ở Ukraine và lực lượng phòng không nước này đã đánh chặn thành công 2 tên lửa này.

Theo tờ Bulgarian Military, vào đêm ngày 16/10/2023, Không quân Nga đã sử dụng UAV tự sát tầm xa Geran-2 và  tên lửa hành trình Kh-59 tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine. Đây là sự kiện nổi bật trong thời gian gần đây, vì Nga sử dụng đồng thời cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV tự sát Geran-2.
Theo tờ Bulgarian Military, vào đêm ngày 16/10/2023, Không quân Nga đã sử dụng UAV tự sát tầm xa Geran-2 và tên lửa hành trình Kh-59 tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine. Đây là sự kiện nổi bật trong thời gian gần đây, vì Nga sử dụng đồng thời cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV tự sát Geran-2.
Theo người phát ngôn lực lượng Không quân Ukraine, ông Yurii Ihnat, đây là lần hiếm hoi mà Không quân Nga sử dụng nhiều tên lửa hành trình Kh-59 trong một đợt tấn công như vậy. Vì những yếu tố này, đáng để đi sâu vào chi tiết cụ thể của loại tên lửa đặc biệt này của Nga.
Theo người phát ngôn lực lượng Không quân Ukraine, ông Yurii Ihnat, đây là lần hiếm hoi mà Không quân Nga sử dụng nhiều tên lửa hành trình Kh-59 trong một đợt tấn công như vậy. Vì những yếu tố này, đáng để đi sâu vào chi tiết cụ thể của loại tên lửa đặc biệt này của Nga.
Tên lửa hành trình Kh-59 là loại tên lửa chiến thuật phóng từ trên không, được trang bị cho hầu hết máy bay chiến đấu của Không quân Nga như Su-24M, Su-30, Su-34, Su-35 và Su-57. Hiện Kh-59 có ba biến thể chính là Kh-59, Kh-59M và Kh-59MK2; mỗi biến thể sở hữu tầm phóng lần lượt là 45 km, 110 km và 290 km.
Tên lửa hành trình Kh-59 là loại tên lửa chiến thuật phóng từ trên không, được trang bị cho hầu hết máy bay chiến đấu của Không quân Nga như Su-24M, Su-30, Su-34, Su-35 và Su-57. Hiện Kh-59 có ba biến thể chính là Kh-59, Kh-59M và Kh-59MK2; mỗi biến thể sở hữu tầm phóng lần lượt là 45 km, 110 km và 290 km.
Với tầm phóng đáng kể và hệ thống dẫn đường được cải tiến, không có những thiếu sót như phiên bản Kh-59 và Kh-59M, phiên bản nâng cấp sâu Kh-59MK2 có thể là tên lửa được lựa chọn thường xuyên cho các cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine vừa qua.
Với tầm phóng đáng kể và hệ thống dẫn đường được cải tiến, không có những thiếu sót như phiên bản Kh-59 và Kh-59M, phiên bản nâng cấp sâu Kh-59MK2 có thể là tên lửa được lựa chọn thường xuyên cho các cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine vừa qua.
Các đặc điểm cụ thể của Kh-59MK2 bao gồm chiều dài thân tên lửa là 4,2 mét, sải cánh 2,45 mét, trọng lượng phóng 770 kg và đầu đạn nặng 310 kg với hai loại là nổ phá xuyên sâu hoặc mang nhiều đầu đạn con.
Các đặc điểm cụ thể của Kh-59MK2 bao gồm chiều dài thân tên lửa là 4,2 mét, sải cánh 2,45 mét, trọng lượng phóng 770 kg và đầu đạn nặng 310 kg với hai loại là nổ phá xuyên sâu hoặc mang nhiều đầu đạn con.
Đáng chú ý là tên lửa Kh-59MK2 sử dụng động cơ TRDD-50B; đây là động cơ thế hệ mới của Nga, được sử dụng trên các loại tên lửa hành trình tầm xa của Nga như Kh-101 và 3M-14 Kalibr và chúng ta có thể nhìn thấy rõ động cơ ở phía dưới bụng tên lửa.
Đáng chú ý là tên lửa Kh-59MK2 sử dụng động cơ TRDD-50B; đây là động cơ thế hệ mới của Nga, được sử dụng trên các loại tên lửa hành trình tầm xa của Nga như Kh-101 và 3M-14 Kalibr và chúng ta có thể nhìn thấy rõ động cơ ở phía dưới bụng tên lửa.
Kể từ khi bắt đầu cuộc cuộc chiến toàn diện với Ukraine, Không quân Nga đã sử dụng tên lửa Kh-59, phá hủy nhiều mục tiêu của Ukraine. Trong đó đáng chú ý là có cả máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 mới nhất của Nga, cũng đã sử dụng tên lửa Kh-59 tấn công vào cảng Odessa và khu vực Kirovograd vào giữa tháng 4/2022.
Kể từ khi bắt đầu cuộc cuộc chiến toàn diện với Ukraine, Không quân Nga đã sử dụng tên lửa Kh-59, phá hủy nhiều mục tiêu của Ukraine. Trong đó đáng chú ý là có cả máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 mới nhất của Nga, cũng đã sử dụng tên lửa Kh-59 tấn công vào cảng Odessa và khu vực Kirovograd vào giữa tháng 4/2022.
Loại chiến đấu cơ của Không quân Nga sử dụng nhiều nhất tên lửa Kh-59 chính là Su-35; vào tháng 3/2022, các máy bay Su-35 của Nga đã tấn công các cơ sở dầu mỏ ở khu vực Rivne của Ukraine bằng tên lửa Kh-59, gây ra sức tàn phá đáng kể.
Loại chiến đấu cơ của Không quân Nga sử dụng nhiều nhất tên lửa Kh-59 chính là Su-35; vào tháng 3/2022, các máy bay Su-35 của Nga đã tấn công các cơ sở dầu mỏ ở khu vực Rivne của Ukraine bằng tên lửa Kh-59, gây ra sức tàn phá đáng kể.
Bất chấp kích thước của nó (chiều dài thân tên lửa là 4,2 mét so với 7,45 mét của tên lửa Kh-101), tên lửa Kh-59 đặt ra thách thức đáng kể trong việc đánh chặn của lực lượng phòng không. Việc đạt được thành tích bắn hạ hai tên lửa Kh-59 (dù chưa có sự xác minh độc lập), là minh chứng cho kỹ năng của lực lượng phòng không Ukraine.
Bất chấp kích thước của nó (chiều dài thân tên lửa là 4,2 mét so với 7,45 mét của tên lửa Kh-101), tên lửa Kh-59 đặt ra thách thức đáng kể trong việc đánh chặn của lực lượng phòng không. Việc đạt được thành tích bắn hạ hai tên lửa Kh-59 (dù chưa có sự xác minh độc lập), là minh chứng cho kỹ năng của lực lượng phòng không Ukraine.
Đứng trước sự đe dọa của tên lửa hành trình Kh-59, vào ngày 1/10/2023 vừa qua, Ukraine đã tổ chức tấn công thành công bằng UAV tự sát vào Nhà máy Hàng không Smolensk, cơ sở sản xuất tên lửa Kh-59. Cơ sở này là một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga.
Đứng trước sự đe dọa của tên lửa hành trình Kh-59, vào ngày 1/10/2023 vừa qua, Ukraine đã tổ chức tấn công thành công bằng UAV tự sát vào Nhà máy Hàng không Smolensk, cơ sở sản xuất tên lửa Kh-59. Cơ sở này là một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga.
Lịch sử phát triển của tên lửa Kh-59 Ovod, được Liên Xô phát triển vào những năm 1970 như một vũ khí tấn công chính xác, trang bị cho máy bay tấn công mặt đất Su-24 và MiG-27. Đầu tiên nó là loại tên lửa không đối đất được dẫn đường bằng TV, và được đưa vào sử dụng từ đầu thập niên 1980.
Lịch sử phát triển của tên lửa Kh-59 Ovod, được Liên Xô phát triển vào những năm 1970 như một vũ khí tấn công chính xác, trang bị cho máy bay tấn công mặt đất Su-24 và MiG-27. Đầu tiên nó là loại tên lửa không đối đất được dẫn đường bằng TV, và được đưa vào sử dụng từ đầu thập niên 1980.
Phiên bản đầu tiên của Kh-59 dựa trên mẫu Kh-58, tuy nhiên thiết kế này đã bị loại bỏ, do Kh-58 có tốc độ quá nhanh để có thể dẫn đường bằng quang truyền hình bằng tay giai đoạn cuối. NATO đặt tên loại tên lửa này là AS-13 (hay Kingbolt) và ban đầu nó chỉ được sử dụng trên Su-24M.
Phiên bản đầu tiên của Kh-59 dựa trên mẫu Kh-58, tuy nhiên thiết kế này đã bị loại bỏ, do Kh-58 có tốc độ quá nhanh để có thể dẫn đường bằng quang truyền hình bằng tay giai đoạn cuối. NATO đặt tên loại tên lửa này là AS-13 (hay Kingbolt) và ban đầu nó chỉ được sử dụng trên Su-24M.
Phiên bản mới nhất là Kh-59 MK2 có tầm bắn 290 km, có thể bay cách mặt đất từ 100 đến 1.000 m nhờ có máy đo độ cao bằng radar và tọa độ mục tiêu đã được nạp vào tên lửa trước khi phóng. Sau khi phóng, tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính.
Phiên bản mới nhất là Kh-59 MK2 có tầm bắn 290 km, có thể bay cách mặt đất từ 100 đến 1.000 m nhờ có máy đo độ cao bằng radar và tọa độ mục tiêu đã được nạp vào tên lửa trước khi phóng. Sau khi phóng, tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính.
Ở giai đoạn cuối, khi cách vị trí mục tiêu khoảng 10 km, hệ thống dẫn hướng bằng TV sẽ được kích hoạt. Phi công xác định mục tiêu một cách trực quan và khóa tên lửa vào đó. Độ lệch mục tiêu (CEP) của tên lửa khoảng 3 m.
Ở giai đoạn cuối, khi cách vị trí mục tiêu khoảng 10 km, hệ thống dẫn hướng bằng TV sẽ được kích hoạt. Phi công xác định mục tiêu một cách trực quan và khóa tên lửa vào đó. Độ lệch mục tiêu (CEP) của tên lửa khoảng 3 m.
Theo truyền thông phương Tây, tên lửa Kh-59MK2 được tiết lộ công khai lần đầu tiên vào năm 2015. Mặc dù có tên gọi tương tự, nhưng đây thực chất là một loại vũ khí hoàn toàn mới; nên đôi khi nó được gọi là Kh-69. Tên mã của NATO là AS-22.
Theo truyền thông phương Tây, tên lửa Kh-59MK2 được tiết lộ công khai lần đầu tiên vào năm 2015. Mặc dù có tên gọi tương tự, nhưng đây thực chất là một loại vũ khí hoàn toàn mới; nên đôi khi nó được gọi là Kh-69. Tên mã của NATO là AS-22.
Tên lửa Kh-59MK2 có trọng lượng khi phóng là 770 kg, tầm bắn tối đa 290 km. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và hệ thống định vị vệ tinh GLONASS và GPS để điều chỉnh sai số đường bay. Trong giai đoạn cuối, nó có thể sử dụng hình ảnh nhiệt để dẫn đường chính xác, nên Kh-59MK2 có thể “bắn và quên”.
Tên lửa Kh-59MK2 có trọng lượng khi phóng là 770 kg, tầm bắn tối đa 290 km. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và hệ thống định vị vệ tinh GLONASS và GPS để điều chỉnh sai số đường bay. Trong giai đoạn cuối, nó có thể sử dụng hình ảnh nhiệt để dẫn đường chính xác, nên Kh-59MK2 có thể “bắn và quên”.
Ngoài các phiên bản trên, còn có Kh-59MKM là tên lửa chuyên phá công trình ngầm kiên cố như các sở chỉ huy, hầm trú ẩn kho tàng… có tọa độ đã biết trước. Tên lửa dài 5,7 m và sải cánh 1,3 m. Nó có trọng lượng phóng là 930 kg và mang theo đầu đạn nặng 320 kg và có thể xuyên qua 3 m bê tông cốt thép.
Ngoài các phiên bản trên, còn có Kh-59MKM là tên lửa chuyên phá công trình ngầm kiên cố như các sở chỉ huy, hầm trú ẩn kho tàng… có tọa độ đã biết trước. Tên lửa dài 5,7 m và sải cánh 1,3 m. Nó có trọng lượng phóng là 930 kg và mang theo đầu đạn nặng 320 kg và có thể xuyên qua 3 m bê tông cốt thép.
Tên lửa Kh-59MKM có tầm bắn 285 km, tốc độ cận âm (900 – 1.050 km/h); độ cao bay của nó là từ 15 m đến 2 km so với mặt đất. Tên lửa này dẫn đường tự động theo kiểu “bắn và quên”, độ lệch mục tiêu (CEP) khoảng 10 m và đã sử dụng ở chiến trường Ukraine.
Tên lửa Kh-59MKM có tầm bắn 285 km, tốc độ cận âm (900 – 1.050 km/h); độ cao bay của nó là từ 15 m đến 2 km so với mặt đất. Tên lửa này dẫn đường tự động theo kiểu “bắn và quên”, độ lệch mục tiêu (CEP) khoảng 10 m và đã sử dụng ở chiến trường Ukraine.

GALLERY MỚI NHẤT