Tại sao Trung Quốc phải “âm thầm” chế tạo chiến đấu cơ J-16?

Tại sao Trung Quốc phải “âm thầm” chế tạo chiến đấu cơ J-16?

(Kiến Thức) - Hiện nay chiến đấu cơ tàng hình J-20, được Không quân Trung Quốc xác định là loại máy bay chiến đấu chủ lực trong tương lai. Tuy nhiên thực tế thì "xương sống" của lực lượng này lại là các chiến đấu cơ J-16.

Vai trò "át chủ bài" của chiến đấu cơ tàng hình J-20 trong Không quân Trung Quốc là việc không phải bàn cãi; loại máy bay này được giới chuyên gia quân sự Trung Quốc "đánh giá rất cao", có ưu thế "tuyệt đối" trước các loại chiến đấu thế hệ 4. Nguồn ảnh: Sina.
Vai trò "át chủ bài" của chiến đấu cơ tàng hình J-20 trong Không quân Trung Quốc là việc không phải bàn cãi; loại máy bay này được giới chuyên gia quân sự Trung Quốc "đánh giá rất cao", có ưu thế "tuyệt đối" trước các loại chiến đấu thế hệ 4. Nguồn ảnh: Sina.
Theo một thông tin được Không quân Trung Quốc tiết lộ, trong một cuộc đối đầu giả định với hầu hết các máy bay chiến đấu hiện có trong biên chế Không quân Trung Quốc, J-20 đã bắn hạ "áp đảo" nhiều máy bay "đối phương" với tỉ số lên đến 17-0 mà không chịu bất kỳ "tổn thất" nào. Nguồn ảnh: Sina.
Theo một thông tin được Không quân Trung Quốc tiết lộ, trong một cuộc đối đầu giả định với hầu hết các máy bay chiến đấu hiện có trong biên chế Không quân Trung Quốc, J-20 đã bắn hạ "áp đảo" nhiều máy bay "đối phương" với tỉ số lên đến 17-0 mà không chịu bất kỳ "tổn thất" nào. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện năng lực sản xuất máy bay J-20 của Trung Quốc vẫn còn hạn chế, bản thân loại máy bay này vẫn chưa hoàn thiện động cơ (vẫn đang dùng động cơ mua của Nga); cùng với đó là giá thành của loại chiến đấu cơ này có giá thành không hề rẻ, lên chưa thể chế tạo loạt lớn. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện năng lực sản xuất máy bay J-20 của Trung Quốc vẫn còn hạn chế, bản thân loại máy bay này vẫn chưa hoàn thiện động cơ (vẫn đang dùng động cơ mua của Nga); cùng với đó là giá thành của loại chiến đấu cơ này có giá thành không hề rẻ, lên chưa thể chế tạo loạt lớn. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự độc lập nước ngoài,  chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa thể hình thành khả năng tác chiến hoàn chỉnh, cũng chưa đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thực tế với các đội hình máy bay chiến đấu khác. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự độc lập nước ngoài, chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa thể hình thành khả năng tác chiến hoàn chỉnh, cũng chưa đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thực tế với các đội hình máy bay chiến đấu khác. Nguồn ảnh: Sina.
Còn tiêm kích đa năng J-16 do Trung Quốc tự chế tạo, dựa trên thiết kế sao chép từ dòng Su-27 và Su-30MKK mua từ Nga. Một số chuyên gia hàng không đánh giá, J-16 có tính năng tương đương mẫu Su-30M2 Nga và F-15E Strike Eagle Mỹ, nhờ khả năng tấn công chính xác mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: Sina.
Còn tiêm kích đa năng J-16 do Trung Quốc tự chế tạo, dựa trên thiết kế sao chép từ dòng Su-27 và Su-30MKK mua từ Nga. Một số chuyên gia hàng không đánh giá, J-16 có tính năng tương đương mẫu Su-30M2 Nga và F-15E Strike Eagle Mỹ, nhờ khả năng tấn công chính xác mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: Sina.
Dù được coi là một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất trong biên chế Không quân Trung Quốc, J-16 vẫn sử dụng khung thân nguyên bản của tiêm kích Su-30MKK, trong đó có nhiều bề mặt phẳng và tròn dễ phản xạ sóng radar. Điều này khiến tiêm kích J-16 dễ bị radar đối phương phát hiện từ khoảng cách xa hơn nhiều so với những máy bay thế hệ 5 như F-22, F-35, Su-57 và J-20. Nguồn ảnh: Sina.
Dù được coi là một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất trong biên chế Không quân Trung Quốc, J-16 vẫn sử dụng khung thân nguyên bản của tiêm kích Su-30MKK, trong đó có nhiều bề mặt phẳng và tròn dễ phản xạ sóng radar. Điều này khiến tiêm kích J-16 dễ bị radar đối phương phát hiện từ khoảng cách xa hơn nhiều so với những máy bay thế hệ 5 như F-22, F-35, Su-57 và J-20. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện nay vẫn chưa xác định được vai trò tương lai của J-16 trong không quân Trung Quốc; tuy nhiên gần đây một đoạn đoạn video huấn luyện bay của J-16 và J-20 bị lộ; theo phán đoán, rất có thể Trung Quốc đang tích hợp hệ thống chiến đấu của J-20 và J-16, và hai loại máy bay này có thể "song kiếm hợp bích", nhằm bù đắp những thiếu sót của J-20. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện nay vẫn chưa xác định được vai trò tương lai của J-16 trong không quân Trung Quốc; tuy nhiên gần đây một đoạn đoạn video huấn luyện bay của J-16 và J-20 bị lộ; theo phán đoán, rất có thể Trung Quốc đang tích hợp hệ thống chiến đấu của J-20 và J-16, và hai loại máy bay này có thể "song kiếm hợp bích", nhằm bù đắp những thiếu sót của J-20. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện lãnh đạo Không quân Trung Quốc đánh giá cao tiêm kích J-16, không chỉ ở tính năng kỹ chiến thuật ưu việt, mà còn mang được nhiều vũ khí, tầm hoạt động tương đối rộng. Hiện nay, gần một trăm chiếc J-16 được Trung Quốc "âm thầm" chế tạo; tại sao Trung Quốc lại "giấu kín" việc này. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện lãnh đạo Không quân Trung Quốc đánh giá cao tiêm kích J-16, không chỉ ở tính năng kỹ chiến thuật ưu việt, mà còn mang được nhiều vũ khí, tầm hoạt động tương đối rộng. Hiện nay, gần một trăm chiếc J-16 được Trung Quốc "âm thầm" chế tạo; tại sao Trung Quốc lại "giấu kín" việc này. Nguồn ảnh: Sina.
Phải nói rằng, tỷ lệ "lộ diện" của chiến cơ J-16 năm nay là khá cao, từ những đoạn video huấn luyện chiến đấu được các phương tiện truyền thông tung ra, có thể thấy chiến đấu cơ này sẽ có vai trò quan trọng trong đội hình máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc hiện tại và tương lai gần. Nguồn ảnh: Sina.
Phải nói rằng, tỷ lệ "lộ diện" của chiến cơ J-16 năm nay là khá cao, từ những đoạn video huấn luyện chiến đấu được các phương tiện truyền thông tung ra, có thể thấy chiến đấu cơ này sẽ có vai trò quan trọng trong đội hình máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc hiện tại và tương lai gần. Nguồn ảnh: Sina.
Như đã phân tích ở trên, hiện J-20 của Trung Quốc thực sự chưa hoàn thiện, cả về thiết kế cũng như hình thành năng lực tác chiến thực sự; do vậy, có thể việc Trung Quốc "âm thầm" chế tạo hàng trăm chiếc J-16 là nhằm lấp "khoảng trống", khi các đối thủ như Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc đang đẩy mạnh việc trang bị máy bay chiến đấu thế hệ 5. Nguồn ảnh: Sina.
Như đã phân tích ở trên, hiện J-20 của Trung Quốc thực sự chưa hoàn thiện, cả về thiết kế cũng như hình thành năng lực tác chiến thực sự; do vậy, có thể việc Trung Quốc "âm thầm" chế tạo hàng trăm chiếc J-16 là nhằm lấp "khoảng trống", khi các đối thủ như Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc đang đẩy mạnh việc trang bị máy bay chiến đấu thế hệ 5. Nguồn ảnh: Sina.
Chiến đấu cơ J-16 ra mắt vào năm 2013, nhưng chỉ lần đầu xuất hiện công khai trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội Trung Quốc hồi giữa năm 2017. Hiện ước tính có khoảng ba lữ đoàn Không quân Trung Quốc được trang bị J-16. Nguồn ảnh: Sina.
Chiến đấu cơ J-16 ra mắt vào năm 2013, nhưng chỉ lần đầu xuất hiện công khai trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội Trung Quốc hồi giữa năm 2017. Hiện ước tính có khoảng ba lữ đoàn Không quân Trung Quốc được trang bị J-16. Nguồn ảnh: Sina.
Theo truyền thông Trung Quốc "tự khoe", J-16 vừa có khả năng công - thủ toàn diện, lại được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến như radar mảng pha quét điện tử chủ động. Ưu điểm lớn nhất của nó là có thể sử dụng được nhiều loại vũ khí hàng không có điều khiển, mà Trung Quốc chế tạo gần đây. Nguồn ảnh: Sina.
Theo truyền thông Trung Quốc "tự khoe", J-16 vừa có khả năng công - thủ toàn diện, lại được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến như radar mảng pha quét điện tử chủ động. Ưu điểm lớn nhất của nó là có thể sử dụng được nhiều loại vũ khí hàng không có điều khiển, mà Trung Quốc chế tạo gần đây. Nguồn ảnh: Sina.
Điều đáng nói, J-16 được trang bị hệ thống nhận biết địch - ta tiên tiến, khả năng tác chiến trong môi trường nhiễu điện tử nặng. Loại radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) được Không quân Trung Quốc đánh giá là "mắt lửa", nhưng hoàn toàn chưa được kiểm nghiệm trong thực chiến, nên chưa thể đánh giá là "trung tâm thần kinh". Nguồn ảnh: Sina.
Điều đáng nói, J-16 được trang bị hệ thống nhận biết địch - ta tiên tiến, khả năng tác chiến trong môi trường nhiễu điện tử nặng. Loại radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) được Không quân Trung Quốc đánh giá là "mắt lửa", nhưng hoàn toàn chưa được kiểm nghiệm trong thực chiến, nên chưa thể đánh giá là "trung tâm thần kinh". Nguồn ảnh: Sina.
Sự kết hợp giữa J-16 và J-20 trong tác chiến, có lẽ là "học theo" mô hình kết hợp giữa F-35 và F-15 của Không quân Mỹ gần đây; trong đó F-35 tiếp cận gần mục tiêu, hạ lệnh phóng và dẫn tên lửa đến mục tiêu; còn F-15 đóng vai "ngựa thồ" vũ khí, hai loại máy bay này kết nối với nhau thông qua đường truyền dữ liệu chiến thuật Link-16; và đây cũng là chiến thuật mới của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Sự kết hợp giữa J-16 và J-20 trong tác chiến, có lẽ là "học theo" mô hình kết hợp giữa F-35 và F-15 của Không quân Mỹ gần đây; trong đó F-35 tiếp cận gần mục tiêu, hạ lệnh phóng và dẫn tên lửa đến mục tiêu; còn F-15 đóng vai "ngựa thồ" vũ khí, hai loại máy bay này kết nối với nhau thông qua đường truyền dữ liệu chiến thuật Link-16; và đây cũng là chiến thuật mới của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Không quân Trung Quốc khoe sức mạnh của tiêm kích J-16. Nguồn: CGTN.

GALLERY MỚI NHẤT