Tại sao tiêu thụ nhiều mì ăn liền gây suy dinh dưỡng?

Đánh giá mì ăn liền rất tiện lợi, nhưng các chuyên gia cho rằng có hai lý do không nên ăn loại thực phẩm này.

Tại sao tiêu thụ nhiều mì ăn liền gây suy dinh dưỡng?
Trong báo cáo mới được công bố ngày 15/10 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), việc lạm dụng những thực phẩm ăn liền giá rẻ như mì ăn liền, bánh quy có thể giúp no bụng nhưng thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng khiến trẻ em Đông Nam Á bị thiếu dinh dưỡng và các vi chất cần thiết cho sự phát triển.
Cụ thể, ba quốc gia Philippines, Indonesia và Malaysia đang có tình trạng lạm dụng mì gói trong việc nấu ăn cho trẻ nhỏ. Do các phụ huynh bận rộn làm việc, không có thời gian nấu ăn cho con, thiếu tiền hoặc thiếu hiểu biết đã để con ăn những thực phẩm ít có giá trị dinh dưỡng.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trung bình ở 3 nước này là 40%, cao hơn mức trung bình của toàn thế giới là khoảng hơn 33%.
Tai sao tieu thu nhieu mi an lien gay suy dinh duong?
Nhiều người Việt Nam đang sử dụng mì ăn liền chưa đúng cách. Ảnh: Notey. 
Về điều này, TS Từ Ngữ - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam - khẳng định: “Mì ăn liền không bao giờ đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Ăn nhiều chắc chắn sẽ suy dinh dưỡng”.
Theo TS Từ Ngữ, loại thực phẩm này chủ yếu là mì và gói làm mặn, bao gồm hương vị tôm/thịt kèm muối, bột ngọt.
Trong khi đó, nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý là ăn đủ bốn nhóm chất gồm bột đường, đạm, béo, khoáng chất và vitamin. Mì ăn liền có thành phần chính là bột lúa mì được xếp cùng nhóm cung cấp chất bột đường như cơm, bún, phở, bánh mì, khoai, sắn… Nếu chỉ ăn thực phẩm này, chúng ta sẽ thiếu các nhóm chất còn lại.
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng và tiết chế lâm sàng, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, khuyến cáo thêm mì ăn liền là thực phẩm chế biến sẵn. Chúng có chứa nhiều muối, đường và chất béo, đều không tốt cho sức khỏe.
Đánh giá mì ăn liền là đồ ăn tiện lợi, TS Từ Ngữ cho rằng có 2 lý do không nên ăn thực phẩm này là chúng thiếu chất dinh dưỡng và chứa nhiều phụ gia. Nguyên tắc ăn uống lành mạnh là đa dạng và ưu tiên các thực phẩm tươi sống.
Chuyên gia này khuyến cáo người dân tuyệt đối không tiêu thụ mì ăn liền liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt là trẻ em. Bởi đây là đối tượng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển thể chất và trí tuệ.
“Mỗi tuần, chúng ta chỉ nên sử dụng mì ăn liền từ 1 đến 3 bữa, tối đa chỉ nên 5 bữa. Ngoài ra, bạn chỉ nên ăn chúng vào bữa sáng hoặc bữa phụ. Các bữa khác cần ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn”, TS Từ Ngữ tư vấn.
Người dân nên kết hợp hài hòa mì ăn liền cùng những thực phẩm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như thịt, trứng, tôm, rau xanh bởi chúng cung cấp vitamin và chất xơ. Chuyên gia lưu ý người dân nên bỏ gói mỡ trong mì ăn liền thay bằng chất béo mỡ lợn sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Chàng trai “siêu lầy”, quyết ăn cốc mỳ đã quá hạn 16 năm

Anh chàng phóng viên Sato mang theo tinh thần “tử vì đạo” của một chiến binh samurai khi quyết định 'chén' hộp mì ăn liền quá hạn 16 năm.

Chàng trai “siêu lầy”, quyết ăn cốc mỳ đã quá hạn 16 năm
Chang trai “sieu lay”, quyet an coc my da qua han 16 nam
Tỉnh Yamaguchi, nằm ở phía tây hòn đảo chính Honshu của Nhật, là nơi có rất nhiều món ăn ngon miệng được liệt vào hàng đặc sản chẳng hạn như củ sen hay cá nóc. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, phóng viên gan dạ Sato đã quyết định ăn những thứ như kem có hương vị cá hoặc mì ăn liền quá hạn. 

Ăn mì tôm đúng cách để không hại sức khỏe

(Kiến Thức) - Mì ăn liền chứa nhiều tinh bột, ít chất đạm, khó tiêu hóa...nhưng nếu biết ăn đúng cách bạn vẫn có được một bữa ăn đủ chất, lợi sức khỏe.

Ăn mì tôm đúng cách để không hại sức khỏe
An mi tom dung cach de khong hai suc khoe
 Mì ăn liền là món ăn mà gần như gia đình châu Á nào cũng có sẵn. Người ta ăn mì thay cho cả bữa chính và bữa phụ, ăm khi túi đang ít tiền và ăn vì tiện lợi và thoải mái. (Ảnh: tophealthnews)

Ông tổ món mì ăn liền 90 tuổi dạy cách ăn mì không hại sức khỏe

(Kiến Thức) - Trên thực tế, mì ăn liền không hẳn là không tốt cho sức khỏe nếu biết cách ăn, nó cũng có giá trị dinh dưỡng không kém cạnh những món ngon khác.

Ông tổ món mì ăn liền 90 tuổi dạy cách ăn mì không hại sức khỏe
Ông tổ của món mì ăn liền là Momofuku Ando, người sáng lập tập đoàn Nissin Food. Ông sinh năm 1910 tại Đài Loan. Ông Ando phát minh ra mì ăn liền trong những năm nước Nhật rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn do chiến tranh. Sau nhiều lần thử đi thử lại, cuối cùng ông đã tạo ra một loại mì có hương vị đặc biệt và có thể để được lâu, chỉ cần đổ nước sôi vào là có ngay một bát mì tươi nóng hổi.
Mì ăn liền ra đời từ đó và ngày nay nó phổ biến ở hầu hết mọi quốc gia. Tùy theo từng vùng mà mỗi nơi có những loại mì tương ứng với nhiều loại hương vị khác nhau.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.