Tại sao tên lửa Bastion đánh được mục tiêu mặt đất Syria?

Tại sao tên lửa Bastion đánh được mục tiêu mặt đất Syria?

(Kiến Thức) - Được thiết kế cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước nhưng việc tên lửa bờ biển Bastion không kích mục tiêu mặt đất ở Syria đang khiến giới quân sự thế giới sửng sốt. 

Vào ngày hôm qua, Không quân – Hải quân Nga đã bắt đầu khởi động cuộc tấn công mới vào quân khủng bố ở Syria bằng máy bay tiêm kích hạm từ tàu sân bay Kuznetsov và tên lửa hành trình từ các tàu chiến ngoài Địa Trung Hải. Đáng chú ý, lần đầu tiên Nga sử dụng tổ hợp  tên lửa bờ biển Bastion để không kích mục tiêu đất liền tại Syria đã gây ra sự sửng sốt cho giới quân sự thế giới. Bởi tất cả mọi người đều biết rằng Bastion vốn là tên lửa hành trình chống tàu mặt nước. Nguồn ảnh: Youtube
Vào ngày hôm qua, Không quân – Hải quân Nga đã bắt đầu khởi động cuộc tấn công mới vào quân khủng bố ở Syria bằng máy bay tiêm kích hạm từ tàu sân bay Kuznetsov và tên lửa hành trình từ các tàu chiến ngoài Địa Trung Hải. Đáng chú ý, lần đầu tiên Nga sử dụng tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion để không kích mục tiêu đất liền tại Syria đã gây ra sự sửng sốt cho giới quân sự thế giới. Bởi tất cả mọi người đều biết rằng Bastion vốn là tên lửa hành trình chống tàu mặt nước. Nguồn ảnh: Youtube
Trong cuộc họp sáng thứ 3 (15/11), của Tổng thống Nga Vladimir Putin với các lãnh đạo quân sự hàng đầu của Nga, Đại tướng Sergei Shoigu Bộ trưởng Quốc phòng báo cáo rằng các tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion đã phóng tên lửa vào các mục tiêu ở sâu trong đất Syria. Trong ảnh là bệ phóng tên lửa bờ Bastion do các quân nhân Nga điều khiển ở Syria. Nguồn ảnh: Youtube
Trong cuộc họp sáng thứ 3 (15/11), của Tổng thống Nga Vladimir Putin với các lãnh đạo quân sự hàng đầu của Nga, Đại tướng Sergei Shoigu Bộ trưởng Quốc phòng báo cáo rằng các tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion đã phóng tên lửa vào các mục tiêu ở sâu trong đất Syria. Trong ảnh là bệ phóng tên lửa bờ Bastion do các quân nhân Nga điều khiển ở Syria. Nguồn ảnh: Youtube
"Quả thực đây là lần đầu tiên trong lịch sử tổ hợp Bastion có trang bị các tên lửa hành trình P-800 Oniks được dùng để diệt mục tiêu trên mặt đất. Tôi cho rằng những cuộc phóng đã được tiến hành không chỉ để xóa sổ các chủ thể quan trọng của đối phương mà còn để kiểm tra khả năng sử dụng loại vũ khí như vậy trong điều kiện chiến sự trên đất liền", Tiến sĩ Konstantin Sivkov – Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị cho biết. Nguồn ảnh: Youtube
"Quả thực đây là lần đầu tiên trong lịch sử tổ hợp Bastion có trang bị các tên lửa hành trình P-800 Oniks được dùng để diệt mục tiêu trên mặt đất. Tôi cho rằng những cuộc phóng đã được tiến hành không chỉ để xóa sổ các chủ thể quan trọng của đối phương mà còn để kiểm tra khả năng sử dụng loại vũ khí như vậy trong điều kiện chiến sự trên đất liền", Tiến sĩ Konstantin Sivkov – Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị cho biết. Nguồn ảnh: Youtube
Việc sử dụng tên lửa bờ biển để tấn công mục tiêu đất liền khiến các chuyên gia đau đầu không hiểu vì sao Quân đội Nga làm được như vậy. Ảnh: Động cơ phụ được kích hoạt để lái hướng đạn tên lửa. Nguồn ảnh: Youtube
Việc sử dụng tên lửa bờ biển để tấn công mục tiêu đất liền khiến các chuyên gia đau đầu không hiểu vì sao Quân đội Nga làm được như vậy. Ảnh: Động cơ phụ được kích hoạt để lái hướng đạn tên lửa. Nguồn ảnh: Youtube
"Vấn đề là ở chỗ những tên lửa này có đầu đạn tự dẫn đường vốn trước đây được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu trên biển, chưa tính đến phương án bắn từ các hệ thống này vào những mục tiêu trên mặt đất. Bây giờ trong trường hợp cuộc phóng tên lửa tiến hành theo dữ liệu của hệ thống định vị, và lỗi sai nếu có là trong khoảng cách tối đa 150 mét đến mục tiêu", ông Sivkov giải thích. Nguồn ảnh: Youtube
"Vấn đề là ở chỗ những tên lửa này có đầu đạn tự dẫn đường vốn trước đây được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu trên biển, chưa tính đến phương án bắn từ các hệ thống này vào những mục tiêu trên mặt đất. Bây giờ trong trường hợp cuộc phóng tên lửa tiến hành theo dữ liệu của hệ thống định vị, và lỗi sai nếu có là trong khoảng cách tối đa 150 mét đến mục tiêu", ông Sivkov giải thích. Nguồn ảnh: Youtube
Ông Sivkov cho rằng để diệt các chủ thể của quân khủng bố ở Syria bằng tổ hợp Bastion cũng có thể vẫn phóng tên lửa loại "biển" và phối hợp dùng kỹ thuật radar điện tử. Nguồn ảnh: Youtube
Ông Sivkov cho rằng để diệt các chủ thể của quân khủng bố ở Syria bằng tổ hợp Bastion cũng có thể vẫn phóng tên lửa loại "biển" và phối hợp dùng kỹ thuật radar điện tử. Nguồn ảnh: Youtube
"Có thể dựa vào dữ liệu tích tụ các phương tiện thiết giáp, vì đầu đạn tên lửa có thể phân biệt được tia phát ra từ kim loại trên nền sa mạc, hoặc theo tia phản xạ của chủ thể nào đó như kiểu trạm radar, và tên lửa sẽ bay tới đó. Trong trường hợp này, tác dụng hiệu lực của Oniks sẽ giống như khi bắn vào tàu biển với độ chính xác xê dịch khoảng 1 mét", chuyên gia quân sự cho biết. Nguồn ảnh: Youtube
"Có thể dựa vào dữ liệu tích tụ các phương tiện thiết giáp, vì đầu đạn tên lửa có thể phân biệt được tia phát ra từ kim loại trên nền sa mạc, hoặc theo tia phản xạ của chủ thể nào đó như kiểu trạm radar, và tên lửa sẽ bay tới đó. Trong trường hợp này, tác dụng hiệu lực của Oniks sẽ giống như khi bắn vào tàu biển với độ chính xác xê dịch khoảng 1 mét", chuyên gia quân sự cho biết. Nguồn ảnh: Youtube
Tuy nhiên đây mới chỉ là nhận được của giới chuyên gia, còn thực tế Quân đội Nga làm thế nào để sử dụng Bastion không kích mục tiêu mặt đất vẫn là dấu hỏi lớn vô cùng. Nguồn ảnh: Youtube
Tuy nhiên đây mới chỉ là nhận được của giới chuyên gia, còn thực tế Quân đội Nga làm thế nào để sử dụng Bastion không kích mục tiêu mặt đất vẫn là dấu hỏi lớn vô cùng. Nguồn ảnh: Youtube
Trong ảnh, mục tiêu của tên lửa bờ biển Bastion trên đất liền tan hoang sau vụ không kích. Các hình ảnh ghi lại cho thấy, vụ tấn công đạt độ chính xác gần như tuyệt đối. Nguồn ảnh: Youtube
Trong ảnh, mục tiêu của tên lửa bờ biển Bastion trên đất liền tan hoang sau vụ không kích. Các hình ảnh ghi lại cho thấy, vụ tấn công đạt độ chính xác gần như tuyệt đối. Nguồn ảnh: Youtube
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, tổ hợp tên lửa bờ Bastion có thể phá hủy các mục tiêu ở trên mặt biển cách 350km và 450km với mục tiêu đất liền. Nguồn ảnh: Sputnik
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, tổ hợp tên lửa bờ Bastion có thể phá hủy các mục tiêu ở trên mặt biển cách 350km và 450km với mục tiêu đất liền. Nguồn ảnh: Sputnik
Tổ hợp tên lửa bờ Bastion hay gọi đầy đủ là K-300P Bastion-P (NATO định danh là SS-C-5 Stooge) là hệ thống phòng thủ bờ biển cơ động cao được NPO Mashinostroenia phát triển. Nó có thể tấn công tiêu diệt các cụm tàu sân bay, các tàu hộ tống và các tàu đổ bộ bằng đạn tên lửa hành trình siêu thanh P-800 Oniks/Yakhont ở tầm bắn từ 120-300km, tốc độ hành trình Mach 2,5... Nguồn ảnh: Sputnik
Tổ hợp tên lửa bờ Bastion hay gọi đầy đủ là K-300P Bastion-P (NATO định danh là SS-C-5 Stooge) là hệ thống phòng thủ bờ biển cơ động cao được NPO Mashinostroenia phát triển. Nó có thể tấn công tiêu diệt các cụm tàu sân bay, các tàu hộ tống và các tàu đổ bộ bằng đạn tên lửa hành trình siêu thanh P-800 Oniks/Yakhont ở tầm bắn từ 120-300km, tốc độ hành trình Mach 2,5... Nguồn ảnh: Sputnik
Hiện trên thế giới ngoài Nga thì còn có Syria và Việt Nam sở hữu tổ hợp tên lửa bờ biển K-300P Basiton-P. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ
Hiện trên thế giới ngoài Nga thì còn có Syria và Việt Nam sở hữu tổ hợp tên lửa bờ biển K-300P Basiton-P. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ

GALLERY MỚI NHẤT