Giới chuyên gia Diplomat cho rằng, Tokyo có khả năng thực hiện tất cả những dự định như trên của họ ngoại trừ vấn đề đổi tên. Đồng thời, một điều cần lưu ý là bất cứ sửa đổi hiến pháp nào cũng cần được giải thích rõ ràng, dứt khoát và đảm bảo SDF sẽ không bao giờ gây chiến trước.
Thủ tướng Abe cần phải làm sáng tỏ mục đích của họ, ngay cả khi quân sự Nhật Bản chuyển sang lập trường hoạt động và chiến thuậtchủ động hơn, từ đó, ít phụ thuộc hơn vào Mỹ. Dù vậy, quân đội Nhật Bản vẫn nên duy trì trạng thái bất thường của họ cho dù nỗ lực để đưa NDPG sửa đổi trở thành văn kiện có hiệu lực. Trên thực tế, việc sửa đổi NDPG của Nhật sẽ tác động tới khu vực. Do đó, Tokyo nên đặt ra mục tiêu để đạt được khả năng bảo vệ Nhật Bản tốt nhất có thể nhưng phải ít làm “phiền lòng” các nước nước giềng nhất.
Việc sửa đổi NDPG, cho phép cải tổ SDF, còn được cho là có mục đích đối phó với các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hoặc đẩy lùi một cuộc tấn công đổ bộ vào quần đảo Ryukyu.
Tại sao việc đổi tên SDF lại là một vấn đề lớn. Một số nhà phân tích cho rằng, cái tên chỉ là vấn đề nhỏ. Tuy nhiên, những chuyên gia khác lại có quan điểm ngược lại. Theo đó, việc đổi tên SDF có thể không chỉ nâng cao tinh thần, sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nhật Bản. Song nó cũng làm dấy lên quan ngại mạnh mẽ không chỉ ở Bắc Kinh mà còn ở nhiều thủ đô khác.
"Lực lượng Phòng vệ" là một thuật ngữ chung đã trở nên quen thuộc trong suốt thập kỷ qua đối với các nước trong khu vực. Các quốc gia có thể không quá bận tâm về việc Tokyo tăng cường vai trò, sứ mệnh của SDF đồng thời tái cơ cấu lực lượng. Song việc đổi tên đồng thời sẽ gợi lên nhiều bất an về mục đích và sức mạnh của Nhật Bản. Giữ nguyên tên gọi của SDF hiển nhiên sẽ ít gợi lên cảm giác cực đoan hơn. Từ đó, Nhật Bản có thể tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng hiện đang bị giới hạn ở mức 1% GDP mà vẫn đảo bảo duy trì nền tảng thời bình. Điều này tương tự như NATO từng sửa đổi tiêu chuẩn ngân sách quốc phòng đối với các nước thành viên ở mức 2% GDP.
Nhật Bản vẫn ở trong một khu vực với nhiều quốc gia có chi tiêu quốc phòng ít ỏi. Việc chấp nhận Tokyo tái cơ cấu lực lượng phù hợp không dễ dàng và thường dễ gợi lên cảm giác tái vũ trang để xâm lược.