Tại sao Quân đội Mỹ vẫn dùng chiến đấu cơ F-5 “cổ lỗ”?

Tại sao Quân đội Mỹ vẫn dùng chiến đấu cơ F-5 “cổ lỗ”?

Chiến đấu cơ hạng nhẹ F-5 được ra đời từ thập niên 1960, nhưng hiện vẫn được Mỹ sử dụng; tại sao Quân đội Mỹ dư thừa chiến đấu cơ hạng nhẹ thế hệ bốn, nhưng vẫn dùng chiến đấu cơ thế hệ ba?

F-5E Tiger II của Hải quân Mỹ, nguồn Militarywatchmagazine.  Vào ngày 31/5 vừa qua, một  máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ ba F-5E Tiger II của Hải quân Mỹ, đã rơi xuống biển ngoài khơi Key West, bang Florida; phi công đã nhảy dù an toàn và được trực thăng tìm kiếm cứu nạn MH-60S trục vớt ngay sau đó.  Theo tờ Military Watch, chiếc máy bay chiến đấu F-5E trên, thuộc Phi đội máy bay chiến đấu hỗn hợp số 111 của lực lượng hải quân dự bị, có căn cứ tại Key West. Tổn thất này đánh dấu vụ tai nạn thứ hai của Quân đội Mỹ trong vòng chưa đầy một tháng, sau khi một chiếc F-16 bị rơi ở Hàn Quốc vào ngày 6/5.  Cùng với Hải quân, Thủy quân lục chiến Mỹ cũng tiếp tục sử dụng những chiếc F-5 thuộc Phi đội huấn luyện máy bay chiến đấu 401.  Phi đội F-5 của đã được mở rộng vào năm 2019, thông qua việc mua lại số máy bay F-5 cũ, đã bị loại khỏi biên chế của lực lượng Không quân Thụy Sĩ. Những chiếc F-5 này được Thủy quân lục chiến Mỹ dùng để “đóng vai” máy bay chiến đấu của đối phương như chiến đấu cơ MiG-21, trong các trận chiến giả định, để phục vụ các loại máy bay mới như F-35 hoặc F-18E; nhất là trong các tình huống cận chiến. F-5 là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và là tiền thân trực tiếp của F-16 thế hệ thứ tư và F-35 thế hệ thứ năm; với tất cả đều được thiết kế như những đối trọng nhẹ hơn và rẻ hơn so với các đối thủ nặng ký hàng đầu cùng thời với F-4, F-15 và F-22.  Biến thể nâng cao F-5E Tiger II cất cánh lần đầu tiên vào năm 1972, chỉ hai năm trước khi F-16 ra đời và tỏ ra phổ biến trên các thị trường xuất khẩu; trong đó chỉ riêng Đài Loan đã sản xuất gần 300 chiếc theo giấy phép.
F-5E Tiger II của Hải quân Mỹ, nguồn Militarywatchmagazine.

Vào ngày 31/5 vừa qua, một máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ ba F-5E Tiger II của Hải quân Mỹ, đã rơi xuống biển ngoài khơi Key West, bang Florida; phi công đã nhảy dù an toàn và được trực thăng tìm kiếm cứu nạn MH-60S trục vớt ngay sau đó.

Theo tờ Military Watch, chiếc máy bay chiến đấu F-5E trên, thuộc Phi đội máy bay chiến đấu hỗn hợp số 111 của lực lượng hải quân dự bị, có căn cứ tại Key West. Tổn thất này đánh dấu vụ tai nạn thứ hai của Quân đội Mỹ trong vòng chưa đầy một tháng, sau khi một chiếc F-16 bị rơi ở Hàn Quốc vào ngày 6/5.
Cùng với Hải quân, Thủy quân lục chiến Mỹ cũng tiếp tục sử dụng những chiếc F-5 thuộc Phi đội huấn luyện máy bay chiến đấu 401.
Phi đội F-5 của đã được mở rộng vào năm 2019, thông qua việc mua lại số máy bay F-5 cũ, đã bị loại khỏi biên chế của lực lượng Không quân Thụy Sĩ.
Những chiếc F-5 này được Thủy quân lục chiến Mỹ dùng để “đóng vai” máy bay chiến đấu của đối phương như chiến đấu cơ MiG-21, trong các trận chiến giả định, để phục vụ các loại máy bay mới như F-35 hoặc F-18E; nhất là trong các tình huống cận chiến.
F-5 là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và là tiền thân trực tiếp của F-16 thế hệ thứ tư và F-35 thế hệ thứ năm; với tất cả đều được thiết kế như những đối trọng nhẹ hơn và rẻ hơn so với các đối thủ nặng ký hàng đầu cùng thời với F-4, F-15 và F-22.
Biến thể nâng cao F-5E Tiger II cất cánh lần đầu tiên vào năm 1972, chỉ hai năm trước khi F-16 ra đời và tỏ ra phổ biến trên các thị trường xuất khẩu; trong đó chỉ riêng Đài Loan đã sản xuất gần 300 chiếc theo giấy phép.
Phiên bản nâng cấp F-5TH của Không quân Hoàng gia Thái Lan do Israel thực hiện. Nguồn Militarywatchmagazine.   Các lực lượng không quân sử dụng chính còn lại bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Iran, Thái Lan; mặc dù ở Đài Loan và Hàn Quốc, F-5 đã được thay thế bằng F-16 Block 70/72 và FA-50 tương ứng.  Phi đội F-5 của Đài Loan đã được chứng minh là có vấn đề đặc biệt về chất lượng trong những năm gần đây, với ba chiếc bị mất do tai nạn trong vòng chưa đầy sáu tháng kể từ ngày 29/10/2020.  Tuy nhiên, F-5 vẫn được coi là chiến đấu cơ tương đối đáng tin cậy do được trang bị hai động cơ, không giống như F-16 và F-35, chỉ sử dụng thiết kế một động cơ. Với chi phí hoạt động đặc biệt thấp và các yêu cầu bảo trì của F-5, khiến nó được đánh giá cao cho các vai trò như đóng giả máy bay chiến đấu của đối phương và tăng số lượng chiến đấu cơ như của Hàn Quốc hiện nay. F-5E Tiger II đã nhiều lần được đề xuất nâng cấp đầy tham vọng, cũng như một phiên bản kế nhiệm với tính năng nổi trội với tên gọi chương trình F-20, mặc dù chương trình này không thu hút được khách hàng và chưa bao giờ được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Phiên bản nâng cấp F-5TH của Không quân Hoàng gia Thái Lan do Israel thực hiện. Nguồn Militarywatchmagazine.


Các lực lượng không quân sử dụng chính còn lại bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Iran, Thái Lan; mặc dù ở Đài Loan và Hàn Quốc, F-5 đã được thay thế bằng F-16 Block 70/72 và FA-50 tương ứng.
Phi đội F-5 của Đài Loan đã được chứng minh là có vấn đề đặc biệt về chất lượng trong những năm gần đây, với ba chiếc bị mất do tai nạn trong vòng chưa đầy sáu tháng kể từ ngày 29/10/2020.
Tuy nhiên, F-5 vẫn được coi là chiến đấu cơ tương đối đáng tin cậy do được trang bị hai động cơ, không giống như F-16 và F-35, chỉ sử dụng thiết kế một động cơ.
Với chi phí hoạt động đặc biệt thấp và các yêu cầu bảo trì của F-5, khiến nó được đánh giá cao cho các vai trò như đóng giả máy bay chiến đấu của đối phương và tăng số lượng chiến đấu cơ như của Hàn Quốc hiện nay.
F-5E Tiger II đã nhiều lần được đề xuất nâng cấp đầy tham vọng, cũng như một phiên bản kế nhiệm với tính năng nổi trội với tên gọi chương trình F-20, mặc dù chương trình này không thu hút được khách hàng và chưa bao giờ được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Chiếc F-5E Tiger II của Không quân Thụy Sĩ đã bị rơi vào ngày 26/5/2021 gần Melchsee-Frutt, tỉnh Obwalden. Nguồn Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ.    Gói nâng cấp tham vọng nhất đã được triển khai rộng rãi là chương trình F-5TH của Thái Lan, do Israel tiến hành, đã đưa vào hoạt động từ cuối năm 2019. Với những nâng cấp như tích hợp radar AESA, liên kết dữ liệu Link-T và tên lửa ngoài tầm nhìn hiện đại; trong khi đó, pháo hàng không được loại bỏ để bù cho trọng lượng tăng thêm.  Một gói nâng cấp đầy tham vọng khác đã được Đài Loan phát triển, đó là phiên bản F-5E Tiger 2000, bao gồm tích hợp tên lửa không đối không với radar chủ động do Đài Loan phát triển cùng các khí tài khác; mặc dù những đơn đặt hàng đầu tiên dành cho F-16 vào năm 1992 dẫn đến việc Đài Loan hủy bỏ chương trình.
Chiếc F-5E Tiger II của Không quân Thụy Sĩ đã bị rơi vào ngày 26/5/2021 gần Melchsee-Frutt, tỉnh Obwalden. Nguồn Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ.


Gói nâng cấp tham vọng nhất đã được triển khai rộng rãi là chương trình F-5TH của Thái Lan, do Israel tiến hành, đã đưa vào hoạt động từ cuối năm 2019. Với những nâng cấp như tích hợp radar AESA, liên kết dữ liệu Link-T và tên lửa ngoài tầm nhìn hiện đại; trong khi đó, pháo hàng không được loại bỏ để bù cho trọng lượng tăng thêm.
Một gói nâng cấp đầy tham vọng khác đã được Đài Loan phát triển, đó là phiên bản F-5E Tiger 2000, bao gồm tích hợp tên lửa không đối không với radar chủ động do Đài Loan phát triển cùng các khí tài khác; mặc dù những đơn đặt hàng đầu tiên dành cho F-16 vào năm 1992 dẫn đến việc Đài Loan hủy bỏ chương trình.
F-5E Tiger II của Không quân Iran. Nguồn IRNA    Chi phí hoạt động thấp của F-5 so với các lớp máy bay chiến đấu hiện đại như F-16, là lý do chính để Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ tiếp tục nâng cấp dòng máy bay này, bao gồm cả việc tích hợp ghế phóng hiện đại của hãng Martin Baker và tiếp tục sử dụng trong một thời gian dài nữa.
F-5E Tiger II của Không quân Iran. Nguồn IRNA


Chi phí hoạt động thấp của F-5 so với các lớp máy bay chiến đấu hiện đại như F-16, là lý do chính để Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ tiếp tục nâng cấp dòng máy bay này, bao gồm cả việc tích hợp ghế phóng hiện đại của hãng Martin Baker và tiếp tục sử dụng trong một thời gian dài nữa.

GALLERY MỚI NHẤT