Tại sao nói Tưởng Giới Thạch là tay chơi đồ cổ khét tiếng?

Tưởng Giới Thạch là người nắm giữ hàng loạt bảo vật của triều đình nhà Thanh, nhà Đường và cả Từ Hi Thái hậu.

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là một chính khách nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, ông từng là tổng thống của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại đại lục và sau này là người đứng đầu chính quyền tại Đài Loan từ sau năm 1949.

Giữ mối quan hệ chặt chẽ với những người giàu có nhất Trung Quốc (như gia tộc họ Khổng, họ Tống), Tưởng Giới Thạch cũng có sở thích thượng lưu - sưu tầm đồ cổ và được mệnh danh là một tay chơi khét tiếng trong lĩnh vực này.

Bây giờ, hãy cùng ngắm nhìn 10 món đồ cổ được cho là đẹp và giá trị nhất từng được Tưởng Giới Thạch nắm giữ lúc sinh thời.

1. Chén ngọc thời Hán

Tai sao noi Tuong Gioi Thach la tay choi do co khet tieng?
Chén ngọc thời Hán. Ảnh: QQ

Ngoài phần thân được chế tác tinh xảo từ ngọc, đế của chiếc chén ngọc còn được làm từ gỗ giáng hương (gỗ tử đàn) vô cùng quý hiếm.

2. Hộp đựng ngọc

Tai sao noi Tuong Gioi Thach la tay choi do co khet tieng?-Hinh-2
Hộp đựng ngọc. Ảnh: QQ

Đây không chỉ là một chiếc hộp đựng ngọc bình thường, nó được thiết kế để có thể xoay và khi gộp lại tạo thành một chiếc hộp hình vuông.

3. Hương Sơn Cửu Lão thời Càn Long

Tai sao noi Tuong Gioi Thach la tay choi do co khet tieng?-Hinh-3
Hương Sơn Cửu Lão. Ảnh: QQ

Đây là bức khắc gỗ từ thời Càn Long, bên trên còn có thơ và ấn của vị vua nhà Thanh.

4. Mũ của Càn Long

Tai sao noi Tuong Gioi Thach la tay choi do co khet tieng?-Hinh-4
Mũ của Càn Long. Ảnh: QQ

Chiếc mũ này quả thực là độc nhất vô nhị bởi nó là chiếc mũ mà hoàng đế Càn Long từng đội khi thiết triều. Trên đỉnh mũ có trang trí 15 viên trân châu màu hồng.

5. Bức thư pháp "Khoái Tuyết Thời Tình Thiếp" của nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn Vương Hy Chi

Tai sao noi Tuong Gioi Thach la tay choi do co khet tieng?-Hinh-5
Bức thư pháp "Khoái Tuyết Thời Tình Thiếp". Ảnh: QQ

Bức thư pháp này không phải là bản gốc của Vương Hy Chi, mà là một bản sao thời Đường. Tuy nhiên, đây cũng được coi là một món đồ cổ vô cùng giá trị.

6. Bình đồng Thiên Kê Tôn

Tai sao noi Tuong Gioi Thach la tay choi do co khet tieng?-Hinh-6
Bình đồng Thiên Kê Tôn. Ảnh: QQ

Chiếc bình này có hình dáng vô cùng đặc biệt và bắt mắt, là kiểu đồ kim loại được tráng men và tô màu nổi tiếng của Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng nó có từ thời nhà Thanh.

7. Thanh minh thượng hà đồ - Thanh Nguyên Bản

Tai sao noi Tuong Gioi Thach la tay choi do co khet tieng?-Hinh-7
Thanh minh thượng hà đồ. Ảnh: QQ

Đây không phải bản gốc do Trương Trạch Đoan vẽ thời Tống, mà là một bản sao chép. Bản gốc của nó nằm ở Bảo tàng Cố Cung tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, nó lại là bản sao chép vô giá. Vua Ung Chính đã ra lệnh vẽ lại từ bản gốc và phải đến thời Càn Long mới được hoàn thành.

8. Đại Nhạn Ngọc

Tai sao noi Tuong Gioi Thach la tay choi do co khet tieng?-Hinh-8
Đại Nhạn Ngọc. Ảnh: QQ

Miếng ngọc bích được chạm hình chim nhạn đang vươn sải cánh bay xa. Đường nét chế tác của cổ vật này là vô cùng tinh xảo.

9. Long hình bội

Tai sao noi Tuong Gioi Thach la tay choi do co khet tieng?-Hinh-9
Long hình bội. Ảnh: QQ

Cặp rồng bằng ngọc này được chế tác từ thời Chiến quốc.

10. Ngọc cải thảo

Tai sao noi Tuong Gioi Thach la tay choi do co khet tieng?-Hinh-10
Ngọc cải thảo. Ảnh: QQ

Tương truyền miếng ngọc này là của hồi môn của Cẩn Phi – một vị phi tần của hoàng đế Quang Tự. Sau này nó được một vị đại thần tặng cho Từ Hi Thái hậu.

Nhiều trong số những món đồ trên hiện đang được trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng Cung điện Đài Bắc. Chỉ lướt qua thôi công chúng cũng phải xuýt xoa vì vẻ đẹp và độ quý giá của chúng, cũng cho thấy trình độ sưu tầm đồ cổ thuộc tầm cỡ khét tiếng của Tưởng Giới Thạch.

Góc khuất ít ai biết của hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh

Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc,bà "nghiện" khỏa thân để che lấp thiếu thốn trong đời sống chăn gối 

Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc. Kể từ tháng 12/1922 vào cung đến khi bà cùng Hoàng đế Phổ Nghi bị Phùng Ngọc Tường tống ra khỏi cung vào tháng 11/1924, chỉ sống ở Tử Cấm Thành vẻn vẹn có hai năm.

Quách Bố La Uyển Dung sinh năm 1906, bà là người tộc Đạt Oát Nhĩ. Bà được biết đến với vẻ đẹp đoan trang, thanh tú cùng tài cầm kỳ thi họa. Bản thân bà tiếp thu nền giáo dục, văn hóa phương Tây khi theo học trường giáo hội Mỹ. Ngoài ra, Uyển Dung rất am hiểu tiếng Anh và văn hóa nhạc Jazz đang rất được ưa chuộng thời bấy giờ.

Tuy lên ngôi hoàng hậu từ khi 17 tuổi lại sở hữu nhan sắc và tài năng nhưng cuộc đời Uyển Dung lại là một câu chuyện buồn.

Trong lan truyền tin đồn rằng bố của Uyển Dung đã bỏ ra 20 vạn lạng vàng để mua chức hoàng hậu cho con gái.

Kiếp "hồng nhan bạc phận" của hoàng hậu cuối cùng triều Thanh

  Goc khuat it ai biet cua hoang hau cuoi cung nha Thanh
Hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh "nghiện" khỏa thân để che lấp thiếu thốn trong đời sống chăn gối. Ảnh nguồn: Internet.

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa là một người yếu đuối trong đời sống tình dục. Trong cuốn hồi ký của mình, Phổ Nghi có viết: “Lúc Hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông, có đến ba cô một tối. Họ ‘quần’ ông đến mệt lử mới để cho ông ngủ. ‘Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”.

Cũng từ những dòng hồi ký này, mà chúng ta có thể suy đoán rằng, ngay từ năm 10 tuổi, do quá mệt mỏi vì phải “phục vụ” các cung nữ nên Phổ Nghi sinh ra chứng… bất lực.

Đó là lý do khiến cuộc đời của hoàng hậuThanh Uyển Dung sa vào những bi kịch đáng tiếc xuất phát từ đời sống chăn gối lạnh nhạt với chồng mình.

Uyển Dung sa đà vào nghiện thuốc phiện rồi qua lại với người đàn ông khác đến mức mang bầu rồi sinh con. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, đứa con này đã bị chính Phổ Nghi vứt vào lò lửa thiêu chết.

Trong tài liệu được Tôn Diệu Đình, vị thái giám cuối cùng của triều đại phong kiến ghi chép lại thì hoàng hậu trẻ tuổi sa đà vào sở thích khỏa thân.Uyển Dung thích được hầu hạ khi tắm, bà thường để cho tất cả thị nữ thay nhau tắm rửa cho mình như 1 đứa trẻ. Uyển Dung thường tắm rất lâu và không bao giờ mặc quần áo ngay sau khi tắm xong. Bà để mình khỏa thân hồi lâu rồi tự vuốt ve thân thể để khỏa lấp cô đơn.

Không những thế, Uyển Dung còn duy trì thói quen này trong cuộc sống hằng ngày như khi đi ngủ, khi trong cung vắng người và chỉ để lại những thị nữ quen thuộc. Theo tiết lộ của Tôn Diệu Đình, Uyển Dung thường có khá nhiều đòi hỏi trong chăm sóc đời sống cá nhân, hoàng hậu này thường có những sở thích quái đản và kỳ lạ.

Thế nhưng cả cuộc đời bà luôn chìm trong thuốc phiện và sự ghẻ lạnh của chồng, Uyển Dung kết thúc cuộc sống vào năm 1946 khi bà vừa tròn 40 tuổi. Được biết, người ta tìm thấy thi thể bà bên một con mương lạnh lẽo. 

Chuyện khó tin về nhà Đường nổi tiếng lịch sử Trung Quốc

Một số bí mật về nhà Đường nổi tiếng lịch sử Trung Quốc thời phong kiến được giới chuyên gia giải mã. Trong số này có việc triều đình ủng hộ đa dạng văn hóa, có nhiều quý tộc là người nước ngoài...

Chuyen kho tin ve nha Duong noi tieng lich su Trung Quoc
 Ở Trung Quốc thời phong kiến, nhà Đường nổi tiếng lịch sử với nhiều điều độc đáo, mới lạ. Trong số này, có việc triều đình nhà Đường (tồn tại từ năm 618 - 906) có những chính sách cởi mở đối với các tôn giáo trong và ngoài nước.
Chuyen kho tin ve nha Duong noi tieng lich su Trung Quoc-Hinh-2
 Theo đó, thành Trường An dưới thời nhà Đường trở thành một trong những nơi phồn vinh nhất thế giới thời xưa. Nơi đây trở thành trung tâm giao lưu văn hóa giữa nhiều nước.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới