Tại sao Như Lai không phải là người đứng đầu ở Tây Thiên?

"Tây Du Ký" là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa. Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim và gắn với tuổi thơ nhiều thế hệ khán giả.

Tại sao Như Lai không phải là người đứng đầu ở Tây Thiên?

Ai từng đọc "Tây Du Ký" hẳn cũng biết đến trận đại náo thiên đình của Tề Thiên Đại Thánh khiến cho các tiên thần một phen náo loạn. Khi đó, dù đã cử vô số những thiên binh thiên tướng mạnh nhất của mình, thiên đình cũng không thể hàng phục được "khỉ đá" ngàn năm này. Mãi đến khi Phật Tổ Như Lai xuất hiện, yêu hầu mới bị hàn phục và bị trấn giữ tại Hoa Quả Sơn trong hơn 500 năm.

Tai sao Nhu Lai khong phai la nguoi dung dau o Tay Thien?

Hình ảnh Phật Như Lai trong phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986.

Từ đó về sau, trong hành trình đi thỉnh kinh, mỗi khi gặp phải yêu quái có phép thuật cao "quá tầm" mà các thần tiên khác cũng không thể xử lý, Tôn Ngộ Không thường tìm đến Núi Linh Sơn ở Tây Trúc - nơi Phật Tổ Như Lai ngự để thỉnh cầu người đứng ra giúp sức. Vậy nên nhiều người xem "Tây Du Ký" nghĩ rằng Như Lai chính là nhân vật có pháp lực đứng đầu trong các vị Phật ở Tây Thiên.

Thế nhưng, thực tế Như Lai dù là người cai quản thánh địa Tây Thiên nhưng vị trí của ngài trong giới Phật vẫn chưa phải là cao nhất.

Tai sao Nhu Lai khong phai la nguoi dung dau o Tay Thien?-Hinh-2

Cụ thể, khi Tề Thiên đại náo thiên cung, Ngọc Hoàng bèn sai ngay Du Dịch Linh Quang và Dực Thánh Chân Quân sang Tây Phương mời Phật Tổ tới bắt yêu quái. Gặp Phật Tổ, Tề Thiên hỏi, thì “Như Lai cười, nói: Ta ở Cực lạc hiệu Thích Ca Mâu Ni...”. Không những vậy, trong "Tây Du Ký", có thể để ý cách xưng hô và tên gọi của Phật Như Lai cũng xuất hiện các danh xưng: Phật Tổ, Như Lai, Thích Ca? Như vậy, có thể hiểu Như Lai chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong Phật giáo.

Tai sao Nhu Lai khong phai la nguoi dung dau o Tay Thien?-Hinh-3

Ở cõi Phật, ngoài Phật Như Lai còn có Nhiên Đăng Cổ Phật (Phật A Di Đà) và Phật Di Lặc. Tại các chùa Việt Nam và Trung Quốc, Nhiên Đăng Cổ Phật thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc trong bộ tượng Tam thế Phật. Tượng Tam thế Phật thường đặt ở vị trí cao nhất trong tam bảo. Tam thế Phật nghĩa là các vị Phật thời quá khứ, hiện tại và vị lai (trong đó Phật Nhiên Đăng hay còn gọi là Phật A Di Đà đại diện cho chư Phật trong quá khứ, Phật Thích Ca là vị Phật thời hiện tại và Phật Di Lặc tượng trưng cho chư Phật thời vị lai).

Trên thực tế, không có vị phật nào lớn nhất, mỗi vị Phật đều cơ duyên hội ngộ với chúng sinh.

Tai sao Nhu Lai khong phai la nguoi dung dau o Tay Thien?-Hinh-4

Trong "Tây Du Ký", ta chưa hề thấy sự xuất hiện của Phật A Di Đà, và vẫn còn vô số các tiên thần, Phật có pháp lực cao cường khác vẫn chưa hề được nhắc đến trong bộ truyện. Từ đó tạo ra một thế giới vô cùng rộng lớn và bí ẩn theo cách nhìn của Đạo Giáo và Phật giáo Trung Hoa.

Vì sao nam nhân bên ngoài không thể đến được Nữ Nhi Quốc?

Nếu Nữ Nhi Quốc trong Tây Du Ký mà có thực ngoài đời, chắc hẳn sẽ rất thu hút nhiều người khắp nơi tìm đến.

Vì sao nam nhân bên ngoài không thể đến được Nữ Nhi Quốc?

Tây Du Ký xoay quanh câu chuyện Tôn Ngộ Không bảo vệ Đường Tăng đến Tây Thiên bái Phật cầu kinh, trên đường trừ yêu diệt quái, cuối cùng tu thành chính quả. Tuy nhiên thành công của Tây Du Ký không nằm ở kết quả cuối cùng, mà chính những yêu quái biến hóa khôn lường hay đủ loại kiếp nạn mà đoàn đi lấy kinh phải trải qua mới là lý do tạo nên sức hút của tác phẩm.

Một trong những kiếp nạn khó khăn nhất đối với thầy trò Đường Tăng lại không đến từ những tên yêu quái, mà lại xuất phát từ tâm niệm hồng trần của một con người bình thường. Đó chính lúc đoàn thỉnh kinh đặt chân đến Nữ Nhi Quốc.

Vi sao nam nhan ben ngoai khong the den duoc Nu Nhi Quoc?

Với khán giả hâm mộ Tây Du Ký có lẽ đã quá quen thuộc với kiếp nạn này. Nữ Nhi Quốc là một quốc gia chỉ có phụ nữ, nếu muốn sinh con họ phải uống nước sông Mẫu Hà để mang thai.

Điều kỳ lạ là trước thầy trò Đường Tăng, không có bất kỳ một nam nhân nào đặt chân đến đất nước này. Không phải một quốc gia như vậy là một niềm mơ ước của nhiều người đàn ông sao?

Vi sao nam nhan ben ngoai khong the den duoc Nu Nhi Quoc?-Hinh-2

Sự thực là Nữ Nhi Quốc không chỉ không có nam nhân tìm đến, mà thậm chí những người phụ nữ bên ngoài cũng chẳng thể vào được. Vì sao lại như vậy?

Hãy cùng hình dung lại một chút về quá trình thỉnh kinh trong Tây Du Ký, phía đông của Nữ Nhi Quốc là Hỏa Diệm Sơn.

Năm xưa Tôn Ngộ Không đại náo Thiên Cung đã đạp đổ lò Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân rơi xuống nơi đây, tạo nên biển lửa dữ dội, cỏ cây không thể sinh tồn. Tôn Ngộ Không phải cực kỳ gian khổ mới mượn được quạt Ba Tiêu từ Thiết Phiến công chúa để mở đường cho đoàn thỉnh kinh đi qua. Thử hỏi người bình thường làm sao mà vượt qua được dãy núi này.

Vi sao nam nhan ben ngoai khong the den duoc Nu Nhi Quoc?-Hinh-3

Quay sang hướng Tây của Nữ Nhi Quốc, nơi đây chính là Thông Thiên Hà - con sông lớn nối 2 hướng nam bắc với dòng chảy cực siết, và là địa bàn của Lý Ngư Tinh.

Lý Ngư Tinh vốn là con chép vàng ở Liên Hoa Trì của Quan Thế Âm Bồ Tát, do trải qua một thời gian dài nghe Quan Âm Bồ Tát giảng đạo mà tu luyện thành tinh. Thừa lúc Bồ Tát không cảnh giác đã trốn xuống hạ giới, chiếm lấy Thông Thiên Hà, tự xưng là Linh Cảm Đại Vương.

Vi sao nam nhan ben ngoai khong the den duoc Nu Nhi Quoc?-Hinh-4

Để có thể gia tăng tốc độ tu luyện, Linh Cảm tìm bắt các "đồng niên đồng nữ", reo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân xung quanh. Ngay đến Tôn Ngộ Không khi đến đây cũng phải mời Quan Âm Bồ Tát đến hàng yêu thì mới có thể đi qua Thông Thiên Hà. Vì thế cho dù hay tin Nữ Nhi Quốc hấp dẫn muôn phần thì cũng chẳng có người nào có thế qua sông để tìm đến nơi được.

Như vậy có lẽ đã đủ trả lời cho câu hỏi "vì sao Nữ Nhi Quốc không có người ngoài tìm đến?", không phải vì họ không muốn mà căn bản không có cách nào để đến được. Những con đường dẫn đến Nữ Nhi Quốc đều đã bị Hỏa Diệm Sơn và Thông Thiên Hà phong tỏa, mà gián tiếp tạo ra vấn đề này chính là do Thái Thượng Lão Quân và Quan Âm Bồ Tát quản lý "việc nhà" không tốt.

Nơi đặc biệt trong Tây Du Ký không có bóng yêu quái?

Trong Tây Du Ký, yêu quái luôn ẩn mình và rình rập khắp nơi trên chặng đường thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng. Tuy nhiên, có một địa điểm vô cùng đặc biệt, không hề có yêu quái xuất hiện.

Nơi đặc biệt trong Tây Du Ký không có bóng yêu quái?

Tây Du Ký là tác phẩm về kể hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng. Trong đó, các yêu quái luôn rình rập ở khắp nơi, chờ cơ hội tấn công và bắt cóc Đường Tăng khiến cả 4 thầy trò không ít lần lâm vào cảnh khốn đốn.

Thế nhưng, giữa một thế giới đầy rẫy nguy hiểm như vậy, Tây Du Ký vẫn tồn tại một nơi yên bình, không có yêu quái xuất hiện chính là đông thổ đại Đường của hoàng đế Lý Thế Dân.

Năm xưa, Đường Tăng từng nhận thánh chỉ của Đường Thái Tông, lên đường đi Tây Trúc lấy kinh. Đường Tăng khi ấy chỉ mang theo 1 con bạch mã cùng 2 tuy tùng nhưng lại có thể an toàn tới được Ngũ Hành Sơn và gặp được Tôn Ngộ Không.

Noi dac biet trong Tay Du Ky khong co bong yeu quai?

Thầy trò Đường Tăng thường xuyên rơi vào cảnh khốn đốn, nguy hiểm do bị yêu quái rình rập.

Nguyên nhân là bởi suốt chặng đường đầu tiên này, Đường Tăng gần như không hề gặp yêu quái. Thực tế, trước khi đến được Ngũ Hành Sơn, Đường Tăng từng gặp 3 tên yêu quái là Dần Tướng Quân, Hùng Sơn Quân và Đặc Xử Sĩ nhưng cả 3 kẻ này đều hèn nhát, không có bản lĩnh, không dám tấn công vì thấy dương khí trên người Đường Tăng quá lớn.

Ba tên yêu quái này không chỉ yêu đuối, hèn nhát mà bọn chúng chỉ dám hành động khi Đường Tăng đi tới biên giới đại Đường, đề phòng trong lúc hành động mà xảy ra chuyện còn có đường tháo chạy.

Điều này cho thấy lãnh thổ đại Đường quả thực là nơi không yêu quái nào dám lộng hành, làm loạn.

Được biết, đại Đường yên bình như vậy là nhờ được bảo hộ bởi chính Ngọc Đế, người đứng đầu tam giới và tiếp quản Nam Thiên Môn. Trong Tây Du Ký, Tam Giới được phân thành bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Và mỗi hướng đều có một vị thần cai quản bảo hộ. Đại Đường thuộc Nam Thiệm Bộ Châu nằm ở khu vực hướng Nam do Ngọc Đế tiếp quản.

Ngọc Đế là người Đạo giáo, lại là người đứng đầu Thiên cung nên quyền lực vô cùng lớn. Ngoài ra, đại Đường đông thổ còn là cái nôi của đạo giáo. Thế nên bất kỳ tên yêu quái nào gây chuyện ở nơi đây, cũng giống như xem thường người đứng đầu Tam Giới, khác nào tự dấn thân vào cửa tử.

Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung là “màn kịch” được sắp đặt trước?

Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không được biết đến là một nhân vật ngông nghênh, cao ngạo, chuyện gì cũng dám làm kể cả đại náo Thiên cung.

Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung là “màn kịch” được sắp đặt trước?

Ngộ Không thậm chí còn khiến Tam giới chấn động khi cả gan đại náo Thiên cung, quậy phá các vị thần tiên. Đến cả Ngọc Hoàng sau đó cũng không chịu nổi, phải gọi người tới Linh Sơn cứu giá.

Được biết, dù thông thạo 72 phép biến hoá thần thông quảng đại, nhưng thực lực của Tôn Ngộ Không khi ấy vẫn còn thua xa 3 vị Tam Thánh trên Thiên đình và càng yếu thế hơn khi so với Phật Tổ Như Lai. Kết quả, sau khi cá cược với Như Lai, dù bay nhảy hay làm mọi cách, Tôn Ngộ Không cũng không thể thoát khỏi lòng bàn tay người và chấp nhận số phận bị giam giữ hơn 500 năm.

Ton Ngo Khong dai nao Thien cung la “man kich” duoc sap dat truoc?

Tôn Ngộ Không từng là kẻ ngông nghênh, cao ngạo, chuyện gì cũng dám làm.

Có thể thấy, Thiên cung có rất nhiều cao thủ tài giỏi có khả năng thu phục, bắt giữ Ngộ Không nhưng vì sao các vị thần tiên lại để yên cho Đại Thánh lộng hành như vậy?

Nhiều người cho rằng thực tế, việc Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung có lẽ đã được sắp đặt từ trước. Bởi vậy, các vị thần tiên có lẽ chỉ tuân theo lệnh mà giả vờ "làm ngơ" Ngộ Không. Bên cạnh đó, Tôn Ngộ Không vốn có xuất thân đặc biệt, sinh ra từ mảnh đá Ngũ Sắc được Nữ Oa Nương Nương sử dụng để vá trời. Bởi vậy, các vị thượng tiên vốn đã nhìn ra được năng lực của nhân vật này.

Ngoài ra, Thiên đình làm như vậy còn vì Phật giáo đang ở thời điểm lớn mạnh, không ai ngăn cản được. Do đó, Thiên giới cho rằng họ bỏ ra một chút công sức, thuận theo tình thế thì có thể đạt được lợi ích.

Quả thật sau này, Tôn Ngộ Không đã đi theo Đường Tăng lên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh, vượt qua hàng nghìn kiếp nạn và được sắc phong thành Đấu Chiến Thắng Phật.

Đọc nhiều nhất

Tin mới