Tại sao Nga rút tên lửa S-300 từ Syria về nước?

Tại sao Nga rút tên lửa S-300 từ Syria về nước?

Việc Nga phải rút những hệ thống tên lửa phòng không S-300 từ chiến trường Syria về nước cho thấy, có thể lực lượng phòng không Nga đang phải dàn mỏng lực lượng trên chiến trường Ukraine.

Ukraine hiện đang phải đối mặt với rất nhiều thiếu thốn, nhưng những người Nga ở phía đối diện cũng có những khó khăn của riêng mình. Theo giới phân tích độc lập quốc tế, thực trạng giữa Nga và Ukraine hiện nay, là đang rơi vào thế giằng co trên chiến trường.
Ukraine hiện đang phải đối mặt với rất nhiều thiếu thốn, nhưng những người Nga ở phía đối diện cũng có những khó khăn của riêng mình. Theo giới phân tích độc lập quốc tế, thực trạng giữa Nga và Ukraine hiện nay, là đang rơi vào thế giằng co trên chiến trường.
Thực tế chiến trường 7 tháng qua đã chứng minh rằng,  Quân đội Nga đã rơi vào thế giằng co với Quân đội Ukraine. Bên cạnh đó là phương Tây, đứng đầu là Mỹ liên tiếp tăng viện trợ quân sự cho Ukraine, khiến Nga phải đau đầu đối phó.
Thực tế chiến trường 7 tháng qua đã chứng minh rằng, Quân đội Nga đã rơi vào thế giằng co với Quân đội Ukraine. Bên cạnh đó là phương Tây, đứng đầu là Mỹ liên tiếp tăng viện trợ quân sự cho Ukraine, khiến Nga phải đau đầu đối phó.
Theo một thông tin trên trang web "War Zone" vào ngày 29/8 cho biết, một điều hết sức bất ngờ đã xảy ra chỉ vài ngày trước, Quân đội Nga đã rút những hệ thống tên lửa phòng không S-300, đang làm nhiệm vụ trực chiến tại chiến trường Syria về nước.
Theo một thông tin trên trang web "War Zone" vào ngày 29/8 cho biết, một điều hết sức bất ngờ đã xảy ra chỉ vài ngày trước, Quân đội Nga đã rút những hệ thống tên lửa phòng không S-300, đang làm nhiệm vụ trực chiến tại chiến trường Syria về nước.
Những hình ảnh từ vệ tinh mới nhất cho thấy, những hệ thống phòng không S-300 mà Nga đưa sang chiến trường Syria vào năm 2018, gần đây đã được phát hiện rời khỏi các trận địa phòng không của lực lượng viễn chinh, trong nội địa Syria.
Những hình ảnh từ vệ tinh mới nhất cho thấy, những hệ thống phòng không S-300 mà Nga đưa sang chiến trường Syria vào năm 2018, gần đây đã được phát hiện rời khỏi các trận địa phòng không của lực lượng viễn chinh, trong nội địa Syria.
Bức ảnh tiếp vệ tinh theo xác nhận rằng, các hệ thống phòng không đang được tập kết tại cảng Tartus; dường như Điện Kremlin đã quyết định rút các hệ thống phòng không S-300 này về Nga.
Bức ảnh tiếp vệ tinh theo xác nhận rằng, các hệ thống phòng không đang được tập kết tại cảng Tartus; dường như Điện Kremlin đã quyết định rút các hệ thống phòng không S-300 này về Nga.
Nhiều nguồn tin chưa kiểm chứng cho biết, các hệ thống phòng không S-300 từ Syria, hiện đang được vận chuyển tới cảng Novorossiysk bằng tàu ro-ro "Spartan 2" của Nga, căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen Nga.
Nhiều nguồn tin chưa kiểm chứng cho biết, các hệ thống phòng không S-300 từ Syria, hiện đang được vận chuyển tới cảng Novorossiysk bằng tàu ro-ro "Spartan 2" của Nga, căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen Nga.
Có thông tin cho rằng, những hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà Nga đưa sang chiến trường Syria, là loại S-300PMU-2. Rất có thể, việc Quân đội Nga thu hồi những hệ thống phòng không S-300 vào thời điểm này, có thể là do Nga thiếu hụt các hệ thống phòng không khu vực.
Có thông tin cho rằng, những hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà Nga đưa sang chiến trường Syria, là loại S-300PMU-2. Rất có thể, việc Quân đội Nga thu hồi những hệ thống phòng không S-300 vào thời điểm này, có thể là do Nga thiếu hụt các hệ thống phòng không khu vực.
Trong những ngày gần đây, quân đội Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tập kích bằng hỏa lực vào hậu phương của Nga, gây ra một số lượng lớn thương vong, đồng thời cũng gián tiếp làm giảm tinh thần tiếp tục tấn công của quân đội Nga.
Trong những ngày gần đây, quân đội Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tập kích bằng hỏa lực vào hậu phương của Nga, gây ra một số lượng lớn thương vong, đồng thời cũng gián tiếp làm giảm tinh thần tiếp tục tấn công của quân đội Nga.
Bên cạnh đó là phản ứng yếu ớt của lực lượng phòng không Nga, dường như cũng chứng tỏ rằng, lực lượng phòng không tuyến sau của quân đội Nga, là chưa đủ mạnh.
Bên cạnh đó là phản ứng yếu ớt của lực lượng phòng không Nga, dường như cũng chứng tỏ rằng, lực lượng phòng không tuyến sau của quân đội Nga, là chưa đủ mạnh.
Ngoài ra, tổn thất của lực lượng phòng không Nga trong chiến đấu cũng gây chú ý; hiện có thông tin cho rằng, do Mỹ "đổ dầu vào lửa", khi cung cấp tên lửa chống bức xạ AGM-88 cho quân đội Ukraine, nên hệ thống phòng không Nga bây giờ càng phải đối mặt với áp lực lớn hơn từ Ukraine.
Ngoài ra, tổn thất của lực lượng phòng không Nga trong chiến đấu cũng gây chú ý; hiện có thông tin cho rằng, do Mỹ "đổ dầu vào lửa", khi cung cấp tên lửa chống bức xạ AGM-88 cho quân đội Ukraine, nên hệ thống phòng không Nga bây giờ càng phải đối mặt với áp lực lớn hơn từ Ukraine.
Trước đó có hình ảnh cho thấy, quân đội Ukraine đã phá hủy một radar phòng không tiên tiến bậc nhất của Quân đội Nga trên mặt trận Kherson, đây có thể là "tuyệt phẩm" của loại tên lửa chống bức xạ AGM-88 mà Ukraine mới đưa vào trang bị.
Trước đó có hình ảnh cho thấy, quân đội Ukraine đã phá hủy một radar phòng không tiên tiến bậc nhất của Quân đội Nga trên mặt trận Kherson, đây có thể là "tuyệt phẩm" của loại tên lửa chống bức xạ AGM-88 mà Ukraine mới đưa vào trang bị.
Do lãnh thổ rộng lớn của Nga, nên yêu cầu của quân đội Nga đối với các hệ thống phòng không khu vực, cao hơn nhiều so với các nước khác, dẫn đến mật độ các hệ thống phòng không tiên tiến của quân đội Nga hiện có là không đủ. Việc Nga buộc phải rút về nước số tên lửa S-300 đã đưa tới Syria, đó như một giải pháp “chữa cháy”.
Do lãnh thổ rộng lớn của Nga, nên yêu cầu của quân đội Nga đối với các hệ thống phòng không khu vực, cao hơn nhiều so với các nước khác, dẫn đến mật độ các hệ thống phòng không tiên tiến của quân đội Nga hiện có là không đủ. Việc Nga buộc phải rút về nước số tên lửa S-300 đã đưa tới Syria, đó như một giải pháp “chữa cháy”.
Mặc dù nhiều hệ thống phòng không tiên tiến S-400, đã được biên chế trong quân đội Nga nhiều năm, nhưng lực lượng phòng không của Nga xung quanh thủ đô Moscow vẫn đang trong quá trình thay thế vũ khí; điều này cho thấy, tốc độ sản xuất các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga là tương đối thấp.
Mặc dù nhiều hệ thống phòng không tiên tiến S-400, đã được biên chế trong quân đội Nga nhiều năm, nhưng lực lượng phòng không của Nga xung quanh thủ đô Moscow vẫn đang trong quá trình thay thế vũ khí; điều này cho thấy, tốc độ sản xuất các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga là tương đối thấp.
Không chỉ các loại vũ khí phòng không làm nhiệm vụ phòng thủ bị “kéo căng”, mà những vũ khí tấn công của Quân đội Nga, tình hình còn nghiêm trọng hơn, khi nhiều loại tên lửa tấn công tầm xa, đang dần cạn.
Không chỉ các loại vũ khí phòng không làm nhiệm vụ phòng thủ bị “kéo căng”, mà những vũ khí tấn công của Quân đội Nga, tình hình còn nghiêm trọng hơn, khi nhiều loại tên lửa tấn công tầm xa, đang dần cạn.
Theo phía Ukraine, do chưa thiết lập được ưu thế trên không hoàn toàn trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine, nên Quân đội Nga phụ thuộc rất nhiều vào vũ khí tấn công chính xác tầm xa, khi tấn công các mục tiêu ở hậu phương Ukraine.
Theo phía Ukraine, do chưa thiết lập được ưu thế trên không hoàn toàn trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine, nên Quân đội Nga phụ thuộc rất nhiều vào vũ khí tấn công chính xác tầm xa, khi tấn công các mục tiêu ở hậu phương Ukraine.
Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ ước tính, số lượng tên lửa dự phòng hiện có trong quân đội Nga hiện còn chưa đến 50%. Trong đó, số lượng tên lửa hành trình Kalibr, vốn được quân đội Nga coi là vũ khí tấn công tầm xa chủ lực, đã rơi vào tình trạng “khẩn cấp”, và số lượng tên lửa đạn đạo chiến thuật "Iskander M" chỉ còn chiếm 20%.
Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ ước tính, số lượng tên lửa dự phòng hiện có trong quân đội Nga hiện còn chưa đến 50%. Trong đó, số lượng tên lửa hành trình Kalibr, vốn được quân đội Nga coi là vũ khí tấn công tầm xa chủ lực, đã rơi vào tình trạng “khẩn cấp”, và số lượng tên lửa đạn đạo chiến thuật "Iskander M" chỉ còn chiếm 20%.
Điều tồi tệ hơn là do phương Tây đã gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với các sản phẩm điện tử của Nga, nên càng hạn chế hơn nữa năng lực sản xuất tên lửa tiên tiến của Nga. Với tình hình này, tình trạng “thiếu hụt tên lửa” của Nga sẽ thêm trầm trọng.
Điều tồi tệ hơn là do phương Tây đã gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với các sản phẩm điện tử của Nga, nên càng hạn chế hơn nữa năng lực sản xuất tên lửa tiên tiến của Nga. Với tình hình này, tình trạng “thiếu hụt tên lửa” của Nga sẽ thêm trầm trọng.
Mặc dù chưa có nguồn tin độc lập, xác minh dữ liệu trên có đúng sự thật hay không? Nhưng việc quân đội Nga thực sự đã giảm hỏa lực tấn công tầm xa vào khu vực Kharkov và những nơi khác gần đây; cùng với đó là sự phụ thuộc vào bom không điều khiển ngày càng tăng của Không quân Nga, có thể phần nào chứng minh cho nhận định này.
Mặc dù chưa có nguồn tin độc lập, xác minh dữ liệu trên có đúng sự thật hay không? Nhưng việc quân đội Nga thực sự đã giảm hỏa lực tấn công tầm xa vào khu vực Kharkov và những nơi khác gần đây; cùng với đó là sự phụ thuộc vào bom không điều khiển ngày càng tăng của Không quân Nga, có thể phần nào chứng minh cho nhận định này.
Nhưng điều này không có nghĩa là quân đội Ukraine có khả năng thực hiện cái gọi là "cuộc phản công chiến lược" chống lại quân đội Nga; bởi hiện tại, tuy quân số Nga còn thiếu, nhưng quân đội Ukraine cũng không đủ sức làm thay đổi một hướng chiến lược trên chiến trường.
Nhưng điều này không có nghĩa là quân đội Ukraine có khả năng thực hiện cái gọi là "cuộc phản công chiến lược" chống lại quân đội Nga; bởi hiện tại, tuy quân số Nga còn thiếu, nhưng quân đội Ukraine cũng không đủ sức làm thay đổi một hướng chiến lược trên chiến trường.

GALLERY MỚI NHẤT