Tại sao Nga khôi phục tàu ngầm hạt nhân lớp Barrakuda?

Tại sao Nga khôi phục tàu ngầm hạt nhân lớp Barrakuda?

(Kiến Thức) - Việc Nga quyết định khôi phục có lẽ là vì thiết kế thân cực đặc biệt của tàu ngầm hạt nhân Project 945 Barrakuda.

Theo hãng thông tấn RIA Novosti, Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng với nhà máy Zvezdochka tái trang bị, khôi phục 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng Project 945 Barrakuda (NATO định danh là Sierra). Việc này sẽ giúp các tàu ngầm kéo dài thời gian phục vụ thêm 10 năm.
Theo hãng thông tấn RIA Novosti, Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng với nhà máy Zvezdochka tái trang bị, khôi phục 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng Project 945 Barrakuda (NATO định danh là Sierra). Việc này sẽ giúp các tàu ngầm kéo dài thời gian phục vụ thêm 10 năm.
“Hợp đồng đã được ký với Bộ Quốc phòng Nga về việc sửa chữa lớn 2 tàu ngầm Project 945 Barrakuda. Một trong 2 chiếc tàu ngầm đã ở nhà máy 10 năm, chiếc còn lại sẽ tới trong năm nay”, phát ngôn viên nhà máy Yevgeny Gladyshev cho biết. Trong ảnh là một chiếc tàu ngầm Project 945 neo đậu tại nhà máy sửa chữa.
“Hợp đồng đã được ký với Bộ Quốc phòng Nga về việc sửa chữa lớn 2 tàu ngầm Project 945 Barrakuda. Một trong 2 chiếc tàu ngầm đã ở nhà máy 10 năm, chiếc còn lại sẽ tới trong năm nay”, phát ngôn viên nhà máy Yevgeny Gladyshev cho biết. Trong ảnh là một chiếc tàu ngầm Project 945 neo đậu tại nhà máy sửa chữa.
Những chiếc tàu ngầm này được thiết kế để chuyên tìm diệt tàu ngầm hạt nhân Mỹ. Nó có bán kính cơ động nhỏ hơn tàu ngầm hiện đại, với tốc độ và độ sâu lớn hơn tàu ngầm Mỹ.
Những chiếc tàu ngầm này được thiết kế để chuyên tìm diệt tàu ngầm hạt nhân Mỹ. Nó có bán kính cơ động nhỏ hơn tàu ngầm hiện đại, với tốc độ và độ sâu lớn hơn tàu ngầm Mỹ.
Để có được khả năng đó, các tàu ngầm Barrakuda chế tạo với vỏ thân tàu làm bằng hợp kim titanium có độ bền cao nhưng nhẹ giúp cho tàu lặn sâu hơn so với tàu ngầm khác, giảm âm thanh bị tạo ra khi hoạt động và tăng khả năng kháng chịu cuộc tấn công bằng ngư lôi. Đây có lẽ là lý do chính khiến Nga quyết định khôi phục Barrakuda.
Để có được khả năng đó, các tàu ngầm Barrakuda chế tạo với vỏ thân tàu làm bằng hợp kim titanium có độ bền cao nhưng nhẹ giúp cho tàu lặn sâu hơn so với tàu ngầm khác, giảm âm thanh bị tạo ra khi hoạt động và tăng khả năng kháng chịu cuộc tấn công bằng ngư lôi. Đây có lẽ là lý do chính khiến Nga quyết định khôi phục Barrakuda.
Tuy nhiên, cũng vì ứng dụng công nghệ vỏ tàu đặc biệt này khiến giá chế tạo khá lớn khiến Liên Xô khi đó chỉ đóng được 4 chiếc thuộc 2 biến thể: project 945 Barrakuda (NATO gọi là Sierra I) có lượng giãn nước khi lặn 8.100 tấn, dài 107m, rộng 12m; project 945 Kondor (NATO gọi là Sierra II) có lượng giãn nước khi lặn 9.100 tấn, dài 111m, rộng 14,2m.
Tuy nhiên, cũng vì ứng dụng công nghệ vỏ tàu đặc biệt này khiến giá chế tạo khá lớn khiến Liên Xô khi đó chỉ đóng được 4 chiếc thuộc 2 biến thể: project 945 Barrakuda (NATO gọi là Sierra I) có lượng giãn nước khi lặn 8.100 tấn, dài 107m, rộng 12m; project 945 Kondor (NATO gọi là Sierra II) có lượng giãn nước khi lặn 9.100 tấn, dài 111m, rộng 14,2m.
Cả 2 biến thể đều trang bị một lò phản ứng hạt nhân PWR công suất 190MW, 2 động cơ khẩn cấp 1.002 mã lực, một trục cho tốc độ tối đa khi nổi 10 hải lý/h, khi lặn là 34 hải lý/h với Sierra I và 32 hải lý/h với Sierra II.
Cả 2 biến thể đều trang bị một lò phản ứng hạt nhân PWR công suất 190MW, 2 động cơ khẩn cấp 1.002 mã lực, một trục cho tốc độ tối đa khi nổi 10 hải lý/h, khi lặn là 34 hải lý/h với Sierra I và 32 hải lý/h với Sierra II.
Thủy thủ đoàn của tàu 61 người.
Thủy thủ đoàn của tàu 61 người.
Theo Military-Today, Sierra I lặn sâu tối đa 550m, độ sâu hoạt động là 480m, còn Sierra II lặn sâu đến 750m, độ sâu hoạt động chỉ là 400m.
Theo Military-Today, Sierra I lặn sâu tối đa 550m, độ sâu hoạt động là 480m, còn Sierra II lặn sâu đến 750m, độ sâu hoạt động chỉ là 400m.
Để thực hiện vai trò tìm – diệt tàu ngầm Mỹ, Project 945 được trang bị hệ thống vũ khí “khủng” gồm tên lửa – ngư lôi diệt tàu ngầm.
Để thực hiện vai trò tìm – diệt tàu ngầm Mỹ, Project 945 được trang bị hệ thống vũ khí “khủng” gồm tên lửa – ngư lôi diệt tàu ngầm.
Theo đó, các tàu đều trang bị 4 ống phóng ngư lôi 650mm và 4 ống phóng ngư lôi 530mm có thể phóng tên lửa, ngư lôi chống tàu ngầm.
Theo đó, các tàu đều trang bị 4 ống phóng ngư lôi 650mm và 4 ống phóng ngư lôi 530mm có thể phóng tên lửa, ngư lôi chống tàu ngầm.
Các loại vũ khí tàu có thể mang gồm: tên lửa chống ngầm RPK-2 (NATO định danh là SS-N-15 Starfish) đạt tầm bắn 45km, lắp đầu nổ hạt nhân 5 kiloton hoặc ngư lôi Type 40; RPK-6 (NATO định danh là SS-N-16 Stallion) đạt tầm bắn 120km, lắp đầu nổ hạt nhân 200 kiloton hoặc ngư lôi Type 40; hoặc nó chở được 42 thủy lôi.
Các loại vũ khí tàu có thể mang gồm: tên lửa chống ngầm RPK-2 (NATO định danh là SS-N-15 Starfish) đạt tầm bắn 45km, lắp đầu nổ hạt nhân 5 kiloton hoặc ngư lôi Type 40; RPK-6 (NATO định danh là SS-N-16 Stallion) đạt tầm bắn 120km, lắp đầu nổ hạt nhân 200 kiloton hoặc ngư lôi Type 40; hoặc nó chở được 42 thủy lôi.
Ngoài ra, Project 945 có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mục tiêu chiến lược nằm sâu trong đất liền của đối phương bằng tên lửa hành trình RK-55 Granat (NATO định danh là SS-N-21 Sampson) đạt tầm phóng đến 3.000km. Tuy nhiên, loại tên lửa này đã bị loại bỏ theo Hiệp ước START I. Trong ảnh là biến thể RK-55 đặt trên đất liền.
Ngoài ra, Project 945 có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mục tiêu chiến lược nằm sâu trong đất liền của đối phương bằng tên lửa hành trình RK-55 Granat (NATO định danh là SS-N-21 Sampson) đạt tầm phóng đến 3.000km. Tuy nhiên, loại tên lửa này đã bị loại bỏ theo Hiệp ước START I. Trong ảnh là biến thể RK-55 đặt trên đất liền.

GALLERY MỚI NHẤT