Tại sao Mỹ nhất quyết không bỏ các mỏ dầu ở Syria

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rút hầu hết binh lính khỏi Syria sau khi đạt thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Washington không muốn “nhả” số mỏ dầu mà họ đang nắm giữ cùng với người Kurd ở Syria.

Tại sao Mỹ nhất quyết không bỏ các mỏ dầu ở Syria
Khi quyền lợi của Mỹ bị đe dọa
Cuối năm 2017, tổ chức khủng bố IS gần như bị đẩy hoàn toàn ra khỏi các khu vực chiếm đóng ở Syria. Nhưng cuộc chiến chống khủng bố đã nhường chỗ cho một cuộc đối đầu mới. Người Kurd đã không trao trả các vùng lãnh thổ được giải phóng khỏi những kẻ khủng bố cho chính quyền trung ương Damas và quyết định tăng cường hợp tác với Mỹ. Ranh giới chia cắt giữa chính quyền Damas và lực lượng người Kurd là sông Euphrates. Phía Đông của dòng sông này do người Kurd chiếm đóng là nơi có nhiều mỏ dầu, hiện đang được các công ty quân sự tư nhân của Mỹ kiểm soát việc khai thác.
“Chúng tôi đang thực hiện các bước để củng cố lực lượng tại tỉnh Deir ez-Zor, Syria, trong đó bao gồm cả các lực lượng cơ giới, để bảo đảm rằng IS sẽ không thể tiếp cận các mỏ dầu ở đây, từ đó cho phép chúng có nguồn thu để tiến hành các cuộc tấn công trong khu vực, vào châu Âu và Mỹ”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Epser nói trong một cuộc họp báo sau cuộc họp với các đối tác trong NATO hôm thứ Sáu tuần trước. Ông Esper đã xác nhận việc duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ ở căn cứ Al-Tanf, phía Tây Syria. Ông Esper nói: “Chúng tôi cũng đang xem xét làm thế nào tái bố trí các lực lượng của mình trong khu vực để bảo đảm an toàn cho các mỏ dầu. Nếu cần thiết, tất cả các lực lượng sẽ được lệnh quay trở lại Syria”.
Tai sao My nhat quyet khong bo cac mo dau o Syria
Binh sĩ Mỹ gần một mỏ dầu ở Syria
Sau khi thông báo vào ngày 6-10-2019 về việc rút 1.000 lính Mỹ khỏi phía Đông Bắc Syria, để mở đường cho một chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại lực lượng người Kurd, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng một số lượng nhỏ binh sĩ Mỹ sẽ ở lại Syria để bảo vệ các khu vực có dầu. “Trước đây, chúng tôi từng bảo đảm an ninh cho các mỏ dầu ở Syria. Chúng tôi sẽ bảo vệ các mỏ dầu đó và quyết định sẽ làm những gì trong tương lai”, ông Trump tuyên bố ngày 24-10-2019.
Cùng ngày, Lầu Năm Góc đã xác nhận việc gửi quân tiếp viện để bảo vệ các mỏ dầu ở Syria, nhưng không nói rõ số lượng và thiết bị. Ngày 26-10-2019, AFP dẫn lời một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, một đoàn xe gồm khoảng 13 xe quân sự của Mỹ đã vào Syria từ nước láng giềng Iraq.
Về mặt chính thức, việc Mỹ gửi quân trở lại Syria là ngăn chặn IS chiếm lại các mỏ dầu lớn nhất Syria, hiện đang được liên minh Arab-Kurd của lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở tỉnh Deir ez-Zor kiểm soát. Những chiến lược mới này thể hiện sự thay đổi hoàn toàn trong quan điểm của Mỹ. Trước đây, Mỹ đã biện minh cho sự hiện diện của họ trên đất Syria là nhằm chống lại IS mặc dù Tổng thống Syria Bashar al-Assad không muốn Washington làm điều đó, chuyên gia Nick Heras thuộc Trung tâm An ninh Mỹ nói với AFP. Theo chuyên gia này, về cuộc xung đột Syria, chính quyền Mỹ đang cố gắng nắm giữ nguồn tài nguyên dầu mỏ của Syria làm con tin và sử dụng chúng làm điều kiện trao đổi để buộc Tổng thống Assad và Nga chấp nhận yêu cầu của Mỹ trong quá trình giải quyết chính trị cuộc xung đột Syria. Nhiệm vụ của Mỹ ở Syria đang chuyển từ cuộc đấu tranh cao quý chống lại tổ chức khủng bố đáng sợ nhất thế giới sang một cuộc mặc cả ảo tưởng buộc Tổng thống Assad thay đổi hành vi của mình bằng cách chiếm giữ dầu của Syria.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump thậm chí còn đề nghị cử một trong các công ty dầu lớn của Mỹ đến khai thác dầu của Syria. Lý giải cho kế hoạch này, ông Trump nói rằng, dầu mỏ ở Syria rất có giá trị vì nhiều lý do. Thứ nhất, đây là nhiên liệu tiếp tế của IS. Thứ hai, nó giúp cho người Kurd, vì nó về cơ bản bị lấy đi từ người Kurd. Và cuối cùng, nó có thể giúp Mỹ, vì Mỹ cũng nên có phần của mình. Theo AFP, hai công ty dầu khí lớn nhất của Mỹ hoạt động ở Trung Đông là Exxon Mobil và Chevron hiện từ chối bình luận về lời đề nghị này.
Hợp pháp hay không?
“Điều đó sẽ là bất hợp pháp”, cựu đặc phái viên đặc biệt của Mỹ tại Syria, Brett McGurk, người đã từ chức vào tháng 12-2018, nói trong một cuộc họp báo. “Dù muốn hay không, dầu mỏ Syria thuộc về nhà nước Syria” ông Brett McGurk nói. Nhà ngoại giao này cho biết, Mỹ đã có một thời gian dài ấp ủ ý tưởng khai thác dầu của Syria, theo thỏa thuận với Moscow và đưa lợi nhuận kiếm được vào một quỹ phát triển sẽ được trao lại cho Nhà nước Syria sau khi nội chiến kết thúc.
“Những gì Washington hiện đang làm, chiếm giữ và kiểm soát các mỏ dầu ở miền Đông Syria, chẳng khác nào cướp đoạt tài nguyên dầu mỏ của Syria”, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định trong một tuyên bố ngày 26-10-2019. Mỹ không có sứ mệnh theo luật quốc tế hay luật của nước Mỹ về tăng cường sự hiện diện ở Syria. Động thái của Mỹ thực chất là nhằm bảo vệ những kẻ buôn lậu dầu, chứ không phải do các mối lo ngại an ninh thực sự. “Mọi mỏ dầu và tài nguyên khoáng sản trên lãnh thổ Syria không thuộc về những kẻ khủng bố IS và chắc chắn cũng không thuộc về những người Mỹ chống IS, mà là tài sản của Syria”, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.
Hồi đầu tháng 8-2019, nhật báo Izvestia của Nga dẫn lời Đại tướng Sergei Rudskoy - Cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Nga - cho biết, số lượng các công ty quân sự tư nhân của Mỹ đã gia tăng mạnh tại các cơ sở dầu mỏ ở Syria. Theo Đại tướng Rudskoy, nhìn chung, việc sản xuất nhiên liệu bất hợp pháp đang diễn ra trên các mỏ al-Omar, Tanak và Konako ở tỉnh Deir ez-Zor. Đây là những mỏ dầu khí lớn nhất. Ngoài ra, các hoạt động tương tự cũng đã diễn ra tại một số mỏ nhỏ khác ở các tỉnh lân cận Hassaké và Racca, vùng lãnh thổ hiện do quân đội người Kurd thuộc lực lượng Dân chủ Syria kiểm soát, sau khi đánh đuổi những kẻ khủng bố IS ra khỏi các vùng lãnh thổ này với sự giúp đỡ của người Mỹ. “Có một mạng lưới tội phạm cung cấp dầu xuyên biên giới của Syria. Đây là một sự cướp bóc tài sản quốc gia của Syria”, tướng Rudskoy nói.
Tai sao My nhat quyet khong bo cac mo dau o Syria-Hinh-2
Xe quân sự của Mỹ bảo vệ giếng dầu ở Syria
Laurie Blank, Giáo sư Trường Luật Emory thuộc Đại học Emory ở Atlanta, Georgia, nói: “Luật pháp quốc tế chắc chắn chống lại những kiểu khai thác như vậy”. Trong khi đó, Bruce Riedel, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ và hiện là thành viên cao cấp của Viện Brookings nhận định: “Đây không chỉ dừng lại là động thái pháp lý đáng ngờ, nó gửi đi thông điệp tới toàn bộ khu vực và thế giới rằng Mỹ muốn đánh cắp dầu”.
Xét về trữ lượng hydrocarbon và mức độ sản xuất, Syria không so sánh được với các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt là các nước vùng Vịnh. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu cuộc xung đột, Syria đã sản xuất gần 400.000 thùng mỗi ngày. Phần lớn lượng dầu này đã được xuất khẩu sang châu Âu, mang lại vài tỉ euro mỗi năm cho chính quyền Damas.
Việc buôn lậu dầu của những kẻ khủng bố, các lệnh trừng phạt, chiến tranh, hành động của người Kurd và các đồng minh Mỹ đã làm tổn hại nghiêm trọng nền kinh tế Syria. Bộ trưởng Dầu mỏ Syria Ali Ghanem cho biết, thiệt hại trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực dầu mỏ của Syria trong năm 2018 lên tới hơn 74 tỉ USD.
Việc buôn lậu dầu của những kẻ khủng bố, các lệnh trừng phạt, chiến tranh, hành động của người Kurd và các đồng minh Mỹ đã làm tổn hại nghiêm trọng nền kinh tế Syria. Bộ trưởng Dầu mỏ Syria Ali Ghanem cho biết, thiệt hại trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực dầu mỏ của Syria trong năm 2018 lên tới hơn 74 tỉ USD.

Phản công điên cuồng, IS bất ngờ giành phần thắng ở Đông Euphrates

(Kiến Thức) - Phiến quân IS đã tiến hành một cuộc phản công quy mô lớn ở khu vực phía đông thung lũng sông Euphrates và tái chiếm một thị trấn chiến lược từ tay Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) vốn được Mỹ hậu thuẫn.

Phản công điên cuồng, IS bất ngờ giành phần thắng ở Đông Euphrates
Phan cong dien cuong, IS bat ngo gianh phan thang o Dong Euphrates
Theo Al Masdar News ngày 25/1, phiến quân IS đã tiến hành một cuộc phản công quy mô lớn nhằm vào khu vực phía đông thung lũng sông Euphrates tối 24/1. Ảnh: AMN. 
Phan cong dien cuong, IS bat ngo gianh phan thang o Dong Euphrates-Hinh-2
 “Sử dụng những kẻ đánh bom tự sát để xâm nhập vào tuyến phòng thủ của lực lượng SDF, tổ chức khủng bố IS đã có thể tái chiếm thị trấn chiến lược Baghouz Fouqani ở khu vực phía đông thung lũng Euphrates”, nguồn tin cho hay. Ảnh: AMN.
Phan cong dien cuong, IS bat ngo gianh phan thang o Dong Euphrates-Hinh-3
 Được biết, nhóm khủng bố IS đã phát động cuộc tấn công quy mô lớn từ căn cứ của chúng tại thị trấn Murashida, phía bắc thị trấn Baghouz Fouqani. Ảnh: AMN.
Phan cong dien cuong, IS bat ngo gianh phan thang o Dong Euphrates-Hinh-4
 Từ khi phiến quân IS “khởi động” cuộc phản công tại thung lũng sông Euphrates, liên quân Mỹ đã tiến hành những đợt oanh kích dữ dội nhằm vào các căn cứ của nhóm khủng bố này tại thị trấn Musashida nhằm ngăn chặn đà tiến quân của chúng. Ảnh: AMN.
Phan cong dien cuong, IS bat ngo gianh phan thang o Dong Euphrates-Hinh-5
 Tuy nhiên, bất chấp các cuộc oanh kích liên tiếp của liên quân Mỹ, nhóm IS vẫn tiếp tục tiến quân đến khu vực xung quanh Murashida và Baghouz Fouqani. Ảnh: AMN.
Phan cong dien cuong, IS bat ngo gianh phan thang o Dong Euphrates-Hinh-6
 Hiện tại, các tay súng khủng bố IS vẫn tiếp tục tấn công lực lượng SDF trong khu vực này nhằm giành lại các khu Safafinah và Shajlah đã mất trước đó. Ảnh: DS.
Phan cong dien cuong, IS bat ngo gianh phan thang o Dong Euphrates-Hinh-7
 Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, Quân đội Syria đã phá huỷ một trung tâm chỉ huy của nhóm liên minh thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham (HTS) ở Bắc Hama, sau khi nhóm phiến quân này tấn công lực lượng chính phủ Damascus từ vùng đệm phi quân sự Idlib. Ảnh: FNA.
Phan cong dien cuong, IS bat ngo gianh phan thang o Dong Euphrates-Hinh-8
 “Các đơn vị Quân đội Syria đã tấn công căn cứ của phiến quân HTS tại khu vực gần thị trấn Murak, al-Latamineh, Kafr Zita, Kafr Naboudeh, Wadi al-Dorat và al-Hamirat ở Bắc Hama”, FNA đưa tin. Ảnh: Inside Syria.
Phan cong dien cuong, IS bat ngo gianh phan thang o Dong Euphrates-Hinh-9
Ngoài ra, lực lượng chính phủ Damascus đã phá hủy nhiều trung tâm chỉ huy của nhóm phiến quân Jeish al-Izza, qua đó tiêu diệt và làm bị thương nhiều tay súng khủng bố. Ảnh: Al Manar. 
Phan cong dien cuong, IS bat ngo gianh phan thang o Dong Euphrates-Hinh-10
 Tại Đông Nam Idlib, Quân đội Syria tấn công vào đoàn quân của nhóm khủng bố đang tiến về phía căn cứ của lực lượng chính phủ Damascus ở Jorjanaz, Sakik và al-Khwain, gây tổn thất nặng nề cho bọn chúng. Ảnh: Sputnik. 

Tuyệt vọng, IS “tung” cả phụ nữ trẻ em ra chiến trường Baghouz

(Kiến Thức) - Trong lúc tuyệt vọng, phiến quân IS đã đưa cả phụ nữ và trẻ em ra chiến trường Baghouz với hy vọng sẽ có thể giữ được thành trì cuối cùng của bọn chúng ở Đông Syria không rơi vào tay Lực lượng Dân chủ Syria (SDF).

Tuyệt vọng, IS “tung” cả phụ nữ trẻ em ra chiến trường Baghouz
Theo Al Masdar News, phiến quân IS đã mở cuộc phản công cuối cùng nhằm giành lại phần lãnh thổ đã rơi vào tay lực lượng SDF ở khu vực Baghouz, Đông Deir Ezzor.
"Nhóm khủng bố IS cùng hơn 100 chiến binh là phụ nữ và trẻ em đã xông vào các căn cứ của SDF ở phía bắc trại Baghouz nhằm buộc lực lượng người Kurd này phải rút khỏi một số khu vực", nguồn tin cho hay.

Quân đội Syria khiến khủng bố IS “tê liệt” tại Deir Ezzor

(Kiến Thức) - Quân đội Syria cùng Lực lượng Phòng vệ Quốc gia (NDF) đã khởi động chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm vào hang ổ của phiến quân IS ở vùng sa mạc Badiyah Al-Sham, tỉnh Deir Ezzor, cuối tuần qua.

Quân đội Syria khiến khủng bố IS “tê liệt” tại Deir Ezzor
Quan doi Syria khien khung bo IS “te liet” tai Deir Ezzor
 Theo Al Masdar News, Quân đội Syria cùng Lực lượng Phòng vệ Quốc gia (NDF) đã khởi động chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm vào hang ổ của phiến quân IS ở vùng sa mạc Badiyah al-Sham, tỉnh Deir Ezzor, cuối tuần qua. Ảnh: AP. 
Quan doi Syria khien khung bo IS “te liet” tai Deir Ezzor-Hinh-2
 Báo cáo của NDF cho biết, Quân chính phủ Damascus đã tiêu diệt nhiều tay súng khủng bố IS, đồng thời phá huỷ các căn cứ của bọn chúng và giành lại phần lớn vùng sa mạc nằm giữa tỉnh Deir Ezzor và Homs. Ảnh: Independent. 
Quan doi Syria khien khung bo IS “te liet” tai Deir Ezzor-Hinh-3
"Chiến dịch quân sự ở vùng Badiyah al-Sham, Deir Ezzor, gần như đã hoàn tất khi lực lượng chính phủ Syria chuyển hướng sang các khu vực bị nhóm khủng bố IS chiếm đóng gần trạm bơm T3, phía đông Palmyra", nguồn tin nói thêm. Ảnh: AMN. 
Quan doi Syria khien khung bo IS “te liet” tai Deir Ezzor-Hinh-4
 Được biết, kể từ khi Syria phát động chiến dịch quân sự, phiến quân IS không thể thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng chính phủ ở vùng nông thôn Al-Mayadeen. Ảnh: AMN.
Quan doi Syria khien khung bo IS “te liet” tai Deir Ezzor-Hinh-5
 "Quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn khu Al-Fidah lần đầu tiên kể từ khi nhóm khủng bố IS hoành hành trong khu vực này", AMN đưa tin. Ảnh: AMN. 
Quan doi Syria khien khung bo IS “te liet” tai Deir Ezzor-Hinh-6
 Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, Quân đội Nga và Syria đã nối lại cuộc tấn công nhằm vào thị trấn chiến lược Kabani ở Đông Bắc Latakia. Ảnh: JP. 
Quan doi Syria khien khung bo IS “te liet” tai Deir Ezzor-Hinh-7
 Được biết, Kabani, thị trấn chiến lược ở Đông Bắc Latakia, hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của nhóm liên minh thánh chiến Hay'at Tahrir al-Sham (HTS) và Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP). Ảnh: IIT.
Quan doi Syria khien khung bo IS “te liet” tai Deir Ezzor-Hinh-8
 "Lực lượng chính phủ Damacus đã nã hàng loạt tên lửa và đạn pháo về phía căn cứ của nhóm phiến quân HTS và Đảng Hồi giáo Turkestan ở phía nam thị trấn Kabani. Tuy nhiên, họ chưa xông vào tuyến phòng thủ của bọn chúng", nguồn tin cho biết thêm. Ảnh: IIT. 

Mời độc giả xem thêm video về một cuộc giao tranh tại Idlib (Nguồn: SF)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.