Tại sao mẹ Khổng Tử giấu nhẹm thông tin về cha ruột của ông?

Trong lịch sử văn hóa phương Đông, Khổng Tử, sinh ngày 28 tháng 9 năm 551 trước Công Nguyên, là một nhân vật đặc biệt với những đóng góp không thể phủ nhận trong việc hình thành và phát triển tư tưởng Nho giáo.

Khổng Tử là một học giả vĩ đại, đã dành cả cuộc đời mình để giáo dục và truyền bá triết lý sống, đặt nền móng cho nền văn minh phương Đông. Dù vậy ít ai biết rằng, bên cạnh những đóng góp lớn lao, cuộc đời của ông cũng chứa đựng một bí ẩn sâu kín - nguồn gốc gia đình và cha ruột của mình. Câu chuyện về nguồn gốc của Khổng Tử, vì sao mẹ ông lại từ chối tiết lộ cho Khổng Từ về cha, là một bí ẩn lịch sử đầy ẩn ý.
Khổng Tử ra đời khi cha của ông là Thúc Lương Ngột đã ở độ tuổi rất cao hơn nữa còn đang vô cùng mong mỏi có được một cậu con trai. Nhưng, mẹ ông là Nhan Chinh Tại lúc ấy tuổi còn chưa đầy 20 mà cha ông, tuổi đã ngoài 60. Đây là một cặp vợ chồng có tuổi tác chênh lệch quá lớn so với các cặp vợ chồng trong xã hội đương thời.
Theo "Khổng Tử gia ngữ" ghi lại có thể biết, mẹ Khổng Tử không phải vợ cả của cha ông. Khi cha Khổng Tử đến gia đình họ Nhan cầu hôn. Gia đình họ Nhan có 3 cô con gái, Nhan Chinh Tại là con gái út. Người cha của 3 cô con gái này hỏi các con: "Thúc Lương Ngột mặc dù ông ta cũng chỉ là bậc sĩ mà thôi, nhưng lại là con cháu của Thánh Vương. Thúc Lương Ngột chiều cao 10 xích, sức lực vượt trội. Cha rất mong muốn có quan hệ thông gia với Thúc Lương Ngột nhưng ông ta tuổi đã cao, tính tình lại nghiêm khắc. Trong 3 người các con ai có thể ưng ý làm vợ ông ta?".
Tai sao me Khong Tu giau nhem thong tin ve cha ruot cua ong?
Hai người con gái đầu im lặng không trả lời, Nhan Chinh Tại bước lên trước và nói: "Phận làm con, cha đặt đâu con ngồi đó, sao cha lại hỏi chúng con?".
Người cha nói: "Vậy là con bằng lòng?"
Nhan Chinh Tại nhẹ nhàng gật đầu đồng ý. Thế là Nhan Chinh Tại được gả làm vợ Thúc Lương Ngột.
Bởi vì Thúc Lương Ngột lúc ấy tuổi đã cao, Nhan Chinh Tại e rằng sẽ khó mà lập tức có con ngay được nên đã lén đến núi Ni Khâu cầu nguyện có thể thuận lợi sinh con. Sau đó, Nhan Chinh Tại đã sinh hạ được người con trai, đó chính là Khổng Tử.
Khi Khổng Tử lên 3 tuổi thì cha của ông qua đời. Theo truyền thuyết, mẹ Khổng Tử là vợ lẽ trong gia đình quan võ, nên khi cha ông qua đời, 2 mẹ con bị đuổi khỏi nhà, rơi vào cảnh sống khốn khó. Sau đó, ông và mẹ chuyển tới Khúc Phụ - kinh đô cũ của nước Lỗ. Mẹ Khổng Tử đã một mình chịu khó chịu khổ nuôi con thành tài.
Một vấn đề khi đó mà mẹ của Khổng Tử phải đối mặt, không chỉ đơn giản là áp lực từ dư luận xã hội lúc bấy giờ về việc lấy chồng già và làm vợ lẽ rồi bị đuổi ra khỏi nhà chồng, mà còn là nỗi lo sợ rằng sự thật này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai và sự nghiệp của con trai mình. Trong một thế giới mà danh tiếng gia đình có thể quyết định tất cả, việc được biết mình là con vợ lẽ và không được nhà nội công nhận có thể trở thành gánh nặng tâm lý lớn đối với Khổng Tử.
Ngoài ra, có thể hiểu rằng, trong một xã hội coi trọng truyền thống và đạo đức như thời bấy giờ, việc tiết lộ sự thật về nguồn gốc của Khổng Tử có thể làm mất đi uy tín và sự tôn trọng mà ông đã xây dựng trong suốt sự nghiệp giáo dục của mình. Mẹ của Khổng Tử trong sự sáng suốt và tình yêu thương vô bờ, đã quyết định giữ kín bí mật này. Không phải vì sợ hãi mà vì muốn bảo vệ con trai mình khỏi những định kiến và thiệt thòi có thể xuất phát từ việc biết rõ nguồn gốc của mình.
Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử là minh chứng cho thấy, dù có nguồn gốc từ một "cuộc hôn nhân không chính thức", nhưng với tài năng, đức độ và lòng nhân từ, ông vẫn có thể trở thành một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất lịch sử. Câu chuyện về mẹ của Khổng Tử không chỉ là một hình ảnh của tình mẫu tử thiêng liêng mà còn là bài học sâu sắc về việc vượt qua định kiến xã hội để bảo vệ và nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp nhất trong con người.

Khám phá sự huyền bí của “Chén Khổng Tử”

Chiếc chén đặc biệt này, gọi là "Chén Khổng Tử," mang trong mình một câu chuyện thú vị về sự điều độ và khôn ngoan.

Với thiết kế độc đáo, chén này chỉ cho phép nước ở một mức cụ thể và trở thành biểu tượng của tinh thần tự kiểm soát.
Chiếc chén thoạt nhìn có vẻ khá đơn giản, giống như những chiếc chén thông thường dành để uống trà hoặc rượu. Sự độc đáo chỗ duy nhất nằm ở phần trên của nó, với hình ảnh một ông tiên nhô lên giữa lòng chiếc chén. Khi đổ nước vào, nước sẽ tự mình chảy ra khỏi chén, tạo nên một hiện tượng thú vị.

Phục dựng chân dung Khổng Tử, Quan vũ, Càn Long: Ngỡ ngàng dung mạo

Mới đây, các chuyên gia Trung Quốc đã quyết định sử dụng AI khôi phục diện mạo thực sự của hàng loạt hoàng đế và các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, kết quả khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Phuc dung chan dung Khong Tu, Quan vu, Can Long: Ngo ngang dung mao

Đọc nhiều nhất

Tin mới