Tại sao Liên Xô sử dụng AK và viện trợ CKC cho Trung Quốc

Tại sao Liên Xô sử dụng AK và viện trợ CKC cho Trung Quốc

(Kiến Thức) - Cả hai loại súng trường tiến công này đều trở thành vũ khí được trang bị cho nhiều quân đội trên thế giới và vẫn đang được sử dụng trong các cuộc xung đột trên toàn cầu sau hơn 70 năm ra đời.

Vào cuối những năm 1940, quân đội Liên Xô đang tìm kiếm một loại  vũ khí bộ binh thế hệ mới, có thể nâng cao khả năng chiến đấu quân đội của họ. Các kỹ sư đã đưa ra một số dự án để thay thế súng trường bắn phát một Mosin Nagants đã lạc hậu, có từ thời Nga hoàng.
Vào cuối những năm 1940, quân đội Liên Xô đang tìm kiếm một loại vũ khí bộ binh thế hệ mới, có thể nâng cao khả năng chiến đấu quân đội của họ. Các kỹ sư đã đưa ra một số dự án để thay thế súng trường bắn phát một Mosin Nagants đã lạc hậu, có từ thời Nga hoàng.
Các cuộc thử nghiệm các loại vũ khí bộ binh mới bắt đầu vào năm 1947 và những ứng cử viên nổi bật nhất để trở thành vũ khí chính của Quân đội Liên Xô khi đó, là phiên bản cải tiến mới nhất của súng trường CKC carbine và súng trường tấn công AK-47.
Các cuộc thử nghiệm các loại vũ khí bộ binh mới bắt đầu vào năm 1947 và những ứng cử viên nổi bật nhất để trở thành vũ khí chính của Quân đội Liên Xô khi đó, là phiên bản cải tiến mới nhất của súng trường CKC carbine và súng trường tấn công AK-47.
“Cả hai loại súng đều nằm trong danh sách lựa chọn để trở thành vũ khí bộ binh chính của Quân đội Liên Xô ngay sau Thế chiến II. Nhưng lãnh đạo Quân đội muốn trang bị vũ khí hoàn toàn tự động, hơn là tiếp tục sử dụng carbines”, Vadim Kozulin, giáo sư tại Học viện Khoa học Quân sự Nga cho biết.
“Cả hai loại súng đều nằm trong danh sách lựa chọn để trở thành vũ khí bộ binh chính của Quân đội Liên Xô ngay sau Thế chiến II. Nhưng lãnh đạo Quân đội muốn trang bị vũ khí hoàn toàn tự động, hơn là tiếp tục sử dụng carbines”, Vadim Kozulin, giáo sư tại Học viện Khoa học Quân sự Nga cho biết.
Tuy nhiên, theo ông Kozulin, súng trường CKC vượt trội hơn tiểu liên AK-47 trong các cuộc thử nghiệm quân sự vào cuối những năm 1940. Và đây là một số lý do tại sao.
Tuy nhiên, theo ông Kozulin, súng trường CKC vượt trội hơn tiểu liên AK-47 trong các cuộc thử nghiệm quân sự vào cuối những năm 1940. Và đây là một số lý do tại sao.
Trước hết thiết kế của CKC có vẻ là “con lai” giữa súng trường Mosin Nagant và AK-47. Đó là một khẩu súng trường bán tự động nòng dài, sử dụng hộp tiếp đạn 10 viên có thể tháo rời (đây là một cải tiến đáng kể so với khẩu Mosin Nagants thế kỷ 19 vẫn được quân đội Liên Xô sử dụng) và sử dụng đạn 7,62×39 mm mới ra đời.
Trước hết thiết kế của CKC có vẻ là “con lai” giữa súng trường Mosin Nagant và AK-47. Đó là một khẩu súng trường bán tự động nòng dài, sử dụng hộp tiếp đạn 10 viên có thể tháo rời (đây là một cải tiến đáng kể so với khẩu Mosin Nagants thế kỷ 19 vẫn được quân đội Liên Xô sử dụng) và sử dụng đạn 7,62×39 mm mới ra đời.
“CKC là một khẩu súng trường bán tự động thời đại mới, nó là một vũ khí khá tốt và đáng tin cậy vào năm 1947, vì các kỹ sư đã có gần bảy năm để chuẩn bị vũ khí này cho các cuộc thử nghiệm trong quân đội”; Kozulin cho biết thêm.
“CKC là một khẩu súng trường bán tự động thời đại mới, nó là một vũ khí khá tốt và đáng tin cậy vào năm 1947, vì các kỹ sư đã có gần bảy năm để chuẩn bị vũ khí này cho các cuộc thử nghiệm trong quân đội”; Kozulin cho biết thêm.
Súng trường CKC carbine sử dụng loại đạn mới (Kiểu 1943), có tầm bắn hiệu quả là 300 mét. Súng hoạt động rất ổn định và chính xác, nếu so với các đối thủ lớn nhất của nó là AK-47. Nhưng CKC có một số nhược điểm, dẫn đến nó không được chấp nhận đưa vào trang bị diện rộng.
Súng trường CKC carbine sử dụng loại đạn mới (Kiểu 1943), có tầm bắn hiệu quả là 300 mét. Súng hoạt động rất ổn định và chính xác, nếu so với các đối thủ lớn nhất của nó là AK-47. Nhưng CKC có một số nhược điểm, dẫn đến nó không được chấp nhận đưa vào trang bị diện rộng.
Trước hết là CKC sử dụng tiếp đạn bằng kẹp, hoặc nạp đạn trực tiếp bằng tay, và hộp tiếp đạn cũng chỉ có 10 viên. Cả hai yếu tố này rõ ràng không đáp ứng được yêu cầu của vũ khí thời đại mới đó là thay đạn bằng băng rời; như vậy nó đã đánh mất lợi thế trước khẩu AK-47.
Trước hết là CKC sử dụng tiếp đạn bằng kẹp, hoặc nạp đạn trực tiếp bằng tay, và hộp tiếp đạn cũng chỉ có 10 viên. Cả hai yếu tố này rõ ràng không đáp ứng được yêu cầu của vũ khí thời đại mới đó là thay đạn bằng băng rời; như vậy nó đã đánh mất lợi thế trước khẩu AK-47.
“Súng trường CKC có kẹp đạn mười viên trong hộp tiếp đạn, chỉ phù hợp để săn bắn, nhưng không phù hợp để chiến đấu với kẻ thù có vũ khí hoàn toàn tự động bắn vào bạn từ cách xa 100-200 mét”; Kozulin phân tích.
“Súng trường CKC có kẹp đạn mười viên trong hộp tiếp đạn, chỉ phù hợp để săn bắn, nhưng không phù hợp để chiến đấu với kẻ thù có vũ khí hoàn toàn tự động bắn vào bạn từ cách xa 100-200 mét”; Kozulin phân tích.
Trong khi đó khẩu súng trường tiến công AK-47 cũng sử dụng cùng một loại đạn, nhưng có lợi thế hơn hẳn so với CKC với băng đạn 30 viên. Quan trọng nhất là AK-47 có thể bắn ở chế độ liên thanh như tiểu liên và phát một như CKC; mặc dù về độ chính xác và độ giật khi bắn, CKC vượt xa khẩu AK-47.
Trong khi đó khẩu súng trường tiến công AK-47 cũng sử dụng cùng một loại đạn, nhưng có lợi thế hơn hẳn so với CKC với băng đạn 30 viên. Quan trọng nhất là AK-47 có thể bắn ở chế độ liên thanh như tiểu liên và phát một như CKC; mặc dù về độ chính xác và độ giật khi bắn, CKC vượt xa khẩu AK-47.
Vladimir Onokoy, người đứng đầu Cục Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự của Công ty sản xuất vũ khí Kalashnikov cho biết: “Tính năng này khiến nó trở nên mạnh mẽ hơn nhiều so với CKC, mặc dù có một số trở ngại được nhận thấy trong các cuộc thử nghiệm quân sự vào cuối những năm 1940”.
Vladimir Onokoy, người đứng đầu Cục Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự của Công ty sản xuất vũ khí Kalashnikov cho biết: “Tính năng này khiến nó trở nên mạnh mẽ hơn nhiều so với CKC, mặc dù có một số trở ngại được nhận thấy trong các cuộc thử nghiệm quân sự vào cuối những năm 1940”.
Kalashnikov là một kỹ sư trẻ, mặc dù mẫu thiết kế súng trường tiến công AK-47 của ông lúc đầu không được quân đội Liên Xô ưu ái; do ông chưa học qua lớp đào tạo nào về thiết kế vũ khí.
Kalashnikov là một kỹ sư trẻ, mặc dù mẫu thiết kế súng trường tiến công AK-47 của ông lúc đầu không được quân đội Liên Xô ưu ái; do ông chưa học qua lớp đào tạo nào về thiết kế vũ khí.
Ý tưởng của Kalashnikov về việc chế tạo ra một loại súng tự động, tương tự như súng trường tấn công StG 44 của Đức quốc xã, đã được chấp nhận; vì nó có quá nhiều ưu điểm, nhất là về độ tin cậy và hiệu quả, mà chúng ta biết đến ngày nay.
Ý tưởng của Kalashnikov về việc chế tạo ra một loại súng tự động, tương tự như súng trường tấn công StG 44 của Đức quốc xã, đã được chấp nhận; vì nó có quá nhiều ưu điểm, nhất là về độ tin cậy và hiệu quả, mà chúng ta biết đến ngày nay.
Lỗ hổng quan trọng của AK-47 là bắn gần như thiếu độ chính xác. Lúc đầu, nó cũng nặng nề và không thoải mái, vì nó được chế tạo ra một cách vội vàng ngay sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Tuy nhiên những phiên bản về sau đã được cải tiến rất nhiều.
Lỗ hổng quan trọng của AK-47 là bắn gần như thiếu độ chính xác. Lúc đầu, nó cũng nặng nề và không thoải mái, vì nó được chế tạo ra một cách vội vàng ngay sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Tuy nhiên những phiên bản về sau đã được cải tiến rất nhiều.
Do đó mẫu súng trường CKC carbine vẫn được quân đội Liên Xô chấp nhận đưa vào biên chế, nhưng chủ yếu được sử dụng cho các mục đích nghi lễ trong Trung đoàn Điện Kremlin, cũng như trong các đơn vị biên phòng và dự bị.
Do đó mẫu súng trường CKC carbine vẫn được quân đội Liên Xô chấp nhận đưa vào biên chế, nhưng chủ yếu được sử dụng cho các mục đích nghi lễ trong Trung đoàn Điện Kremlin, cũng như trong các đơn vị biên phòng và dự bị.
Tuy nhiên, súng trường CKC là một vũ khí dễ sử dụng, đáng tin cậy, hỏa lực mạnh và được ưa chuộng ở quân đội nước ngoài. Do quân đội Liên Xô không sử dụng CKC cho lục quân, nên lãnh đạo Quân đội Liên Xô đã đồng ý chia sẻ công nghệ vũ khí này với Trung Quốc.
Tuy nhiên, súng trường CKC là một vũ khí dễ sử dụng, đáng tin cậy, hỏa lực mạnh và được ưa chuộng ở quân đội nước ngoài. Do quân đội Liên Xô không sử dụng CKC cho lục quân, nên lãnh đạo Quân đội Liên Xô đã đồng ý chia sẻ công nghệ vũ khí này với Trung Quốc.
Với sự chuyển giao công nghệ của Liên Xô, Trung Quốc đã chế tạo ra hàng triệu bản sao của khẩu CKC và đặt tên cho chúng là súng trường Type 56. Súng trường CKC đặc biệt phù hợp với quân đội Trung Quốc, vì binh lính của họ chủ yếu di chuyển bằng sức người, với số đạn hạn chế khi mang theo.
Với sự chuyển giao công nghệ của Liên Xô, Trung Quốc đã chế tạo ra hàng triệu bản sao của khẩu CKC và đặt tên cho chúng là súng trường Type 56. Súng trường CKC đặc biệt phù hợp với quân đội Trung Quốc, vì binh lính của họ chủ yếu di chuyển bằng sức người, với số đạn hạn chế khi mang theo.
Trong những năm 1950-60, súng trường CKC cũng rất phù hợp với học thuyết quân sự của Trung Quốc, vốn ưu tiên súng trường cơ bản, tấn công bắn tỉa và phục kích, hơn các cuộc giao tranh trực tiếp. Thậm chí Trung Quốc còn phát triển phiên bản súng trường K-63 trên nền tảng lai súng CKC và AK-47. Nguồn ảnh: QQ.
Trong những năm 1950-60, súng trường CKC cũng rất phù hợp với học thuyết quân sự của Trung Quốc, vốn ưu tiên súng trường cơ bản, tấn công bắn tỉa và phục kích, hơn các cuộc giao tranh trực tiếp. Thậm chí Trung Quốc còn phát triển phiên bản súng trường K-63 trên nền tảng lai súng CKC và AK-47. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh súng trường tấn công AK-74 - phiên bản phổ biến thứ hai của dòng súng trường tấn công AK. Nguồn: Victor.

GALLERY MỚI NHẤT