Trong suy nghĩ của chúng ta, Hoàng đế là người lo liệu tất cả mọi việc lớn nhỏ trong nước, mỗi ngày hẳn phải xử lý trăm việc, cả ngày bận đến tối tăm mặt mũi.
Tuy rằng Hoàng đế là người nắm quyền lực tối cao, muốn là gì thì làm, nhưng người có thể suốt 28 năm không hề thiết triều thì chỉ có duy nhất một người.
Người đó chính là Hoàng đế tại vị lâu nhất thời nhà Minh – Vạn Lịch. 10 năm đầu ông còn hăm hở phấn đấu, đến 10 năm tiếp theo dần từ chăm biến thành lười, đến 28 năm cuối thì hoàn toàn không lo việc gì hết. Vạn Lịch tuy không phải kẻ tầm thường nhưng lại thiếu chút tài trí mưu lược kiệt xuất.
Các thế hệ sau có nhiều đánh giá bất đồng về ông, có người cho rằng tuy Vạn Lịch không thường thượng triều nhưng ông vẫn trị vì đất nước rất tốt. 28 năm không lên triều, đất nước sẽ không hỗn loạn?
Thực tế là quốc gia thực sự không loạn, không những không loạn thậm chí còn làm được nhiều việc quan trọng cho đất nước.
Theo rất nhiều tư liệu lịch sử nhà Minh từng ghi chép lại, Vạn Lịch Đế bởi vì sức khỏe không tốt nên không tiện ra mặt tham dự các hoạt động.
Song lý do này bị rất nhiều các vị đại thần trong triều nghi ngờ, bởi vì họ không hề tin vào lý do đó mà cho rằng Vạn Lịch bởi vì thời gian dài trầm mê trong tửu sắc cho nên sức khỏe mới sa sút, cho rằng Vạn Lịch chỉ biết thoái thác trách nhiệm.
Vạn Lịch sức khỏe không tốt nên không thiết triều?
Vậy, Hoàng đế Vạn Lịch có thật sự giống như sử sách ghi chép, bởi vì sức khỏe không tốt nên không tảo triều?
Câu hỏi này trong suốt hơn 300 năm không tìm ra lời giải, cho đến khi Quách Mạt Nhược – Viện trưởng Viện nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cùng nhà khảo cổ học Ngô Hàm khai quật 30 lăng mộ trong Định Lăng vào năm 1958.
Theo những gì phát hiện được, các chuyên gia đã nhận định, Hoàng đế Vạn Lịch mắc phải bệnh loạn dưỡng cơ rất nặng hay nói cách khác, ông có bệnh ở chân khiến hai chân không tương xứng.
Thử nghĩ một chút, chúng ta sẽ nhận ra ngay một vấn đề. Với một vị Hoàng đế mà nói, chứng bệnh này là sự sỉ nhục vô cùng lớn. Ngôi vị thiên tử là ngôi vị cao nhất, hình tượng là thứ rất quan trọng, cho nên Vạn Lịch rất đau khổ vì việc này, ông không muốn để hình ảnh bản thân "tập tễnh" xuất hiện trước mặt bá quan văn võ.
Ngoài ra, còn có một câu chuyện khác cũng liên quan đến bệnh ở chân của Vạn Lịch.
Tương truyền, Vạn Lịch từng nằm mơ, trong mơ ông thấy một con hổ hung dữ cắn bị thương chân mình. Mơ đến đây, Hoàng đế giật mình tỉnh giấc, trong cơn hoảng loạn chưa dứt, Vạn Lịch liền hạ thánh chỉ bỏ đói con hổ đang nuôi.
Chính vì thế nên không có ai đến chăm nuôi con hổ ở Tây Uyển nữa, kết quả là con vật bị bỏ đói đến chết.
Câu truyện này tuy thật hoang đường, nhưng nó được viết trong cuốn "Vạn Lịch dã hoạch biên" do Thẩm Đức Phù – một người sống ở Bắc Kinh bấy giờ viết lại, độ tin cậy tương đối cao.
Cho nên, có cơ sở để tin chuyện Vạn Lịch 28 năm không thượng triều, trốn trong thâm cung không gặp ai cả.
Nhưng chỉ điều này thì chưa đủ để chứng minh Vạn Lịch là một vị hôn quân, mặc dù phần lớn thời gian ông dành để vui chơi, hưởng lạc trong hậu cung nhưng ông vẫn giành thời gian để xử lý chuyện triều chính chứ không phải là phớt lờ, không thấy không nghe.
Mặc dù Vạn Lịch không lên triều, nhưng đằng sau vẫn còn một tập đoàn quan văn hùng hậu cùng nhau giải quyết truyện triều chính, nhờ thế nên quốc gia vẫn được vận hành bình thường.