Tại sao chiến đấu cơ F-35 tối tân lại kém hơn F-16?

(Kiến Thức) - Do những lỗ hổng trong thiết kế khung thân khiến chiến đấu cơ F-35 cực kỳ đắt tiền thua cả mẫu tiêm kích F-16 rẻ tiền hơn nhiều.

Tại sao chiến đấu cơ F-35 tối tân lại kém hơn F-16?
Với việc thử nghiệm và huấn luyện đối kháng không ngừng, tính năng thực sự của chiến đấu cơ F-35 cũng ngày càng khó ghi được điểm tốt. Gần đây trong cuộc đối kháng với F-16, máy bay F-35 đã bị đánh bại, bất luận là khả năng tăng tốc hay là khả năng cuộn lượn vòng, F-35 đều kém xa F-16.
Trên thực tế những người quen thuộc với lý thuyết thiết kế máy bay, sẽ không thể tin được là F-35 có khả năng chiến đấu tầm gần chỉ tốt hơn máy bay chiến đấu thế hệ 3. Vì thiết kế của nó tập trung vào tấn công đối đất và đối hải, chứ không phải là không chiến. Thực tế là tên gọi ban đầu của dự án F-35 là “máy bay tấn công tàng hình liên hợp”.
Máy bay F-35 chưa đạt tiêu chí máy bay thế hệ 5
Tiêu chí về tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ 5 phải đạt được 4 đặc chưng trọng tâm đó là khả năng tàng hình, khả năng bay hành trình siêu thanh, khả năng cơ động vượt máy bay thế hệ 4 truyền thống và thiết bị điện tử hàng không hiện đại.
Tai sao chien dau co F-35 toi tan lai kem hon F-16?
 F-35 chưa đạt được tiêu chi của máy bay thế hệ 5.
Cho đến nay, chỉ có F-22 có thể phù hợp hoàn toàn 4 điều kiện đặc trưng này. Còn máy bay J-20 của Trung Quốc do thiếu động cơ hiện đại nên giai đoạn đầu phục vụ rất khó có được khả năng hành trình siêu thanh thực sự, nhưng mấy điều kiện của nó đều hoàn toàn phù hợp yêu cầu. Trong khi đó, Su T-50 của Nga được các chuyên gia Trung Quốc cho rằng không thể tàng hình. Vì, vỏ bọc động cơ cũng như của hút không khí khó che được hết nguồn nhiệt.
Trong khi đó, máy bay chiến đấu F-35 so với 4 điều kiện tiêu chuẩn này, ít nhất 2 điều kiện không đủ. Nó không có được khả năng bay hành trình siêu thanh và siêu cơ động. Trên thực tế việc đạt tốc độ cao và tính cơ động cơ bản của F-35 rất bình thường. 
Khả năng đạt tốc độ cao của F-35 kém
Trong kế hoạch của dự án ban đầu, chiến đấu cơ F-35 được xem như là phương án tiêm kích tàng hình giá rẻ, dùng để xuất khẩu cho các nước đồng minh Mỹ và đặc biệt là bù đắp khả năng tấn công còn thiếu sót của F-22 (cụ thể, kho vũ khí trong thân F-22 chỉ mang được tối đa 2 quả bom 454kg, 2 quả tên lửa tầm trung AIM-120, 2 quả tên lửa AIM-9L).
Vì vậy, nó được yêu cầu có khoang chứa đạn đặc biệt lớn, có thể mang được 2 quả bom 907kg trong điều kiện mang theo 2 quả tên lửa tầm trung AIM-120 để duy trì khả năng không chiến tự vệ và bay tầm xa. Lợi dụng tính năng tàng hình thâm nhập hệ thống phòng không đối phương để hoàn thành nhiệm vụ tấn công chiều sâu.
Tai sao chien dau co F-35 toi tan lai kem hon F-16?-Hinh-2
Cận cảnh ngăn chứa vũ khí của F-35.
Do yêu cầu tải trọng lớn và tầm bay lớn, khiến cho F-35 cần phải có không gian bên trong thân máy bay đặc biệt để chứa đạn dược và nhiên liệu. Cộng với việc kiểm soát chi phí và yêu cầu tầm bay của nó, làm cho F-35 chỉ có thể sử dụng được một động cơ, để giảm chi phí mua sắm và tiêu hao nhiên liệu. 
Tuy nhiên, các phương án đó khiến chiến đấu cơ F-35 "béo". Mà trong lực cản tốc độ âm thanh, lực cản sóng xung kích phần đầu chiếm tuyệt đối, nó đặc biệt nhạy cảm đối với độ sắc nhọn và diện tích mặt cắt ngang của thân máy bay.
F-35 không có được tính năng nhào lộn tốt
Thực sự mà nói, máy bay như F-35 phải mất khoảng 14 tấn trọng lượng rỗng, trọng lượng bay tối đa thực sự chỉ gần 32 tấn; chỉ dựa vào nhiên liệu trong thân máy bay để đạt được bán kính tác chiến hơn 1.000km, thực sự là rất khó khăn. Vì vậy trong rất nhiều lựa chọn tính năng, F-35 cần phải ưu tiên bảo đảm bay và đợi chỉ thị trọng tâm liên quan đến nhiệm vụ tấn công.
Khả năng lượn vòng và nhào lộn của F-35 không tốt là do diện tích cánh của nó tương đối nhỏ. Trong khi đó những máy bay như F-15 và F-22 có diện tích cánh lớn, lực nâng tạo ra nhiều, cho nên việc bay lượn vòng đặc biệt nhanh.
Nhưng một khía cạnh khác là diện tích cánh máy bay lớn, thì lực cản và trọng lượng cũng lớn. Với tốc độ cận âm, gia tăng diện tích bề mặt tiếp xúc sẽ làm cho máy bay phải tiêu hao nhiều nhiên liệu để khắc phục sự ma sát giữa máy bay và không khí. 
Trên thực tế khả năng cuộn đều dựa vào diện tích cánh máy bay. Nguyên lý cuộn một bên của máy bay là lực nâng hai bên thân máy bay không cân bằng, bên nào lực nâng lớn máy bay sẽ nghiêng về bên đó. Ban đầu kết cấu ngăn chứa đạn hai bên thân máy bay sẽ làm tăng quán tính chuyển động của máy bay, buộc F-35 phải mất nhiều sức để bật lên, thời điểm này diện tích bề mặt khí động học kiểm soát cuộn lại không đủ lớn, điều này tất nhiên làm tính năng nhào lộn sẽ càng kém.

Chứng kiến kho vũ khí của tiêm kích tàng hình F-35

(Kiến Thức) - Tiêm kích tàng hình F-35 có khả năng mang tới hơn 20 loại vũ khí khác nhau do nhiều quốc gia gồm Mỹ, Anh, Đức sản xuất.

Chứng kiến kho vũ khí của tiêm kích tàng hình F-35
Chung kien kho vu khi cua tiem kich tang hinh F-35
 Series tiêm kích tàng hình F-35 do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển có khả năng mang đến 8,1 tấn vũ khí ở trên cánh và trong khoang thân. Cụ thể, ở 6 giá treo ngoài trên cánh có thể mang 6,8 tấn trong khi 2 khoang vũ khí trong thân mang được 1,36 tấn. Tuy nhiên, việc mang tối đa vũ khí có thể khiến F-35 mất đi ưu thế tàng hình.

Nhận diện tàu tuần tra Mỹ bán cho Việt Nam

(Kiến Thức) - Mỹ sẽ bán cho Việt Nam tàu tuần tra loại Metal Shark nhằm tăng cường khả năng phòng thủ biển đảo trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp.

Nhận diện tàu tuần tra Mỹ bán cho Việt Nam
Nhan dien tau tuan tra My ban cho Viet Nam
 Trong chuyến thăm Hà Nội mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố, Washington sẽ hỗ trợ 18 triệu USD để giúp Hà Nội sắm thêm các tàu tuần tra cao tốc loại Metal Shark của Mỹ để tăng cường khả năng phòng thủ trên biển.

Tiết lộ cảnh "mặc áo tàng hình" cho tiêm kích F-35

Trong nhà máy được bảo vệ nghiêm ngặt ở Texas, Mỹ, tập đoàn Lockheed Martin sử dụng dây chuyền sơn tối tân để phủ lên tiêm kích F-35 lớp “áo tàng hình”.

Tiết lộ cảnh "mặc áo tàng hình" cho tiêm kích F-35
Tiet lo canh
 Dây chuyền sơn của tiêm kích F-35 hoàn toàn không có sự can thiệp trực tiếp của con người. Nhằm đạt được sự hoàn hảo, ba robot được dẫn đường bằng laser, phủ lên thân F-35 vật liệu đặc biệt, giúp nó giảm tiết diện phản hồi radar. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới