Tái hiện khuôn mặt Pharaoh Ai Cập từ bộ hài cốt

Được gọi là KV55, bộ hài cốt của vị vua Ai Cập cổ đại này được tìm thấy vào năm 1907 ở Thung lũng các vị Vua (Valley of the Kings).

Tái hiện khuôn mặt Pharaoh Ai Cập từ bộ hài cốt

Cuối tháng 3/2021, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Pháp y, Cổ sinh học, Khảo cổ học (FAPAB) ở Sicily, Italy, đã có một công bố khiến cả thế giới bất ngờ. Họ đã tiến hành tái tạo lại khuôn mặt của một Pharaoh Ai Cập cổ đại, có thể là cha của vua Tutankhamun, bằng cách sử dụng hình ảnh kỹ thuật số. 

Họ đã làm việc chặt chẽ với Cicero Moraes, một nghệ sĩ pháp y 3D đến từ Brazil, người nổi tiếng với công việc tái tạo khuôn mặt của người xưa. Theo bài đăng trên Facebook của FAPAB, không giống như các bản tái tạo khuôn mặt trước đây của KV55, mô hình mới này không có tóc, đồ trang sức và các đồ trang điểm khác, để "tập trung vào các đặc điểm trên khuôn mặt của vị vua này".

Tai hien khuon mat Pharaoh Ai Cap tu bo hai cot

Khuôn mặt vị vua với những nét vương giả và thanh thoát đã thực sự gây chú ý và được nhiều tờ báo đăng tải. Nhiều cư dân mạng không khỏi trầm trồ trước nhan sắc thuộc hàng "mĩ nam" của vị vua sống ở thời đại ngàn năm trước. Khuôn mặt giống như của một thanh niên 20 tuổi với những đường nét hài hòa và sống mũi cao.

Theo tờ Livescience, hình ảnh khuôn mặt được tái hiện từ một hài cốt gọi là KV55 được phát hiện năm 1907 ở Thung lũng các vị vua (Valley of the Kings), Ai Cập, cách lăng mộ của Tutankhamun không xa. Người ta cho rằng đây là hài cốt của Pharaoh Akhenaten, cha ruột của vua Tutankhamun. 

Tai hien khuon mat Pharaoh Ai Cap tu bo hai cot-Hinh-2
Tai hien khuon mat Pharaoh Ai Cap tu bo hai cot-Hinh-3

Theo một số nguồn tư liệu lịch sử, Akhenaten kết hôn với một trong những chị gái của mình, và sinh ra vua Tutankhamen. Tuy nhiên, Tutankhamen là kết quả của cuộc hôn nhân cận huyết nên ông gặp nhiều vấn đề sức khỏe, các chuyên gia tin rằng đó chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết sớm của vị Pharaoh này.

Nhờ công nghệ hiện đại, một phân tích ADN đã được thực hiện khoảng một thế kỷ sau khi hài cốt KV55 được tìm thấy, cho thấy đó chính là cha ruột của vua Tutankhamen. Bên cạnh đó, những manh mối khác trong lăng mộ cho các nhà khảo cổ biết rằng đó là Pharaoh Akhenaten, người trị vì từ năm 1353 trước Công nguyên đến năm 1335 trước Công nguyên và là vị vua đầu tiên tôn sùng thuyết độc thần ở Ai Cập. 

Tai hien khuon mat Pharaoh Ai Cap tu bo hai cot-Hinh-4
Tai hien khuon mat Pharaoh Ai Cap tu bo hai cot-Hinh-5
Tai hien khuon mat Pharaoh Ai Cap tu bo hai cot-Hinh-6
Tai hien khuon mat Pharaoh Ai Cap tu bo hai cot-Hinh-7

Tuy nhiên, một số chuyên gia phản đối những kết luận này. Họ cho rằng, danh tính thực sự của hài cốt này vẫn chưa thể kết luận chắc chắn. 

Quá khứ mờ mịt

Akhenaten lên ngôi vua với tên gọi Amenhotep IV, có nghĩa là "Người hầu của Aten" - một vị thần mặt trời của Ai Cập - vào đầu thời kỳ trị vì của ông. Sau đó, ông tiến hành loại bỏ chức quan tư tế phục vụ cho các vị thần của Ai Cập, để thiết lập một tín ngưỡng thờ thần Aten, theo Khoa Lịch sử của Đại học Bang Ohio.

Tai hien khuon mat Pharaoh Ai Cap tu bo hai cot-Hinh-8

Theo một tuyên bố của FAPAB công bố vào ngày 10/3/2021, các nhà khảo cổ tìm thấy hài cốt KV55 trong một ngôi mộ chưa được trang trí có chứa những viên gạch có khắc các câu thần chú mang tên Akhenaten. Một chiếc quan tài khác và những chiếc lọ hình tròn chứa hài cốt của một người phụ nữ tên Kiya, người được xác định là vợ lẽ của Akhenaten.

Akhenaten đã được ướp xác, nhưng phần thịt không được bảo quản nguyên vẹn, chỉ còn lại bộ xương. Dựa trên các đồ vật trong ngôi mộ và giới tính của bộ xương, một số nhà khảo cổ học kết luận rằng đó chính là vua Akhenaten. Tuy nhiên, phân tích răng và xương cho thấy người này chết ở độ tuổi rất trẻ. 

Tai hien khuon mat Pharaoh Ai Cap tu bo hai cot-Hinh-9

Francesco Galassi - giám đốc và đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu FAPAB, phó giáo sư khảo cổ học tại Đại học Flinders ở Australia - nói: "Ông ấy mất khoảng 26 tuổi - và có thể chỉ từ 19 đến 22 tuổi, trong khi các ghi chép cho thấy Akhenaten đã cai trị trong 17 năm và có một người con gái trong năm đầu tiên trị vì của ông".

Ông cho biết thêm: "Một số nhà khảo cổ có xu hướng cho rằng ông ấy bắt đầu trị vì khi còn là một thanh niên chứ không phải một đứa trẻ. Các chuyên gia khác đã đề xuất rằng KV55 có thể là Smenkhkare, em trai của Akhenaten, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy người anh em ấy tồn tại.

Tai hien khuon mat Pharaoh Ai Cap tu bo hai cot-Hinh-10

Ngày nay, Smenkhkare thường được cho là không phải người thật, mà là một danh tính được xây dựng cho Nữ hoàng Nefertiti, người có thể đã lấy tên này khi bà lên ngôi sau cái chết của Akhenaten. 

Ông Galassi nói rằng điều này sẽ loại trừ một cách hiệu quả giả thuyết KV55 chính là em trai của Akhenaten.

Tai hien khuon mat Pharaoh Ai Cap tu bo hai cot-Hinh-11

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 trên tạp chí JAMA, phân tích di truyền cho rằng KV55 là con trai của Amenhotep III và cha của Tutankhamen, điều này càng góp phần củng cố khẳng định ông là Akhenaten. Tuy nhiên, kết luận này cũng không phải là không gây tranh cãi, vì dữ liệu di truyền của xác ướp Ai Cập có thể "phức tạp" bởi thực tế rằng hôn nhân loạn luân là điều thường xảy ra thời đại này.

Đại diện FAPAB cho biết một báo cáo chi tiết hơn về việc tái tạo dung mạo KV55 sẽ được công bố trong năm 2021.

Cực sốc xác ướp Pharaoh có số phận chìm nổi nhất Ai Cập

(Kiến Thức) - Sau khi qua đời, Ramesses I được chôn cất tại Thung lũng các vị vua. Ngôi mộ của ông được phát hiện bởi nhà khảo cổ Giovanni Belzoni năm 1817. Cuộc phiêu lưu của xác ướp pharaoh Ai Cập này bắt đầu không lâu sau đó.

Cực sốc xác ướp Pharaoh có số phận chìm nổi nhất Ai Cập
Cuc soc xac uop Pharaoh co so phan chim noi nhat Ai Cap
Trong số hàng chục xác ướp pharaoh Ai Cập từng được phát hiện cho đến nay, xác ướp pharaoh Ramesses I có thể được coi là xác ướp có số phận chìm nổi nhất.
Cuc soc xac uop Pharaoh co so phan chim noi nhat Ai Cap-Hinh-2
Ngược dòng lịch sử, Ramesses I có tên thật là Pramesse, Ông vốn là một vị Tể tướng tài giỏi của Horemheb, vị pharaon cuối cùng của Vương triều thứ 18.

Bí ẩn pharaoh Ai Cập mắc căn bệnh khổng lồ hiếm gặp

(Kiến Thức) - Pharaoh Ai Cập có tên Sanakht trị vì đất nước vào khoảng 4.700 năm trước. Ông hoàng bí ẩn này có ngoại hình to lớn bất thường. Các chuyên gia suy đoán pharaoh Ai Cập mắc căn bệnh khổng lồ hiếm gặp.

Bí ẩn pharaoh Ai Cập mắc căn bệnh khổng lồ hiếm gặp
Bi an pharaoh Ai Cap mac can benh khong lo hiem gap
 Cách đây 4.700 năm, Sanakht trị vì vương triều thứ ba trong gần 20 năm. Pharaoh Ai Cập ít được biết đến này gây chú ý với bí ẩn về cơ thể cao lớn hơn rất nhiều so với người bình thường.

Giải mật vị thần được coi là cha của các pharaoh Ai Cập

(Kiến Thức) - Khnum hay còn gọi Khnemu là một trong những vị thần được người Ai Cập cổ đại thờ phụng sớm nhất. Vị thần này đại diện cho nước và sinh sản. Đặc biệt, thần Khnum được coi là cha của các pharaoh Ai Cập.

Giải mật vị thần được coi là cha của các pharaoh Ai Cập
Giai mat vi than duoc coi la cha cua cac pharaoh Ai Cap
 Trong đời sống tâm linh của người dân và pharaoh Ai Cập thời cổ đại, Khnum hay còn gọi Khnemu là vị thần quan trọng. Vị thần này được người Ai Cập thờ phụng từ năm 2925 trước Công nguyên – 2775 trước Công nguyên. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới