Tác hại khôn lường khi bé ngủ chổng mông lên trời

Tác hại khôn lường khi bé ngủ chổng mông lên trời

(Kiến Thức) - Bé ngủ chổng mông lên trời có thể sẽ gây nên tình trạng khó thở, đầu mặt phát triển bất thường, thậm chí ảnh hưởng tới cơ quan nội tạng.

Có một số  bé ngủ chổng mông lên trời và cha mẹ coi đó là việc bình thường. Họ mặc kệ con ngủ theo ý thích, mà không biết rằng đây là tư thế không có lợi cho sức khỏe, và sự phát triển của trẻ.
Có một số bé ngủ chổng mông lên trời và cha mẹ coi đó là việc bình thường. Họ mặc kệ con ngủ theo ý thích, mà không biết rằng đây là tư thế không có lợi cho sức khỏe, và sự phát triển của trẻ.
Theo Bác sĩ Yên Lâm Phúc, tại Học viện quân y cho hay tư thế ngủ phổ biến và có lợi cho trẻ nhỏ là nằm ngửa dang hay tay 2 chân. Nằm nghiêng ôm gối hoặc nằm gác chân lên cao cũng là tư thế tốt và thoải mái giúp ngủ sâu
Theo Bác sĩ Yên Lâm Phúc, tại Học viện quân y cho hay tư thế ngủ phổ biến và có lợi cho trẻ nhỏ là nằm ngửa dang hay tay 2 chân. Nằm nghiêng ôm gối hoặc nằm gác chân lên cao cũng là tư thế tốt và thoải mái giúp ngủ sâu
Còn tư thế bé ngủ chổng mông lên trời sẽ bị khó thở, thậm chí ngạt thở. Với dáng ngủ này, nếu muốn dễ thở bé phải nằm úp mặt xuống gối để cổ họng thẳng. Tuy nhiên việc úp mặt xuống lại khiến mũi và miệng bé bị gối chặn gây ngạt thở và càng khó thở hơn.
Còn tư thế bé ngủ chổng mông lên trời sẽ bị khó thở, thậm chí ngạt thở. Với dáng ngủ này, nếu muốn dễ thở bé phải nằm úp mặt xuống gối để cổ họng thẳng. Tuy nhiên việc úp mặt xuống lại khiến mũi và miệng bé bị gối chặn gây ngạt thở và càng khó thở hơn.
Bé nằm ngủ chổng mông còn dễ gây ra sự bất đối xứng trong phát triển đầu và mặt. Thường bé sẽ hay nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Vì nghiêng và đè lệch nên đầu bé bị ép xuống có thể gây biến dạng.
Bé nằm ngủ chổng mông còn dễ gây ra sự bất đối xứng trong phát triển đầu và mặt. Thường bé sẽ hay nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Vì nghiêng và đè lệch nên đầu bé bị ép xuống có thể gây biến dạng.
Nằm ngủ sấp chổng mông còn gây tức ngực và ảnh hưởng các cơ quan trong bụng. Khi bé nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, thì các cơ quan nội tạng nằm trong ổ bụng được thư thái hơn và hoạt động dễ dàng hơn.
Nằm ngủ sấp chổng mông còn gây tức ngực và ảnh hưởng các cơ quan trong bụng. Khi bé nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, thì các cơ quan nội tạng nằm trong ổ bụng được thư thái hơn và hoạt động dễ dàng hơn.
Còn khi bé nằm sấp chổng mông, tạng bụng lại cao hơn ngực, xô xuống ngực, lấn át vào ngực dẫn đến hô hấp khó khăn hơn.
Còn khi bé nằm sấp chổng mông, tạng bụng lại cao hơn ngực, xô xuống ngực, lấn át vào ngực dẫn đến hô hấp khó khăn hơn.
Ngủ kiểu này cũng dễ làm thoát vị cơ hoành và gây ra triệu chứng y hệt như tắc ruột, khiến bé đau đớn khó chịu.
Ngủ kiểu này cũng dễ làm thoát vị cơ hoành và gây ra triệu chứng y hệt như tắc ruột, khiến bé đau đớn khó chịu.
Đặc biệt khi bé nằm sấp ngủ chổng mông làm máu dồn về não quá nhiều. Máu về nhiều làm dãn mạch, phù nề cuống mũi và rất khó cho trao đổi hô hấp.
Đặc biệt khi bé nằm sấp ngủ chổng mông làm máu dồn về não quá nhiều. Máu về nhiều làm dãn mạch, phù nề cuống mũi và rất khó cho trao đổi hô hấp.
Đồng thời, tư thế này cũng gây ra sự kích thích các trung tâm trên não làm bé ngủ không ngon và không sâu.
Đồng thời, tư thế này cũng gây ra sự kích thích các trung tâm trên não làm bé ngủ không ngon và không sâu.
Nằm sấp hoặc chổng mông lên để ngủ dễ gây ra nôn trớ. Vì thức ăn từ dạ dày xô xuống ngực, van tâm vị (cửa trên dạ dày) có lực co thắt yếu hơn van môn vị (cửa dưới dạ dày). Nên bé dễ nôn trớ lúc mới ngủ, lúc ngủ say hoặc khi mới tỉnh dậy.
Nằm sấp hoặc chổng mông lên để ngủ dễ gây ra nôn trớ. Vì thức ăn từ dạ dày xô xuống ngực, van tâm vị (cửa trên dạ dày) có lực co thắt yếu hơn van môn vị (cửa dưới dạ dày). Nên bé dễ nôn trớ lúc mới ngủ, lúc ngủ say hoặc khi mới tỉnh dậy.

GALLERY MỚI NHẤT