Tác hại của rau mồng tơi phải tránh xa kẻo rước bệnh

Bên cạnh những công dụng tốt, mồng tơi cũng đem đến những tác hại không mong muốn nếu ta lạm dụng, ăn sai cách. Hãy chú ý những điều sau đây khi ăn loại rau này.

Tác hại của rau mồng tơi phải tránh xa kẻo rước bệnh

1. Công dụng của rau mùng tơi

Trước tiên, nói đến công dụng của rau mồng tơi thì nhiều vô số kể. Bởi rau mồng tơi có tính hàn, không độc, có tác dụng nhuận tràng, thải chất chống béo phì nên đây được xem là vị “cứu tinh” cho những ai có mỡ và đường cao trong máu, đặc biệt là phụ nữ muốn giảm cân.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A có trong mồng tơi rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tạo ra các tế bào bạch cầu để ngăn ngừa vi khuẩn và virus. Thế nên, những ai nằm thuộc tuýp người ốm yếu, cơ thể hay mắc bệnh thì đừng quên dùng đến rau mồng tơi.

Tac hai cua rau mong toi phai tranh xa keo ruoc benh

Ảnh minh họa.

Ăn sống gây đầy bụng, khó tiêu

Theo kinh nghiệm dân gian, các loại rau có nhiều chất nhầy như mồng tơi, mướp hương, đậu bắp, rau đay…cần được nấu chín kỹ. Việc ăn sống có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Những người ăn uống khó tiêu, thường đầy bụng, lạnh bụng hoặc gặp vấn đề khi độ ẩm môi trường tăng (đau nhức xương khớp, bắp thịt, cơ thể nặng nề) nên hạn chế dùng để tránh làm cơ thể ốm yếu thêm.

Mồng tơi cần được nấu chín tới để tận dụng các chất dinh dưỡng trong rau. Không nên để sống hoặc chín kỹ, không đậy nắp sau khi nấu.

Ăn khi bị sỏi thận

Đối với người mắc bệnh sỏi thận, nên tránh ăn rau mồng tơi. Nguyên nhân là do rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric. Hàm lượng cao axít uric trong cơ thể làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Ănkhi bị tiêu chảy

Tac hai cua rau mong toi phai tranh xa keo ruoc benh-Hinh-2

Ảnh minh họa.

Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.

Cũng chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên người đang bị đau bụng, tiêu chảy nên hạn chế sử dụng. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.

Ăn nhiều mồng tơi gây mảng bám ở răng

Nếu thường xuyên ăn rau mồng tơi, sau khi ăn, bạn sẽ có cảm giác như răng bị nhớt và mảng bám. Xuất hiện vấn đề này là do các axit oxalic trong thực phẩm này không hòa tan trong nước nên chúng lì lợm bám lại ở răng. Thế nên, cách tốt nhất để loại bỏ chúng là cần phải đánh răng ngay sau bữa ăn.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn sẽ đặt ra câu hỏi: Vậy ăn mồng tơi như thế nào cho tốt? Thì các chuyên gia đã chỉ ra rằng, chúng ta nên ăn rau mồng tơi cách bữa và chế biến thành nhiều món khác nhau, điều này không những giúp ăn ngon mà còn phát huy được công dụng của nó.

Đồng thời, để khắc phục hàm lượng axit oxalic có trong mồng tơi – một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng thì chúng ta nên ăn kèm mồng tơi với các thực phẩm giàu vitamin C như: cà chua, bông cải xanh, súp lơ… Và sau khi ăn có thể tráng miệng bằng các loại quả như: đu đủ, dâu tây, ổi… để các vitamin có trong thực phẩm này giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ lại canxi và sắt.

Những loại rau mọc dại cực tốt cho sức khỏe

(Kiến Thức) - Nhiều loại rau mọc dại hoặc trồng đơn giản trong vườn rất bổ dưỡng và còn tốt cho sức khỏe. Rau không chỉ chứa các thành phần tốt cho sức khỏe mà còn có thể là những vị thuốc có giá trị chữa bệnh cao.

Những loại rau mọc dại cực tốt cho sức khỏe
Nhung loai rau moc dai cuc tot cho suc khoe

Rau dớn là một loại rau mọc dại và ít có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, rau dớn là một vị thuốc quý trong Đông Y, có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Loại rau này được sử dụng trong đông y để chữa giảm đau cơ xương khớp, đau xương vì nó có một số chất có thể ức chế vi khuẩn, giải độc và khử trùng, giảm đau.

Nhung loai rau moc dai cuc tot cho suc khoe-Hinh-2
Khi thu hái, người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm cũng có thể dùng ăn sống. Còn thân thì được phơi khô sắc lấy nước uống để giảm đau. Ngoài ra, loại cây này được xem là cây thuốc quý được dùng để chữa thận hư, tiêu chảy, bong gân, tụ máu sai khớp, phong thấp, cầm máu...
Nhung loai rau moc dai cuc tot cho suc khoe-Hinh-3
Rau sam có vị chua hơi đắng, tính mát, chứa nhiều glycosit, saponin, chất nhầy, axít hữu cơ, muối kali và nhiều vitamin như A, B1, B2, C, PP. Rau được xem là vị thuốc giải độc, ngăn ngừa chảy máu, giúp cầm máu nhanh, có thể làm giảm lượng đường trong máu, duy trì lượng đường trong máu liên tục.
Nhung loai rau moc dai cuc tot cho suc khoe-Hinh-4
Rau sam có vai trò rất lớn trong việc giải nhiệt, làm mát cơ thể, đường ruột, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Rau sam tốt nhất nên luộc, nấu canh hoặc làm salat, xào lên để ăn.
Nhung loai rau moc dai cuc tot cho suc khoe-Hinh-5
Rau càng cua mọc nhiều ở đất ruộng ẩm ướt. Hoạt chất chiết từ rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, kháng khuẩn, kháng nấm rộng. Rau càng cua còn làm thuốc chữa đau bụng, áp xe, mụn, bỏng nước, gout, thấp khớp...    
Nhung loai rau moc dai cuc tot cho suc khoe-Hinh-6
Một số nước trên thế giới còn dùng toàn bộ cây càng cua để chữa ho, sốt cao, làm lành vết thương, hạ cholesterol... Mỗi ngày bạn nên dùng 100 đến 200g rau tươi hoặc lấy nước chiết cô đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
Nhung loai rau moc dai cuc tot cho suc khoe-Hinh-7
Rau đắng đất hay còn gọi là rau đắng lá vòng, mọc hoang trên các vùng đất khô cạnh bãi sông, ven biển, nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhung loai rau moc dai cuc tot cho suc khoe-Hinh-8
Rau đắng đất có vị đắng, tính mát, giúp nhuận gan, thông tiểu, trị kinh phong. Ngoài ra, rau được dùng để chữa các bệnh như viêm gan vàng da, nổi mề đay, sốt. Bạn nên hái lúc cây chưa ra hoa, rửa sạch, ăn sống hoặc làm rau ăn kèm với món cháo cá lóc. Mỗi ngày dùng 50-100 g nấu canh hoặc sắc lấy nước uống.
Nhung loai rau moc dai cuc tot cho suc khoe-Hinh-9
Rau dền dại có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Trong lá rau chứa hàm lượng vitamin A, B, C, PP, nhiều protid đặc biệt là lysin với hàm lượng cao hơn bắp, lúa mì và đậu tương.
Nhung loai rau moc dai cuc tot cho suc khoe-Hinh-10
Mỗi ngày dùng 200 đến 500g rau dền luộc ăn và uống cả nước giúp thông tiểu, nhuận trường, chữa táo bón, kiết lỵ, dị ứng, mẩn ngứa, côn trùng đốt. Sử dụng hoa và hạt rau dền có tác dụng chữa phong nhiệt, mắt mờ.
Nhung loai rau moc dai cuc tot cho suc khoe-Hinh-11
Rau má cũng là loại rau mọc dại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo các sách thuốc cổ, rau má có vị đắng, tính hàn, vào được ba kinh Can, Tỳ và Thận, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc.
Nhung loai rau moc dai cuc tot cho suc khoe-Hinh-12
Rau thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả về mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, tiện huyết, khái huyết, thổ huyết, đau mắt đỏ, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, tổn thương do sang chấn, bỏng...Ảnh: Internet. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Cách trồng 6 loại rau sân thượng trong vụ xuân hè

(Kiến Thức) - Cuối mùa xuân, đầu mùa hè được xem là khoảng thời gian thích hợp để trồng rau trên sân thượng như các loại rau cải, rau mùng tơi, rau muống, rau dền...

Cách trồng 6 loại rau sân thượng trong vụ xuân hè
Cach trong 6 loai rau san thuong trong vu xuan he
 Mưa phùn ẩm ướt mùa xuân là thời tiết thuận lợi để trồng rau mùng tơi. Sau khi gieo hạt giống, cần phủ một lớp đất mỏng khoảng 0,5cm. Ảnh: FB Bảo Ngọc. 

Trổ tài vẩy rau, cô gái nhận cái kết “hết hồn chim én“

(Kiến Thức) - Muốn thể hiện chút "tài lẻ" vẩy rau trước mặt bạn bè, cô gái nhận cái kết chỉ muốn "độn thổ"

Trổ tài vẩy rau, cô gái nhận cái kết “hết hồn chim én“
Tro tai vay rau, co gai nhan cai ket “het hon chim en
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện 1 đoạn clip vui ghi lại hình ảnh một cô gái trổ tài vẩy rau nhưng kết quả không thể đắng "lòng hơn". 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.