Tác giả Thế giới phẳng mách Việt Nam cách cạnh tranh với Trung Quốc

Đứng cạnh nước lớn như Trung Quốc, nước nhỏ như Việt Nam muốn cạnh tranh cần tạo dựng lợi thế so sánh. Lòng tin và đổi mới chính là chìa khóa để Việt Nam có được điều đó.

Tác giả Thế giới phẳng mách Việt Nam cách cạnh tranh với Trung Quốc
Friedman cho biết ông vừa đến Kiev cách đây 2 tuần, nước có quy mô dân số tương đương Việt Nam và nằm gần cường quốc Nga. “Và hôm nay tôi lại đến Việt Nam, nước nằm gần một cường quốc rất hùng mạnh. Tôi quan tâm đến vấn đề các nước quy mô trung bình dung hòa quan hệ với những nước lớn như thế nào”, ông Friedman nói.
Nhà báo Thomas Friedman tại buổi gặp gỡ báo chí sáng 6/5. Ảnh: Trúc Quỳnh
Nhà báo Thomas Friedman tại buổi gặp gỡ báo chí sáng 6/5. Ảnh: Trúc Quỳnh
Trả lời câu hỏi làm thế nào để một nước nhỏ như Việt Nam khi đứng cạnh nước lớn như Trung Quốc vẫn có thể cạnh tranh và giảm được những bất lợi do toàn cầu hóa gây ra, chuyên gia này chia sẻ rằng trong lần sang thăm nhiều vùng lãnh thổ, ông chứng kiến rất nhiều đổi thay trong 20 năm qua, như giáo dục, cơ sở hạ tầng, kinh tế, nhưng chỉ một điều không thay đổi là vị trí địa lý, họ phải đứng cạnh nước khổng lồ.
Việt Nam cũng vậy, Việt Nam có thể thay đổi rất nhiều thứ, trừ vị trí địa lý. Friedman cho rằng để cạnh tranh với Trung Quốc Việt Nam cần có lợi thế so sánh.
Theo quan điểm của Friedman, đối với nước thu nhập trung bình như Việt Nam, các công ty lớn như Toyota hay General Motor có thể sang đây để xây nhà máy, và sử dụng tới 5.000 công nhân. Nhưng tại Mỹ, họ vẫn có thể xây nhà máy và sử dụng 5.000 robot.
Vì thế, để tăng trưởng, Việt Nam một người tạo việc làm cho 5 người vì cái ngày mà General Motor muốn sang Việt Nam đầu tư và tạo ra 5.000 việc làm thực sự đang qua đi. Vì thế, “nếu khả năng tạo lòng tin của các bạn tốt hơn ở Trung Quốc thì tôi cũng muốn khởi nghiệp tại Hà Nội thay vì Quảng Châu”, Friedman nói.
Về quan điểm thế giới phẳng, Friendman đùa rằng: “Tôi phải thú nhận quan điểm thế giới là phẳng trước đây của tôi là sai, vì thế giới phẳng hơn nhiều so với tôi từng nghĩ”. Ông cho rằng, tất cả những xu hướng mà ông nhận ra từ năm 1994 đang tiếp diễn với tốc độ nhanh hơn. Từ khi ông xuất bản cuốn sách Thế giới phẳng năm 2004, rất nhiều thay đổi đã diễn ra như Facebook, Twitter, iCloud, 4G, Linkedin, BigData, Skype... Thế giới đi từ chỗ kết nối đến siêu kết nối, từ liên kết tới phụ thuộc lẫn nhau.

Trung Quốc tung các giàn khoan “khủng” ra Biển Đông

Trung Quốc tung các giàn khoan “khủng” ra Biển Đông
Trung Quốc dùng 9 tàu vừa kéo, vừa hộ tống giàn khoan dầu khí Lệ Loan 3-1 ra Biển Đông.
 Trung Quốc dùng 9 tàu vừa kéo, vừa hộ tống giàn khoan dầu khí Lệ Loan 3-1 ra Biển Đông.

Thảm kịch Odessa có là cớ khiến Nga can thiệp QS Ukraine?

(Kiến Thức) - Theo báo chí phương Tây, với diễn biến ở thảm kịch Odessa hôm 2/5, một lần nữa Tổng thống Nga Putin lại có cớ để đưa quân vào Ukraine.

Thảm kịch Odessa có là cớ khiến Nga can thiệp QS Ukraine?
Theo đó, tại thành phố Ukraine là Odessa vào hôm thứ 6 (2/5), cuộc đụng độ đẫm máu (bao gồm cả vụ cháy tòa nhà công đoàn thảm khốc) đã nổ ra giữa các cổ động viên bóng đá từ Kharkov, chiến binh Right Sector và tự vệ Maidan với người biểu tình ủng hộ liên bang hóa. Sự kiện kinh hoàng trên (được giới truyền thông gắn cho tên Thảm kịch Odessa) có thể là cớ hoàn hảo để Nga can thiệp quân sự dưới chủ trương bảo vệ cộng đồng người dân nói tiếng Nga khỏi những lực lượng cực đoan.
Một người biểu tình thân Kiev ném bom xăng vào tòa nhà công doàn ở Odessa hôm 2/5.
 Một người biểu tình thân Kiev ném bom xăng vào tòa nhà công doàn ở Odessa hôm 2/5.
Trong khi đó, quân đội Kiev đã phớt lờ các cảnh báo rõ ràng từ Kremlin và đang gây sức ép lên điều đó bằng chiến dịch đàn áp lại người biểu tình ở miền đông nam, cụ thể là tỉnh Donetsk.

Tại sao Ukraine thất bại trong chiến dịch chống người biểu tình?

(Kiến Thức) -Có nhiều nguyên nhân khiến cho chiến dịch chống người biểu tình của Ukraine chỉ có thể đạt được những thành công hạn chế.

Tại sao Ukraine thất bại trong chiến dịch chống người biểu tình?
Tờ Kiev Post dẫn nguồn từ nhóm Information Resistance, sau một thời gian tích cực trong chiến dịch chống người biểu tình, từ ngày 4/5 đã có những bước lùi trong những hoạt động của lực lượng an ninh Ukraine.
Nguyên nhân của bước lùi này được cho là việc thiếu một trung tâm chỉ huy tại địa bàn của chiến dịch, việc thiếu hiệp đồng tác chiến giữa các đơn vị tham gia chiến dịch, thiếu vắng các mệnh lệnh quân sự cũng như thiếu việc lên kế hoạch cho việc sử dụng nguồn nhiên liệu và tài nguyên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.