Tác dụng của sàng lọc ung thư với phụ nữ lớn tuổi

(Kiến Thức) - Phụ nữ lớn tuổi không trải qua kiểm tra sàng lọc có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn.

Tác dụng của sàng lọc ung thư với phụ nữ lớn tuổi
Phụ nữ lớn tuổi không trải qua kiểm tra sàng lọc có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn.
 Phụ nữ lớn tuổi không trải qua kiểm tra sàng lọc có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn.

Các nhà khoa học Trung tâm nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trên 50 tuổi để ngăn chặn căn bệnh này. Nó cho thấy phụ nữ có lịch sử sàng lọc đầy đủ và kết quả kiểm tra bình thường giữa tuổi 50 và 64 có nguy cơ ung thư cổ tử cung thấp hơn.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu lấy từ 1.341 phụ nữ độ tuổi từ 65-83, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung từ năm 2007 - 2012, và 2646 phụ nữ không mắc bệnh. Kết quả cho thấy 49 / 10.000 phụ nữ không trải qua sàng lọc thường xuyên được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung, so với tỉ lệ 8 / 10.000 người được sàng lọc có kết quả bình thường.

Nghiên cứu cho thấy sàng lọc có hiệu quả tương tự đối với những phụ nữ được sàng lọc 5 năm / lần từ 50 – 64 tuổi, so với những người được sàng lọc 3 năm / lần ở cùng độ tuổi.

Ở Anh và Bắc Ai-len, phụ nữ trong độ tuổi từ 25 - 64 được mời kiểm tra ba năm một lần, và năm năm với phụ nữ từ 50 - 64. Tại Scotland, phụ nữ từ 20 - 60 tuổi được sàng lọc 3 năm / lần. Scotland cũng sẽ mở rộng kiểm tra đối với phụ nữ trên 64 từ năm 2015. Còn ở xứ Wales, phụ nữ từ 20 - 64 đều được kiểm tra theo chu kỳ 3 năm.

Jessica Kirby, quản lý thông tin y tế cao cấp nghiên cứu ung thư Anh, cho biết: "Những kết quả này bảo đảm rằng có một lợi ích thực sự cho phụ nữ trên 50 có tầm soát ung thư cổ tử cung. Chúng tôi khuyến khích phụ nữ tham gia sàng lọc cổ tử cung khi được mời".

10 căn bệnh ung thư do virus gây ra

(Kiến Thức) - Ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư hạch bạch huyết...là những căn bệnh do virus gây ra.

10 căn bệnh ung thư do virus gây ra
Ung thư cổ họng và virus HPV. Đây là loại virus gây nhiễm trùng cấp vùng họng, miệng và có thể dẫn đến ung thư vòm họng. Epstein-Barr có mặt ở mọi nơi trên trái đất và trong cơ thể của 97% số người trưởng thành. Đường truyền chủ yếu của virus này là nước bọt. Nam diễn viên gạo cội Michael Douglas là một trong những người mắc bệnh này do oral sex.
Ung thư cổ họng và virus HPV. Đây là loại virus gây nhiễm trùng cấp vùng họng, miệng và có thể dẫn đến ung thư vòm họng. Epstein-Barr có mặt ở mọi nơi trên trái đất và trong cơ thể của 97% số người trưởng thành. Đường truyền chủ yếu của virus này là nước bọt. Nam diễn viên gạo cội Michael Douglas là một trong những người mắc bệnh này do oral sex.
Ung thư gan và virus viêm gan C. Ở Nhật Bản, virus viêm gan C gây ung thư gan ở 75% số người mắc bệnh. Phần lớn các bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C sẽ phát triển thành xơ gan, sau đó là ung thư gan. Thời gian trung bình của người mắc viêm gan C phát triển thành ung thư gan là khoảng 28 năm. Sau 8 – 10 năm mắc xơ gan, bệnh cũng có nguy cơ chuyển thành ung thư gan.
Ung thư gan và virus viêm gan C. Ở Nhật Bản, virus viêm gan C gây ung thư gan ở 75% số người mắc bệnh. Phần lớn các bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C sẽ phát triển thành xơ gan, sau đó là ung thư gan. Thời gian trung bình của người mắc viêm gan C phát triển thành ung thư gan là khoảng 28 năm. Sau 8 – 10 năm mắc xơ gan, bệnh cũng có nguy cơ chuyển thành ung thư gan. 

Nước cam giúp bệnh nhân chống chọi với ung thư

(Kiến Thức) - Uống nước cam mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em, chống lại ung thư vú, gan và ung thư ruột kết ở người trưởng thành.

Nước cam giúp  bệnh nhân chống chọi với ung thư
Uống nước cam giúp chống lại bệnh ung thư.
Uống nước cam giúp chống lại bệnh ung thư.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Santa Cruz do Sul, Đại học liên bang Rio Grande do Sul và Đại học de Caxias do Sul (Brazil) cho biết, nước cam có chứa nhiều chất có thể chống ung thư, đặc biệt là hàm lượng cao chất chống ô xy hóa như hesperitin và naringinin.
Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng nước cam làm giảm bệnh bạch cầu ở trẻ em, cũng như giúp bệnh nhân chống lại ung thư vú, ung thư gan và ruột kết ở người lớn.

Hội thảo: “Người bệnh dễ mắc bệnh ung thư nào?“

(Kiến Thức) - Báo điện tử Kiến Thức, Truyền hình An Viên phối hợp với Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV, sẽ tổ chức hội thảo “Người Việt dễ mắc bệnh ung thư nào?” vào 9h00 ngày 19/10/2013.

Hội thảo: “Người bệnh dễ mắc bệnh ung thư nào?“
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ ung thư nhiều nhất thế giới. Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong, đứng thứ 2 chỉ sau bệnh tim mạch. Con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Hiện tại, cả nước có từ 240.000 - 250.000 người mắc bệnh ung thư, trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung (đối với nữ).
Báo điện tử Kiến Thức, Truyền hình An Viên phối hợp với Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV, sẽ tổ chức hội thảo “Người Việt dễ mắc bệnh ung thư nào?” vào 9h00 ngày 19/10/2013.
 Báo điện tử Kiến Thức, Truyền hình An Viên phối hợp với Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV, sẽ tổ chức hội thảo “Người Việt dễ mắc bệnh ung thư nào?” vào 9h00 ngày 19/10/2013.

Tin mới

Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Mô hình bệnh tật ở nước ta đã và đang thay đổi, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, rối loạn nội tiết, bệnh tâm thần.. ngày càng tăng cao, đặc biệt là ung thư.