Syria: Vũ khí hóa học là cái cớ như Iraq?

(Kiến Thức) - Mặc dù không có bằng chứng xác đáng về vũ khí hóa học được sử dụng tại ngoại ô Damascus, phương Tây đã rục rịch can thiệp quân sự vào Syria.

Syria: Vũ khí hóa học là cái cớ như Iraq?
Tổng thống Obama sắp có quyết định gì ở Syria?
Tổng thống Obama sắp có quyết định gì ở Syria?
Thông tin về việc dường như ngày 21/8 quân đội chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học được công bố trên đài truyền hình Al Arabiya, phát sóng từ một nước Vùng Vịnh đang tài trợ cho phe đối lập Syria.
Damacus đã chính thức bác bỏ cáo buộc quân chính phủ sử dụng vũ khí hóa học và gọi đó là thông tin khiêu khích.
Tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nga và Trung Quốc đã ngăn chặn các nỗ lực đổ lỗi cho chế độ Assad. Moscow và Bắc Kinh kêu gọi thanh sát viên LHQ điều tra kỹ lưỡng về tất cả sự việc xảy ra.
Bộ Ngoại giao Nga nhắc lại rằng cho đến nay tất cả thông tin như vậy là không đáng tin cậy. Moscow yêu cầu tổ chức một cuộc điều tra nhanh chóng về vụ này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho biết. Ông Alexander Lukashevich nói: “Khu vực được nói đến nằm dưới sự kiểm soát của quân nổi dậy. Chúng tôi cho rằng Liên Hợp Quốc nên thu xếp một cuộc điều tra với chính quyền Syria. Không có gì ngạc nhiên khi Phó Tổng thư ký Jan Eliasson nói rõ rằng để làm việc đó, phải ngăn chặn cuộc giao tranh ít nhất là trong giai đoạn điều tra”.
Hầu hết các chuyên gia, thậm chí cả các chuyên gia phương Tây, không tin rằng quân chính phủ Syria có thể hành động dại dột như vậy. Trong khi đó, các nhà tài trợ cho phe đối lập Syria ở phương Tây không cần chờ kết quả điều tra, đã phát động chiến dịch ủng hộ "giải pháp quân sự" cho tình hình Syria. Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Pháp đã tuyên bố thẳng như vậy. Hơn nữa, chính Paris đã lên tiếng kêu gọi trừng phạt Damascus.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên TV, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nói rằng thời điểm "hành động trực tiếp" đã đến. Ông này nói: “Hành động trực tiếp" có nghĩa là gì? Tất nhiên, chúng tôi sẽ không phái lực lượng bộ binh của chúng tôi tới đó. Nhưng câu trả lời của chúng tôi có thể mang hình thức phản ứng vũ lực”.
Bộ trưởng Pháp cũng cho biết: "Nếu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không thể đưa ra quyết định về các sự kiện ở Syria, quyết định đó sẽ được thực hiện bằng con đường khác”.
Đại diện của Bộ Ngoại giao Nga, phát ngôn viên Alexander Lukashevich gọi là tuyên bố của ông Fabius về "phản ứng vũ lực" bỏ qua Hội đồng Bảo an LHQ là “kỳ quặc”.
Phản ứng này quả là “kỳ quặc”, nhất là khi chưa có bằng chứng xác đáng về việc sử dụng vũ khí hóa học ở gần thủ đô Damascus.
Trong khi đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon mới dự định phái Đại diện cấp cao Liên hợp quốc về giải trừ quân bị Angela Kane đến Syria để làm rõ tình hình liên quan đến thông tin sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus. Ông Ban Ki-moon kêu gọi chính phủ Syria hợp tác với nhóm chuyên gia Liên Hợp Quốc đang ở trong nước để họ có thể kịp thời điều tra vụ việc mới nhất ở khu vực ngoại ô phía Đông thủ đô Damascus.

Trung Quốc “dội nước lạnh” vào phe đối lập Campuchia

(Kiến Thức) - Tại Phnom Penh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã “dội nước lạnh” vào phe đối lập, khi một lần nữa công khai chúc mừng Đảng Nhân dân Campuchia  thắng cử.

Trung Quốc “dội nước lạnh” vào phe đối lập Campuchia
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong và Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị tại cuộc họp báo ở Phnom Penh.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong và Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị tại cuộc họp báo ở Phnom Penh.
Sau cuộc hội đàm ngày 21/8 với Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong, ông Vương Nghị nói Trung Quốc và Campuchia là “bạn tốt, láng giềng tốt và đối tác tốt”.

“Ảo mộng hóa học” của kênh truyền hình Al Arabiya

(Kiến Thức) - Chính phủ Syria ngày 21/8 tuyên bố rằng thông tin về sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus là một sự dối trá trắng trợn.

“Ảo mộng hóa học” của kênh truyền hình Al Arabiya

Kênh truyền hình Al Arabiya ở Dubai đã đưa tin về vụ tấn công hóa học xảy ra ở các khu vực lân cận Damascus. Kênh này cho biết có tới 280 người chết ở Huta, ngoại ô thủ đô Syria. Trên microblog Twitter, Al-Arabiya đã tăng số người chết lên tới gần 500 và khẳng định cuộc tấn công do lực lượng chính phủ thực hiện, có sử dụng các tên lửa đất đối đất.

Sau Libya, Pháp lại tiên phong đánh Syria?

Ngoại trưởng Pháp hôm 22/8 nói đến khả năng đánh Syria, nếu chứng minh được rằng chính quyền Assad đã sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus.

Sau Libya, Pháp lại tiên phong đánh Syria?
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius dọa đánh Syria.
 Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius dọa đánh Syria.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius phát biểu như trên, sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi tiến hành “một cuộc điều tra nhanh chóng, công bằng và toàn diện” về những cáo buộc mới nhất cho rằng, chính quyền của ông Assadd đã dùng đến vũ khí hóa học để hủy diệt hàng trăm người.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.