Sửng sốt trước vẻ đẹp của các loài chim khướu Việt Nam

Sửng sốt trước vẻ đẹp của các loài chim khướu Việt Nam

Không chỉ hót hay, nhiều loài chim thuộc họ Khướu (Timaliidae) còn có bộ cánh đa sắc rất hấp dẫn. Cùng ngắm những loài chim khướu đẹp và quý hiếm của Việt Nam.

 Chim khướu đầu đen má xám (Trochalopteron yersini) dài 26-28 cm, là loài định cư chỉ phân bố tại Nam Trung Bộ (VQG Chư Yangsin, Bidoup Núi Bà). Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, rừng thứ sinh. Đây là loài đặc hữu, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, nhóm IIB (Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Ảnh: eBird.
Chim khướu đầu đen má xám (Trochalopteron yersini) dài 26-28 cm, là loài định cư chỉ phân bố tại Nam Trung Bộ (VQG Chư Yangsin, Bidoup Núi Bà). Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, rừng thứ sinh. Đây là loài đặc hữu, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, nhóm IIB (Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Ảnh: eBird.
Chim khướu đuôi đỏ (Trochalopteron milnei) dài 26-27 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, cây bụi và trảng cỏ. Là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhón IIB. Ảnh: eBird.
Chim khướu đuôi đỏ (Trochalopteron milnei) dài 26-27 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, cây bụi và trảng cỏ. Là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhón IIB. Ảnh: eBird.
Chim khướu Ngọc Linh (Trochalopteron ngoclinhense) dài 27 cm, là loài định cư không phổ biến tại phía Nam Trung Trung Bộ (khu BTTN Ngọc Linh). Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, là loài đặc hữu, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Ảnh: eBird.
Chim khướu Ngọc Linh (Trochalopteron ngoclinhense) dài 27 cm, là loài định cư không phổ biến tại phía Nam Trung Trung Bộ (khu BTTN Ngọc Linh). Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, là loài đặc hữu, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Ảnh: eBird.
Chim khướu vằn (Trochalopteron subunicolor) dài 23-25 cm, là loài định cư hiếm tại Tây Bắc (VQG Hoàng Liên Sa Pa). Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, cây bụi gần rừng. Là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhón IIB. Ảnh: eBird.
Chim khướu vằn (Trochalopteron subunicolor) dài 23-25 cm, là loài định cư hiếm tại Tây Bắc (VQG Hoàng Liên Sa Pa). Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, cây bụi gần rừng. Là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhón IIB. Ảnh: eBird.
Chim khướu mặt đen (Trochalopteron affine) dài 24-26 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc (đỉnh Fansipan, VQG Hoàng Liên Sa Pa). Chúng sống ở rừng thường xanh, rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng lùn. Là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhón IIB. Ảnh: eBird.
Chim khướu mặt đen (Trochalopteron affine) dài 24-26 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc (đỉnh Fansipan, VQG Hoàng Liên Sa Pa). Chúng sống ở rừng thường xanh, rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng lùn. Là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhón IIB. Ảnh: eBird.
Chim khướu tai bạc (Trochalopteron melanostigma) dài 25-26 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Tây Bắc của Đông Bắc, Bắc Trung Bộ (VQG Hoàng Liên Sa Pa, khu BTTN Văn Bàn). Chúng sống ở rừng thường xanh, rừng hỗn giao lá rộng thường xanh và cây lá kim, rừng thứ sinh, rừng tre nứa. Là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhón IIB. Ảnh: eBird.
Chim khướu tai bạc (Trochalopteron melanostigma) dài 25-26 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Tây Bắc của Đông Bắc, Bắc Trung Bộ (VQG Hoàng Liên Sa Pa, khu BTTN Văn Bàn). Chúng sống ở rừng thường xanh, rừng hỗn giao lá rộng thường xanh và cây lá kim, rừng thứ sinh, rừng tre nứa. Là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhón IIB. Ảnh: eBird.
Chim khướu đầu trắng (Garrulax leucolophus) dài 26-31 cm, là loài định cư phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, bán thường xanh, rừng tre nứa. Là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhón IIB. Ảnh: eBird.
Chim khướu đầu trắng (Garrulax leucolophus) dài 26-31 cm, là loài định cư phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, bán thường xanh, rừng tre nứa. Là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhón IIB. Ảnh: eBird.
Chim khướu ngực đen (Garrulax annamensis) dài 27-35 cm, là loài định cư không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Chugns sống ở rừng lá rụng thường xanh, bán thường xanh, rừng khô rụng lá, rừng thứ sinh, rừng tre nứa. Là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhón IIB. Ảnh: eBird.
Chim khướu ngực đen (Garrulax annamensis) dài 27-35 cm, là loài định cư không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Chugns sống ở rừng lá rụng thường xanh, bán thường xanh, rừng khô rụng lá, rừng thứ sinh, rừng tre nứa. Là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhón IIB. Ảnh: eBird.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.

GALLERY MỚI NHẤT