Súng máy Lewis, “nhân chứng” trong hai cuộc đại chiến thế giới

Súng máy Lewis, “nhân chứng” trong hai cuộc đại chiến thế giới

Ra đời từ những năm đầu thế kỉ 20, nhưng súng máy Lewis đã có mặt trên khắp các chiến trường trên thế giới và tham gia vào nhiều cuộc xung đột.

Lewis là một loại  súng máy hạng nhẹ làm mát bằng không khí do Anh/Mỹ sản xuất từ đầu thế kỷ 20. Súng máy Lewis sử dụng hộp tiếp đạn dạng đĩa đặt phía trên thân súng.
Lewis là một loại súng máy hạng nhẹ làm mát bằng không khí do Anh/Mỹ sản xuất từ đầu thế kỷ 20. Súng máy Lewis sử dụng hộp tiếp đạn dạng đĩa đặt phía trên thân súng.
Súng máy Lewis được sáng chế năm 1911 bởi Đại tá Quân đội Mỹ Isaac Lewis, dựa theo ý tưởng của Samuel Maclean. Súng được sáng chế ra tại Mỹ nhưng do những bất đồng giữa Đại tá Isaac Lewis và Tướng William Crozier - Cục trưởng Cục Quân khí, nên súng máy Lewis không được chấp thuận đưa vào biên chế.
Súng máy Lewis được sáng chế năm 1911 bởi Đại tá Quân đội Mỹ Isaac Lewis, dựa theo ý tưởng của Samuel Maclean. Súng được sáng chế ra tại Mỹ nhưng do những bất đồng giữa Đại tá Isaac Lewis và Tướng William Crozier - Cục trưởng Cục Quân khí, nên súng máy Lewis không được chấp thuận đưa vào biên chế.
Isaac Lewis bất mãn nên xuất ngũ và tới Bỉ, thành lập Công ty Armes Automatique Lewis tại Liege. Công ty của Isaac Lewis có hợp tác chặt chẽ với hãng BSA của Anh. Năm 1914, công ty của Isaac Lewis bán lại thiết kế của súng máy cho BSA, đồng thời Isaac Lewis cũng chuyển tới Anh để tránh Thế chiến I.
Isaac Lewis bất mãn nên xuất ngũ và tới Bỉ, thành lập Công ty Armes Automatique Lewis tại Liege. Công ty của Isaac Lewis có hợp tác chặt chẽ với hãng BSA của Anh. Năm 1914, công ty của Isaac Lewis bán lại thiết kế của súng máy cho BSA, đồng thời Isaac Lewis cũng chuyển tới Anh để tránh Thế chiến I.
Trong Thế chiến I, súng máy Lewis được Quân đội Đế quốc Anh bắt đầu đưa vào biên chế chiến đấu từ năm 1915. Thiết kế của súng máy Lewis cũng được bán cho Công ty Vũ khí Savage tại Mỹ. Phiên bản M1917 Lewis được đưa vào biên chế Hải quân và Thuỷ quân Lục chiến Mỹ từ năm 1917.
Trong Thế chiến I, súng máy Lewis được Quân đội Đế quốc Anh bắt đầu đưa vào biên chế chiến đấu từ năm 1915. Thiết kế của súng máy Lewis cũng được bán cho Công ty Vũ khí Savage tại Mỹ. Phiên bản M1917 Lewis được đưa vào biên chế Hải quân và Thuỷ quân Lục chiến Mỹ từ năm 1917.
Lục quân Mỹ không đưa Lewis vào biên chế do Tướng William Crozier có mâu thuẫn với Isaac Lewis (Lục quân Mỹ tại châu Âu ban đầu sử dụng súng Chauchat của Pháp, tới năm 1918 thì chuyển sang dùng BAR). Phiên bản sản xuất tại Anh sử dụng đạn .303 (7,7x56mm) và phiên bản sản xuất tại Mỹ sử dụng đạn .30-06 (7,62x63mm).
Lục quân Mỹ không đưa Lewis vào biên chế do Tướng William Crozier có mâu thuẫn với Isaac Lewis (Lục quân Mỹ tại châu Âu ban đầu sử dụng súng Chauchat của Pháp, tới năm 1918 thì chuyển sang dùng BAR). Phiên bản sản xuất tại Anh sử dụng đạn .303 (7,7x56mm) và phiên bản sản xuất tại Mỹ sử dụng đạn .30-06 (7,62x63mm).
Trong Thế chiến I, đây là một vũ khí cơ động và hiệu quả của Quân đội Anh và Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Súng máy Lewis có khối lượng nhẹ hơn hẳn những khẩu súng Vickers nặng nề thời kỳ đó, đồng thời cũng có thời gian sản xuất thấp hơn đến 80% so với Vickers.
Trong Thế chiến I, đây là một vũ khí cơ động và hiệu quả của Quân đội Anh và Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Súng máy Lewis có khối lượng nhẹ hơn hẳn những khẩu súng Vickers nặng nề thời kỳ đó, đồng thời cũng có thời gian sản xuất thấp hơn đến 80% so với Vickers.
Tuy rằng có chi phí sản xuất lớn hơn Vickers, nhưng súng vẫn được Quân đội Anh yêu cầu sản xuất với số lượng lớn do tính cơ động và hiệu quả. Bên cạnh việc biên chế cho bộ binh, súng máy Lewis còn được gắn trên máy bay trong thời kỳ Thế chiến I.
Tuy rằng có chi phí sản xuất lớn hơn Vickers, nhưng súng vẫn được Quân đội Anh yêu cầu sản xuất với số lượng lớn do tính cơ động và hiệu quả. Bên cạnh việc biên chế cho bộ binh, súng máy Lewis còn được gắn trên máy bay trong thời kỳ Thế chiến I.
Tại Nga, quân đội của Sa Hoàng cũng tiến hành đặt mua súng máy Lewis từ cả Anh và Mỹ. Tổng cộng, cho tới năm 1917, Nga đã mua của Anh 1.860 khẩu và mua của Mỹ 9.600 khẩu Lewis. Những khẩu súng máy Lewis mua từ Mỹ còn được đặt hàng riêng để có thể sử dụng được đạn 7,62x54mm của Nga.
Tại Nga, quân đội của Sa Hoàng cũng tiến hành đặt mua súng máy Lewis từ cả Anh và Mỹ. Tổng cộng, cho tới năm 1917, Nga đã mua của Anh 1.860 khẩu và mua của Mỹ 9.600 khẩu Lewis. Những khẩu súng máy Lewis mua từ Mỹ còn được đặt hàng riêng để có thể sử dụng được đạn 7,62x54mm của Nga.
Trong cuộc nội chiến Nga, súng máy Lewis được cả phe Hồng Quân, Bạch Vệ và quân Xanh Makhno sử dụng. Mỹ cũng mang theo súng máy Lewis viện trợ cho quân Bạch Vệ tại Viễn Đông. Quân Bạch Vệ tại Tây Bắc Nga lại được viện trợ từ người Anh.
Trong cuộc nội chiến Nga, súng máy Lewis được cả phe Hồng Quân, Bạch Vệ và quân Xanh Makhno sử dụng. Mỹ cũng mang theo súng máy Lewis viện trợ cho quân Bạch Vệ tại Viễn Đông. Quân Bạch Vệ tại Tây Bắc Nga lại được viện trợ từ người Anh.
Trong Thế chiến II, súng máy Lewis trở nên lỗi thời và dần bị thay thế bởi các loại máy mới hơn như Bren tại Anh. Súng máy Lewis chỉ còn được sử dụng làm vũ khí dự bị cho các đơn vị tuyến sau hoặc sử dụng với mục đích huấn luyện.
Trong Thế chiến II, súng máy Lewis trở nên lỗi thời và dần bị thay thế bởi các loại máy mới hơn như Bren tại Anh. Súng máy Lewis chỉ còn được sử dụng làm vũ khí dự bị cho các đơn vị tuyến sau hoặc sử dụng với mục đích huấn luyện.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tại Thái Bình Dương, Quân đội Anh, Australia, New Zealand, Hà Lan sử dụng súng máy Lewis để chống lại quân Nhật.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tại Thái Bình Dương, Quân đội Anh, Australia, New Zealand, Hà Lan sử dụng súng máy Lewis để chống lại quân Nhật.
Tại Liên Xô, bên cạnh số súng cũ từ thời Thế chiến I và Nội chiến, Liên Xô cũng thu được thêm súng máy Lewis trong biên chế các quốc gia Baltic sau khi sáp nhập vào Liên Xô năm 1940. Những khẩu súng máy Lewis cũng trở nên nổi tiếng tại Liên Xô với bức ảnh của Trung đoàn Công nhân Tula mang súng máy Lewis duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ngày 07/11/1941.
Tại Liên Xô, bên cạnh số súng cũ từ thời Thế chiến I và Nội chiến, Liên Xô cũng thu được thêm súng máy Lewis trong biên chế các quốc gia Baltic sau khi sáp nhập vào Liên Xô năm 1940. Những khẩu súng máy Lewis cũng trở nên nổi tiếng tại Liên Xô với bức ảnh của Trung đoàn Công nhân Tula mang súng máy Lewis duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ngày 07/11/1941.
Những khẩu súng máy Lewis là chiến lợi phẩm được người Đức đặt tên định danh mới là MG137 và biên chế cho các đơn vị dân quân Volkssturm. Sau Thế chiến II, súng máy Lewis còn được sử dụng trong Chiến tranh Triều Tiên, Khủng hoảng Malaysia, Chiến tranh tại Đông Dương, Chiến tranh Pháp - Algeria, Chiến tranh Arab-Israel...
Những khẩu súng máy Lewis là chiến lợi phẩm được người Đức đặt tên định danh mới là MG137 và biên chế cho các đơn vị dân quân Volkssturm. Sau Thế chiến II, súng máy Lewis còn được sử dụng trong Chiến tranh Triều Tiên, Khủng hoảng Malaysia, Chiến tranh tại Đông Dương, Chiến tranh Pháp - Algeria, Chiến tranh Arab-Israel...
Súng có khối lượng rỗng là 13kg, chiều dài 1,28m, chiều dài nòng 67cm. Súng sử dụng cỡ đạn 7,7x56mm (cũng có phiên bản khác sử dụng 7,62x63mm, 7,62x54mm...). Hộp tiếp đạn dạng đĩa 47 hoặc 97 viên, tốc độ bắn 600 phát/phút. Sơ tốc đầu nòng 740m/s, tầm bắn hiệu quả 800m, tầm bắn tối đa 3,2km.
Súng có khối lượng rỗng là 13kg, chiều dài 1,28m, chiều dài nòng 67cm. Súng sử dụng cỡ đạn 7,7x56mm (cũng có phiên bản khác sử dụng 7,62x63mm, 7,62x54mm...). Hộp tiếp đạn dạng đĩa 47 hoặc 97 viên, tốc độ bắn 600 phát/phút. Sơ tốc đầu nòng 740m/s, tầm bắn hiệu quả 800m, tầm bắn tối đa 3,2km.

GALLERY MỚI NHẤT