Sức mạnh tiêm kích Iran hộ tống máy bay Nga đánh IS

Sức mạnh tiêm kích Iran hộ tống máy bay Nga đánh IS

(Kiến Thức) - Các máy bay tiêm kích Iran gồm MiG-29A, F-4E và F-14A đã được huy động thay nhau hộ tống đội hình máy bay ném bom Nga hành quân không kích IS tại Syria. 

Truyền thông quốc tế cuối tuần qua đồng loạt đăng tải hình ảnh, thông tin về việc  máy bay tiêm kích Iran thực hiện phi vụ hộ tống máy bay ném bom Nga không kích phiến quân IS ở Syria. Ảnh: Tiêm kích F-14A của Iran hộ tống máy bay ném bom Tu-95MS.
Truyền thông quốc tế cuối tuần qua đồng loạt đăng tải hình ảnh, thông tin về việc máy bay tiêm kích Iran thực hiện phi vụ hộ tống máy bay ném bom Nga không kích phiến quân IS ở Syria. Ảnh: Tiêm kích F-14A của Iran hộ tống máy bay ném bom Tu-95MS.
Trong bản đồ thể hiện đường bay của các máy bay ném bom Tu-95MS Và Tu-160 cất cánh từ căn cứ Engel khi vào không phận Iran sẽ được hộ tống bởi hàng loạt các loại tiêm kích Không quân Iran.
Trong bản đồ thể hiện đường bay của các máy bay ném bom Tu-95MS Và Tu-160 cất cánh từ căn cứ Engel khi vào không phận Iran sẽ được hộ tống bởi hàng loạt các loại tiêm kích Không quân Iran.
Theo truyền thông Iran, Không quân Iran đã huy động hai máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-29A từ Phi đội chiến thuật 11 cất cánh ở căn cứ Shahid Lashkari, Tehran tham gia hộ tống.
Theo truyền thông Iran, Không quân Iran đã huy động hai máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-29A từ Phi đội chiến thuật 11 cất cánh ở căn cứ Shahid Lashkari, Tehran tham gia hộ tống.
Hiện Không quân Iran có trong biên chế 21 chiếc MiG-29A nhận một phần từ Liên Xô và thu giữ lại của phi công Iraq lái bỏ chạy trong chiến tranh vùng Vịnh. Đây là một trong hai tiêm kích chiếm ưu thế trên không chủ lực của Iran hiện nay.
Hiện Không quân Iran có trong biên chế 21 chiếc MiG-29A nhận một phần từ Liên Xô và thu giữ lại của phi công Iraq lái bỏ chạy trong chiến tranh vùng Vịnh. Đây là một trong hai tiêm kích chiếm ưu thế trên không chủ lực của Iran hiện nay.
Máy bay tiêm kích MiG-29A của Iran trang bị radar điều khiển hỏa lực RLPK-9 có khả năng phát hiện mục tiêu trước mặt cách 70km, đằng sau là 30km, phát hiện cùng lúc 10 mục tiêu nhưng chỉ khóa được một mục tiêu. MiG-29A là đời đầu của dòng MiG-29 nên nó chỉ có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73 và tầm trung R-27. Trong khi không thể mang loại tên lửa hiện đại hơn là R-77.
Máy bay tiêm kích MiG-29A của Iran trang bị radar điều khiển hỏa lực RLPK-9 có khả năng phát hiện mục tiêu trước mặt cách 70km, đằng sau là 30km, phát hiện cùng lúc 10 mục tiêu nhưng chỉ khóa được một mục tiêu. MiG-29A là đời đầu của dòng MiG-29 nên nó chỉ có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73 và tầm trung R-27. Trong khi không thể mang loại tên lửa hiện đại hơn là R-77.
Bù lại MiG-29A của Iran sở hữu khả năng cơ động cao trong không chiến, tốc độ tối đa 2.444km/h.
Bù lại MiG-29A của Iran sở hữu khả năng cơ động cao trong không chiến, tốc độ tối đa 2.444km/h.
Loại tiêm kích thứ hai mà Iran huy động hộ tống máy bay ném bom Nga là 4 chiếc F-4E Phantom II thuộc Phi đội 31, cất cánh từ căn cứ Shahid Nojeh ở Hamedan.
Loại tiêm kích thứ hai mà Iran huy động hộ tống máy bay ném bom Nga là 4 chiếc F-4E Phantom II thuộc Phi đội 31, cất cánh từ căn cứ Shahid Nojeh ở Hamedan.
F-4E Phantom II là mẫu tiêm kích đa năng hạng nặng đông đảo nhất của Không quân Iran, được Mỹ cung cấp trước cuộc Cách mạng Hồi giao Iran 1979. Tổng cộng, Không quân Iran hiện còn sử dụng khoảng 64 chiếc F-4E.
F-4E Phantom II là mẫu tiêm kích đa năng hạng nặng đông đảo nhất của Không quân Iran, được Mỹ cung cấp trước cuộc Cách mạng Hồi giao Iran 1979. Tổng cộng, Không quân Iran hiện còn sử dụng khoảng 64 chiếc F-4E.
Dẫu vấp phải lệnh cấm vận khắc nghiệt từ Mỹ, tuy nhiên bằng nhiều phương án Iran vẫn duy trì hoạt động của đa số các máy bay F-4. Đặc biệt, họ đã thực hiện nhiều đợt nâng cấp thay thế radar Mỹ bằng radar Trung Quốc, nâng cấp hệ thống vũ khí cho phép mang tên lửa đối không hiện đại của Trung Quốc và thậm chí là tên lửa chống hạm do Iran sản xuất.
Dẫu vấp phải lệnh cấm vận khắc nghiệt từ Mỹ, tuy nhiên bằng nhiều phương án Iran vẫn duy trì hoạt động của đa số các máy bay F-4. Đặc biệt, họ đã thực hiện nhiều đợt nâng cấp thay thế radar Mỹ bằng radar Trung Quốc, nâng cấp hệ thống vũ khí cho phép mang tên lửa đối không hiện đại của Trung Quốc và thậm chí là tên lửa chống hạm do Iran sản xuất.
Các máy bay chiến đấu F-4E của Iran có thể đạt tốc độ tối đa 2.370km, bán kính tác chiến gần 700km, mang tới 8,48 tấn vũ khí trên 9 giá treo bao gồm các loại tên lửa đối không, đối đất, đối hải và cả bom hạt nhân...
Các máy bay chiến đấu F-4E của Iran có thể đạt tốc độ tối đa 2.370km, bán kính tác chiến gần 700km, mang tới 8,48 tấn vũ khí trên 9 giá treo bao gồm các loại tên lửa đối không, đối đất, đối hải và cả bom hạt nhân...
Loại tiêm kích thứ ba và cũng là mẫu máy bay chiến đấu hiện đại nhất mà Iran huy động để hộ tống máy bay ném bom Nga là F-14A Tomcat (4 chiếc). Chúng xuất kích từ căn cứ Shahid Babei ở Isfahan, thuộc phi đội 81 và 82.
Loại tiêm kích thứ ba và cũng là mẫu máy bay chiến đấu hiện đại nhất mà Iran huy động để hộ tống máy bay ném bom Nga là F-14A Tomcat (4 chiếc). Chúng xuất kích từ căn cứ Shahid Babei ở Isfahan, thuộc phi đội 81 và 82.
F-14A là tiêm kích chiếm ưu thế trên không, đánh chặn mạnh nhất của Iran hiện tại, tổng cộng có 79 chiếc đã được Mỹ cung cấp từ trước năm 1979. Tuy nhiên, do lệnh cấm vận mà hiện tại chỉ còn 44 chiếc F-14A còn phục vụ trong Không quân Iran.
F-14A là tiêm kích chiếm ưu thế trên không, đánh chặn mạnh nhất của Iran hiện tại, tổng cộng có 79 chiếc đã được Mỹ cung cấp từ trước năm 1979. Tuy nhiên, do lệnh cấm vận mà hiện tại chỉ còn 44 chiếc F-14A còn phục vụ trong Không quân Iran.
F-14A Tomcat vốn là thiết kế tiêm kích hạm dành cho Không quân Hải quân Mỹ. Nó được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe với góc khép tạo với thân tối đa là 20 độ, khi xòe hết cỡ là 68 độ đem lại một số ưu thế nhất định khi tác chiến.
F-14A Tomcat vốn là thiết kế tiêm kích hạm dành cho Không quân Hải quân Mỹ. Nó được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe với góc khép tạo với thân tối đa là 20 độ, khi xòe hết cỡ là 68 độ đem lại một số ưu thế nhất định khi tác chiến.
Tiêm kích F-14A được trang bị radar điều khiển hỏa lực AN/AWG-9 tích hợp anten nhận diện địch ta. Nó có khả năng theo dõi cùng lúc 24 mục tiêu, 6 mục tiêu cách 97km trong chế độ "theo dõi trong khi quét", có thể khóa mục tiêu cỡ nhỏ như tên lửa hành trình.
Tiêm kích F-14A được trang bị radar điều khiển hỏa lực AN/AWG-9 tích hợp anten nhận diện địch ta. Nó có khả năng theo dõi cùng lúc 24 mục tiêu, 6 mục tiêu cách 97km trong chế độ "theo dõi trong khi quét", có thể khóa mục tiêu cỡ nhỏ như tên lửa hành trình.
Hỏa lực của F-14A khá mạnh với 10 giá treo cho phép mang 6,6 tấn vũ khí cùng pháo 20mm 6 nòng trong thân. Tải trọng vũ khí này cho phép Iran mang 7-8 tên lửa đối không tầm ngắn - xa tùy nhiệm vụ. Đặc biệt, Mỹ đã cung cấp cho Iran loại tên lửa không đối không tầm cực xa AIM-54 Phoenix có tầm phogns 190km, độ cao hạ mục tiêu đến 30km, tốc độ bay Mach 5, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động hoặc bán chủ động.
Hỏa lực của F-14A khá mạnh với 10 giá treo cho phép mang 6,6 tấn vũ khí cùng pháo 20mm 6 nòng trong thân. Tải trọng vũ khí này cho phép Iran mang 7-8 tên lửa đối không tầm ngắn - xa tùy nhiệm vụ. Đặc biệt, Mỹ đã cung cấp cho Iran loại tên lửa không đối không tầm cực xa AIM-54 Phoenix có tầm phogns 190km, độ cao hạ mục tiêu đến 30km, tốc độ bay Mach 5, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động hoặc bán chủ động.

GALLERY MỚI NHẤT