Sức mạnh “tia chớp” F-35A Mỹ muốn bán cho Hàn Quốc

Sức mạnh “tia chớp” F-35A Mỹ muốn bán cho Hàn Quốc
Mỹ gần đây đã thông báo nước này sẵn sàng bán cho Hàn Quốc loại máy bay tiêm kích tàng hình tối tân F-35A. Vấn đề còn lại là liệu Hàn Quốc có muốn mua loại máy bay này không?
Hiện, F-35A phải cạnh tranh với 2 ứng viên “sừng sỏ” Boeing F-15SE và Eurofighter Typhoon trong gói thầu mua 60 tiêm kích được đưa ra bởi Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. Xét trong 3 ứng viên, F-35A có nhiều khả năng được lựa chọn hơn nhờ tính năng vượt trội.

“Tia chớp” F-35A mạnh cỡ nào?

F-35A là biến thể đầu tiên trong “gia đình nhỏ” tiêm kích đa năng thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II do Tập đoàn Lockheed Martin nghiên cứu phát triển. F-35 được xem như là giải pháp cung cấp cho đồng minh Mỹ tiêm kích tàng hình thay vì loại F-22 bị cấm xuất khẩu.
So với F-22, F-35 như một “đứa em” nhỏ hơn, dùng một động cơ thay vì hai động cơ như F-22. Mặc dù vậy, F-35 vẫn thừa hưởng công nghệ nghệ tàng hình tiên tiến giúp nó “vô hình” trước mọi hệ thống radar của đối phương.
Biến thế tiêm kích tàng hình F-35A có giá 122 triệu USD.
Biến thế tiêm kích tàng hình F-35A có giá 122 triệu USD.

Tương tự công nghệ tàng hình áp dụng trên B-2, F-22, F-35 cũng dùng các kỹ thuật về kiểu dáng góc cạnh và lớp phủ hấp thụ sóng radar.
F-35A dài 15,37m, cao 5,28m, sải cánh 10,65m, trọng lượng cất cánh tối đa 27,2 tấn. Biến thể này được coi là “nhỏ nhất, nhẹ nhất” trong gia đình F-35.
Máy bay được trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F135  cung cấp lực đẩy 128 kN cho phép đạt tốc độ lớn nhất 1.930km/h, bán kính chiến đấu 1.100km.
Về hệ thống điện tử, F-35A được trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử quét chủ động (AESA) AN/APG-81 với thông số kỹ thuật về phạm vi, khả năng theo dõi mục tiêu không được tiết lộ. Tuy nhiên những loại radar này thường có tầm trinh sát 100-200km, khóa và dẫn tên lửa tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu.
Ngoài ra, trên máy bay còn trang bị thêm tổ hợp ngắm quang – điện tử ở mũi và các hệ thống cảnh báo chống tên lửa.
Buồng lái đặc biệt "tiện nghi, tinh vi" của F-35.
Buồng lái đặc biệt "tiện nghi, tinh vi" của F-35.

Để thực hiện các nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên mặt đất, F-35A  được trang bị một pháo 4 nòng cỡ 25mm GAU-12/U trong thân. Đây là biến thể duy nhất trong dòng F-35 tích hợp pháo trong thân, GAU-12/U chuyên dùng để không chiến tầm cực gần (tầm mà tên lửa khó phát huy hiệu quả), tốc độ bắn 1.800-4.200 phát/phút, tầm bắn 3,6km.
Nhằm tối ưu khả năng tàng hình, F-35A thiết kế với 2 khoang vũ khí trong thân mang được: 4 tên lửa đối không tầm trung AIM-120, tầm ngắn AIM-9 hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất (hoặc 2 bom thông minh)
Nếu đánh đổi khả năng tàng hình, F-35A sẽ mang thêm được nhiều tên lửa và bom ở 4 giá treo trên cánh và thân. Tổng trọng lượng vũ khí F-35A mang được lên tới 8,1 tấn.
Hầu hết các loại vũ khí đối không, đối đất trang bị trên F-35A đều là vũ khí dẫn đường chính xác cao, tầm bắn xa. Thậm chí, F-35A có thể mang bom hạt nhân nếu cần.
Với khả năng tàng hình cao, hệ thống điện tử tiên tiến, vũ khí mạnh mẽ, F-35A thực sự là niềm mơ ước của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc chưa chắc nó đã giành chiến thắng vì nhà thầu ngoài những yêu cầu về giá cả (F-35A có giá rất đắt, 122 triệu USD/chiếc), còn muốn được chuyển giao công nghệ sản xuất.

Mỹ sẽ giao công nghệ sản xuất F-35 cho Hàn Quốc

Cơ quan Hợp tác Quốc phòng An ninh Mỹ (DSCA) đã thông báo, nước này sẵn sàng bán 60 tiêm kích tàng hình F-35A cùng thiết bị hỗ trợ với tổng trị giá 10,8 tỷ USD cho Hàn Quốc. Tuy nhiên, con số 10,8 tỷ USD cách quá xa giá 7,1 tỷ USD dự kiến của phía Seoul.
Giám đốc phát triển kinh doanh quốc tế chương trình F-35 Dave Scott cho rằng, mức giá được phía Mỹ ước tính chỉ là giá trần. Mức giá này có thể giảm xuống tùy thuộc vào điều kiện và nội dung của chương trình mua sắm trong đó bao gồm hỗ trợ bảo trì, đào tạo và phụ tùng thay thế.
"Chúng tôi tin rằng giá có thể thấp hơn thế", ông Scott nói mà không đi vào chi tiết về giá với lý do cuộc đàm phán đang diễn ra.
Đáp lại những nghi ngờ rằng có thể có rất ít khả năng đàm phán về giá cho F-35 được bán thông qua chương trình bán hàng quân sự nước ngoài (FMS), ông Scott cho biết Hàn Quốc sẽ nhận được cùng một mức giá như Mỹ.

Liên quan đến tiến độ giao hàng, Scott nói Lockheed Martin có thể cung cấp những lô hàng đầu tiên của F-35 vào đầu năm 2016. Tất nhiên, đó là trong điều kiện Hàn Quốc lựa chọn F-35 trong 3 ứng viên đang cạnh tranh.
F-35 thiết kế khoang vũ khí trong thân để tối ưu khả năng tàng hình.
F-35 thiết kế khoang vũ khí trong thân để tối ưu khả năng tàng hình.

Cũng theo ông Scott, Lockheed Martin đã đề xuất điều kiện chuyển giao các công nghệ cốt lõi liên quan tới F-35 cho Hàn Quốc. Tất nhiên, điều này chỉ được thực hiện khi Hàn Quốc đồng ý mua F-35.
Những công nghệ này có thể giúp Hàn Quốc phát triển chương trình KFX mà nước này đang “vất vả thực hiện. Trước đây, Lockheed Martin đã chuyển giao công nghệ khi bán F-16, qua đó giúp Hàn Quốc chế tạo thành công máy bay huấn luyện chiến đấu hạng nhẹ KAI T-50. Và bây giờ, Hàn Quốc cũng đang mong muốn điều tương tự.
Lời bảo đảm của ông này được xem là nỗ lực để xua tan tâm lý tiêu cực về việc các công ty Mỹ không sẵn sàng chuyển giao các công nghệ cốt lõi mà Seoul cần cho dự án KFX. Hiện các đối thủ cạnh tranh châu Âu cũng đang mời chào Hàn Quốc mua 48 tiêm kích Typhoon cùng điều khoản “chuyển giao công nghệ sản xuất”.
Ngoài ra, cũng theo ông Dave Scott, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của hãng này phù hợp với nhu cầu của Không quân Hàn Quốc trong cuộc đối đầu với mối đe dọa từ chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Ông này nói rằng, F-35 sẽ giúp phòng ngừa những hàng động của Triều Tiên như cách máy bay ném bom tàng hình B-2 và tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ từng làm.
"Hoạt động của Triều Tiên đã củng cố thêm sự cần thiết phải mạnh mẽ của Hàn Quốc. Mọi người nhận ra khả năng F-35 và họ biết nó là máy bay chiến đấu tàng hình tốt nhất. Tôi nghĩ đó là những điều cơ bản nhất", ông Scott nói trong một cuộc phỏng vấn với Yonhap.
Hiện nay, F-35 cùng tiêm kích F-15SE của Boeing và Eurofighter Typhoon của châu Âu đang tham gia gói thầu mua 40-60 tiêm kích của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. Dự kiến, Seoul công bố quyết định lựa chọn tiêm kích tương lai cho không quân nước này vào cuối năm nay.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới