Sức mạnh khủng khiếp của lực lượng “thần chiến tranh” Nga

Sức mạnh khủng khiếp của lực lượng “thần chiến tranh” Nga

(Kiến Thức) - Với trang bị có sức tấn công khủng khiếp cùng lịch sử hào hùng, bộ đội pháo binh – tên lửa Nga được mệnh danh là “vị thần chiến tranh”. 

Ngày 19/11 hàng năm lực lượng vũ trang của Nga kỷ niệm Ngày bộ đội tên lửa và pháo binh. Ngày lễ kỷ niệm đã được ấn định để đánh dấu chiến thắng của pháo binh Hồng quân Liên Xô trong trận phản công ở Stalingrad vào năm 1942. Với những gì xảy ra trong lịch sử, trong số các binh chủng,  bộ đội pháo binh-tên lửa Nga xứng đáng mang tên “Vị thần chiến tranh”. Ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad. Nguồn ảnh: TASS
Ngày 19/11 hàng năm lực lượng vũ trang của Nga kỷ niệm Ngày bộ đội tên lửa và pháo binh. Ngày lễ kỷ niệm đã được ấn định để đánh dấu chiến thắng của pháo binh Hồng quân Liên Xô trong trận phản công ở Stalingrad vào năm 1942. Với những gì xảy ra trong lịch sử, trong số các binh chủng, bộ đội pháo binh-tên lửa Nga xứng đáng mang tên “Vị thần chiến tranh”. Ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad. Nguồn ảnh: TASS
Bộ đội tên lửa và pháo binh – trực thuộc Lục quân Quân đội Cộng hòa Liên bang Nga, là phương tiện hỏa lực chính và sức mạnh hạt nhân để chiến thắng kẻ thù khi xảy ra chiến tranh. Ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt hiện đại hóa Tornado-G 122 mm. Nguồn ảnh: TASS
Bộ đội tên lửa và pháo binh – trực thuộc Lục quân Quân đội Cộng hòa Liên bang Nga, là phương tiện hỏa lực chính và sức mạnh hạt nhân để chiến thắng kẻ thù khi xảy ra chiến tranh. Ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt hiện đại hóa Tornado-G 122 mm. Nguồn ảnh: TASS
Thành phần lực lượng này bao gồm các lữ đoàn, trung đoàn và sư đoàn pháo binh, tên lửa và pháo phản lực – tác chiến độc lập cũng như trực thuộc các sư đoàn, lữ đoàn và các căn cứ quân sự của quân đội Nga. Ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt Uragan cỡ 120mm. Nguồn ảnh: TASS
Thành phần lực lượng này bao gồm các lữ đoàn, trung đoàn và sư đoàn pháo binh, tên lửa và pháo phản lực – tác chiến độc lập cũng như trực thuộc các sư đoàn, lữ đoàn và các căn cứ quân sự của quân đội Nga. Ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt Uragan cỡ 120mm. Nguồn ảnh: TASS
Hiện bộ đội pháo binh – tên lửa Nga được biên chế các hệ thống vũ khí hiện đại gồm: pháo phản lực phóng loạt (Grad, Uragan, Smerch, Tornado); pháo tự hành (Msta-S, Gvozdkia, Nona…); pháo kéo (Msta-B…); tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch (Iskander-M, Tochka, Tochka-U…). Ảnh: Lựu pháo tự hành bánh xích 2S3 Akatsia cỡ nòng 152 mm. Nguồn ảnh: TASS
Hiện bộ đội pháo binh – tên lửa Nga được biên chế các hệ thống vũ khí hiện đại gồm: pháo phản lực phóng loạt (Grad, Uragan, Smerch, Tornado); pháo tự hành (Msta-S, Gvozdkia, Nona…); pháo kéo (Msta-B…); tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch (Iskander-M, Tochka, Tochka-U…). Ảnh: Lựu pháo tự hành bánh xích 2S3 Akatsia cỡ nòng 152 mm. Nguồn ảnh: TASS
Bộ đội pháo binh – tên lửa Nga đang tiếp tục được hiện đại hóa với nhiều tổ hợp vũ khí mới. Theo đó, các đơn vị pháo binh chống tăng đã tiếp nhận tổ hợp tên lửa chống tăng trong mọi điều kiện thời tiết Khrinzantema-S. Nguồn ảnh: TASS
Bộ đội pháo binh – tên lửa Nga đang tiếp tục được hiện đại hóa với nhiều tổ hợp vũ khí mới. Theo đó, các đơn vị pháo binh chống tăng đã tiếp nhận tổ hợp tên lửa chống tăng trong mọi điều kiện thời tiết Khrinzantema-S. Nguồn ảnh: TASS
Các binh sĩ cũng đã nhận được các loại radar mới (radar "Aistenok", "Zoopark-1M"), xác định âm thanh (ACP-7M), hệ thống trinh sát quang-điện thông minh (PRP-4A), và các máy bay không người lái. Còn các đơn vị hậu cần kỹ thuật và hỗ trợ pháo binh được trang bị hệ thống tự động tính toán vũ khí "Batalyia". Ảnh: Lựu pháo tự hành bánh xích 2S1 Gvozdika cỡ nòng 122 mm. Nguồn ảnh: TASS
Các binh sĩ cũng đã nhận được các loại radar mới (radar "Aistenok", "Zoopark-1M"), xác định âm thanh (ACP-7M), hệ thống trinh sát quang-điện thông minh (PRP-4A), và các máy bay không người lái. Còn các đơn vị hậu cần kỹ thuật và hỗ trợ pháo binh được trang bị hệ thống tự động tính toán vũ khí "Batalyia". Ảnh: Lựu pháo tự hành bánh xích 2S1 Gvozdika cỡ nòng 122 mm. Nguồn ảnh: TASS
Trong cuộc duyệt binh kỷ niệm ngày Chiến thắng 9/5/2015, Quân đội Nga đã chính thức ra mắt pháo tự hành mới nhất 2S35 Koalitsia-SV cỡ nòng 152 mm. Nguồn ảnh: TASS
Trong cuộc duyệt binh kỷ niệm ngày Chiến thắng 9/5/2015, Quân đội Nga đã chính thức ra mắt pháo tự hành mới nhất 2S35 Koalitsia-SV cỡ nòng 152 mm. Nguồn ảnh: TASS
Ngày 1 tháng 10 năm 2016 tư lệnh Lục quân thượng tướng Oleg Salyukov nói rằng việc tái trang bị cho lực lượng tên lửa và pháo binh được dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Ảnh: Lựu pháo tự hành bánh xích 2S19M2 Msta-S cỡ nòng 152 mm. Nguồn ảnh: TASS
Ngày 1 tháng 10 năm 2016 tư lệnh Lục quân thượng tướng Oleg Salyukov nói rằng việc tái trang bị cho lực lượng tên lửa và pháo binh được dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Ảnh: Lựu pháo tự hành bánh xích 2S19M2 Msta-S cỡ nòng 152 mm. Nguồn ảnh: TASS
Theo đó, khi tính đến mức độ hiện đại của các phương tiện chiến đấu của các quân đội hàng đầu của thế giới, mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng lực lượng bộ đội tên lửa pháo binh là xây dựng "hệ thống trinh sát-hỏa lực, các thành phần chính của nó là hệ thống trinh sát, hỏa lực và hỗ trợ chiến đấu." Chúng sẽ được kết nối bởi hệ thống điều khiển tự động duy nhất. Ảnh: Cối tự hành 2S4 Tyulpan cỡ nòng 240 mm. Nguồn ảnh: TASS
Theo đó, khi tính đến mức độ hiện đại của các phương tiện chiến đấu của các quân đội hàng đầu của thế giới, mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng lực lượng bộ đội tên lửa pháo binh là xây dựng "hệ thống trinh sát-hỏa lực, các thành phần chính của nó là hệ thống trinh sát, hỏa lực và hỗ trợ chiến đấu." Chúng sẽ được kết nối bởi hệ thống điều khiển tự động duy nhất. Ảnh: Cối tự hành 2S4 Tyulpan cỡ nòng 240 mm. Nguồn ảnh: TASS
Súng cối 2S12 Sanhi cỡ nòng 120 mm. Nguồn ảnh: TASS
Súng cối 2S12 Sanhi cỡ nòng 120 mm. Nguồn ảnh: TASS
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, trong tương lai, trong thành phần của lực lượng pháo binh-tên lửa dự kiến có ba loại lữ đoàn cơ động cao - tên lửa, pháo phản lực và pháo binh - với khả năng chiến đấu nâng cao (từ 1,5-2 lần cao hơn năm 2016). Ảnh: Pháo phản lực phóng loạt hạng nặng BM-30 Smerch cỡ 300mm. Nguồn ảnh: TASS
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, trong tương lai, trong thành phần của lực lượng pháo binh-tên lửa dự kiến có ba loại lữ đoàn cơ động cao - tên lửa, pháo phản lực và pháo binh - với khả năng chiến đấu nâng cao (từ 1,5-2 lần cao hơn năm 2016). Ảnh: Pháo phản lực phóng loạt hạng nặng BM-30 Smerch cỡ 300mm. Nguồn ảnh: TASS
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U. Nguồn ảnh: TASS
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U. Nguồn ảnh: TASS
Lựu pháo kéo Msta-B cỡ nòng 152 mm. Nguồn ảnh: TASS
Lựu pháo kéo Msta-B cỡ nòng 152 mm. Nguồn ảnh: TASS
Ngày 11 tháng 11 năm 2016 Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã tiếp nhận tổ hợp Iskander-M thứ tám để trang bị cho các lữ đoàn tên lửa, và đến năm 2020 các tổ hợp này được lên kế hoạch thay thế cho tất cả các tổ hợp tên lửa khác. Tiềm năng hiện đại hóa lớn, Iskander sẽ vượt trội so với các sản phẩm tương tự của nước ngoài đến năm 2030. Nguồn ảnh: TASS
Ngày 11 tháng 11 năm 2016 Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã tiếp nhận tổ hợp Iskander-M thứ tám để trang bị cho các lữ đoàn tên lửa, và đến năm 2020 các tổ hợp này được lên kế hoạch thay thế cho tất cả các tổ hợp tên lửa khác. Tiềm năng hiện đại hóa lớn, Iskander sẽ vượt trội so với các sản phẩm tương tự của nước ngoài đến năm 2030. Nguồn ảnh: TASS
Phóng tên lửa hành trình của tổ hợp Iskander-M ở thao trường Kapustin-Yar. Nguồn ảnh: TASS
Phóng tên lửa hành trình của tổ hợp Iskander-M ở thao trường Kapustin-Yar. Nguồn ảnh: TASS

GALLERY MỚI NHẤT