Sức mạnh hàng đầu châu Á của Hải quân Ấn Độ

Sức mạnh hàng đầu châu Á của Hải quân Ấn Độ

Hải quân Ấn Độ sở hữu một tàu sân bay, 11 tàu khu trục, 13 tàu hộ vệ tên lửa, 14 tàu ngầm phi hạt nhân, 2 tàu ngầm hạt nhân cùng nhiều tàu chiến khác với sức mạnh hàng đầu châu Á.

 Hải quân Ấn Độ, cùng với Trung Quốc là 2 quốc gia duy nhất ở châu Á vận hành tàu sân bay. INS Vikramaditya được thiết kế lại từ nguyên bản là tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov của Nga. Tàu được đưa vào hoạt động từ năm 2014 trong một hợp đồng mua sắm và tân trang gây nhiều tranh cãi. Tàu sân bay này với nòng cốt là tiêm kích MiG-29K được đánh giá có năng lực chiến đấu vượt trội hơn so với Liêu Ninh của Trung Quốc.
Hải quân Ấn Độ, cùng với Trung Quốc là 2 quốc gia duy nhất ở châu Á vận hành tàu sân bay. INS Vikramaditya được thiết kế lại từ nguyên bản là tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov của Nga. Tàu được đưa vào hoạt động từ năm 2014 trong một hợp đồng mua sắm và tân trang gây nhiều tranh cãi. Tàu sân bay này với nòng cốt là tiêm kích MiG-29K được đánh giá có năng lực chiến đấu vượt trội hơn so với Liêu Ninh của Trung Quốc.
Nắm đấm hỏa lực mạnh nhất của Hải quân Ấn Độ là tàu khu trục lớp Kolkata do công nghiệp đóng tàu Ấn Độ chế tạo. Kolkata có lượng choán nước 7.400 tấn. Tàu được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh mẽ, đặc biệt lớp chiến hạm này mang theo tên lửa chống hạm đáng sợ nhất thế giới là BrahMos. 3 tàu khu trục này đang hoạt động.
Nắm đấm hỏa lực mạnh nhất của Hải quân Ấn Độ là tàu khu trục lớp Kolkata do công nghiệp đóng tàu Ấn Độ chế tạo. Kolkata có lượng choán nước 7.400 tấn. Tàu được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh mẽ, đặc biệt lớp chiến hạm này mang theo tên lửa chống hạm đáng sợ nhất thế giới là BrahMos. 3 tàu khu trục này đang hoạt động.
Chiến hạm uy lực khác của Ấn Độ là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Delhi. Tàu có lượng choán nước 6.200 tấn. Nó từng là chiến hạm lớn nhất của Ấn Độ cho đến khi Kolkata đi vào vận hành. Delhi được trang bị 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, 16 tên lửa đối không Barak-1, 2 hệ thống phóng tên lửa đối không Shtil với 48 tên lửa, 2 hệ thống rocket chống ngầm RBU-6000, pháo 100 mm, ngư lôi chống ngầm.
Chiến hạm uy lực khác của Ấn Độ là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Delhi. Tàu có lượng choán nước 6.200 tấn. Nó từng là chiến hạm lớn nhất của Ấn Độ cho đến khi Kolkata đi vào vận hành. Delhi được trang bị 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, 16 tên lửa đối không Barak-1, 2 hệ thống phóng tên lửa đối không Shtil với 48 tên lửa, 2 hệ thống rocket chống ngầm RBU-6000, pháo 100 mm, ngư lôi chống ngầm.
Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Rajput với 5 tàu đang hoạt động. Nó là bản sửa đổi từ tàu khu trục lớp Kashin của Liên Xô. Vũ khí chính của tàu là 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit. 3 trong số 5 tàu đã được nâng cấp và thay thế bằng tên lửa siêu thanh BrahMos, giúp nâng cao hiệu suất chiến đấu. Tàu có lượng choán nước 4.900 tấn.
Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Rajput với 5 tàu đang hoạt động. Nó là bản sửa đổi từ tàu khu trục lớp Kashin của Liên Xô. Vũ khí chính của tàu là 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit. 3 trong số 5 tàu đã được nâng cấp và thay thế bằng tên lửa siêu thanh BrahMos, giúp nâng cao hiệu suất chiến đấu. Tàu có lượng choán nước 4.900 tấn.
Shivalik là lớp tàu hộ vệ tàng hình đầu tiên của Ấn Độ. Tàu được thiết kế dựa trên tàu hộ vệ tên lửa lớp Krivak III của Hải quân Nga. Tàu được trang bị hệ thống radar hiện đại của Israel, cải thiện tính năng tàng hình cùng hệ thống hỏa lực cực mạnh. Tàu có lượng choán nước 6.200 tấn với 3 tàu đang hoạt động.
Shivalik là lớp tàu hộ vệ tàng hình đầu tiên của Ấn Độ. Tàu được thiết kế dựa trên tàu hộ vệ tên lửa lớp Krivak III của Hải quân Nga. Tàu được trang bị hệ thống radar hiện đại của Israel, cải thiện tính năng tàng hình cùng hệ thống hỏa lực cực mạnh. Tàu có lượng choán nước 6.200 tấn với 3 tàu đang hoạt động.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Talwar, phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ từ tàu hộ vệ lớp Krivak III của Nga. Tàu có tính năng tàng hình nhẹ. Nó được trang bị hệ thống vũ khí mạnh mẽ với tên lửa chống hạm BrahMos, pháo 100 mm, tên lửa phòng không Shtil-1 của Nga, một thống rocket cùng 2 cụm phóng ngư lôi cho nhiệm vụ chống ngầm. 10 tàu đã được lên kế hoạch, trong đó 6 tàu đang hoạt động.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Talwar, phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ từ tàu hộ vệ lớp Krivak III của Nga. Tàu có tính năng tàng hình nhẹ. Nó được trang bị hệ thống vũ khí mạnh mẽ với tên lửa chống hạm BrahMos, pháo 100 mm, tên lửa phòng không Shtil-1 của Nga, một thống rocket cùng 2 cụm phóng ngư lôi cho nhiệm vụ chống ngầm. 10 tàu đã được lên kế hoạch, trong đó 6 tàu đang hoạt động.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Brahmaputra với 3 tàu đang hoạt động. Tàu có lượng choán nước 3.800 tấn. Vũ khí chính là 16 tên lửa chống hạm Kh-35E của Nga. 24 tên lửa phòng không Barak-1 của Israel. Brahmaputra là một thiết kế của những năm 1990, nhưng với hệ thống hỏa lực mạnh mẽ, nó vẫn là một chiến hạm đáng ghờm trên biển.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Brahmaputra với 3 tàu đang hoạt động. Tàu có lượng choán nước 3.800 tấn. Vũ khí chính là 16 tên lửa chống hạm Kh-35E của Nga. 24 tên lửa phòng không Barak-1 của Israel. Brahmaputra là một thiết kế của những năm 1990, nhưng với hệ thống hỏa lực mạnh mẽ, nó vẫn là một chiến hạm đáng ghờm trên biển.
Ngoài ra, Ấn Độ còn vận hành một tàu hộ vệ tên lửa lớp Godavari. Lớp chiến hạm này đã được phát triển thành lớp Brahmaputra hiện đại hơn. Hải quân Ấn Độ dự kiến sẽ ngưng hoạt động chiến hạm này trong tương lai gần.
Ngoài ra, Ấn Độ còn vận hành một tàu hộ vệ tên lửa lớp Godavari. Lớp chiến hạm này đã được phát triển thành lớp Brahmaputra hiện đại hơn. Hải quân Ấn Độ dự kiến sẽ ngưng hoạt động chiến hạm này trong tương lai gần.
Hải quân Ấn Độ là lực lượng thứ 2 ở châu Á và thứ 6 trên thế giới sở hữu tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Arihant được đưa vào hoạt động từ năm 2016, đã giúp Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ các nước sở hữu bộ 3 răn đe hạt nhân, cùng với Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Hải quân Ấn Độ là lực lượng thứ 2 ở châu Á và thứ 6 trên thế giới sở hữu tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Arihant được đưa vào hoạt động từ năm 2016, đã giúp Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ các nước sở hữu bộ 3 răn đe hạt nhân, cùng với Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Ấn Độ còn sở hữu 9 tàu ngầm phi hạt nhân lớp Sindhughosh, phiên bản chế tạo cho Ấn Độ từ tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Kilo được Hải quân Mỹ đặt cho biệt danh "hố đen đại dương" bởi khả năng hoạt động rất êm của nó. Tuy vậy, loại tàu ngầm này trong biên chế Hải quân Ấn Độ lại xảy ra khá nhiều sự cố, trong đó có vụ nổ nghiêm trọng vào năm 2013.
Ấn Độ còn sở hữu 9 tàu ngầm phi hạt nhân lớp Sindhughosh, phiên bản chế tạo cho Ấn Độ từ tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Kilo được Hải quân Mỹ đặt cho biệt danh "hố đen đại dương" bởi khả năng hoạt động rất êm của nó. Tuy vậy, loại tàu ngầm này trong biên chế Hải quân Ấn Độ lại xảy ra khá nhiều sự cố, trong đó có vụ nổ nghiêm trọng vào năm 2013.
Ấn Độ đã đặt mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân lớp Kalvari, phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ dựa trên tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp. Tàu được đóng mới tại Ấn Độ theo giấy phép và công nghệ chuyển giao từ Pháp. Một tàu đã đi vào hoạt động cùng 3 tàu khác đang xây dựng.
Ấn Độ đã đặt mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân lớp Kalvari, phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ dựa trên tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp. Tàu được đóng mới tại Ấn Độ theo giấy phép và công nghệ chuyển giao từ Pháp. Một tàu đã đi vào hoạt động cùng 3 tàu khác đang xây dựng.
Ấn Độ còn mua 4 tàu ngầm lớp Type-209 của Đức và đặt tên là lớp Shishumar, đưa họ trở thành một trong những quốc gia có hạm đội tàu ngầm đa quốc tịch nhất thế giới. Shishumar sử dụng ngư lôi do Ấn Độ chế tạo, tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ sản xuất.
Ấn Độ còn mua 4 tàu ngầm lớp Type-209 của Đức và đặt tên là lớp Shishumar, đưa họ trở thành một trong những quốc gia có hạm đội tàu ngầm đa quốc tịch nhất thế giới. Shishumar sử dụng ngư lôi do Ấn Độ chế tạo, tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ sản xuất.
Ấn Độ cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới thuê tàu ngầm hạt nhân của Nga để tuần tra chiến đấu. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Pakistan, Ấn Độ đang xem xét thuê thêm tàu ngầm hạt nhân của Nga để tăng cường sức mạnh.
Ấn Độ cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới thuê tàu ngầm hạt nhân của Nga để tuần tra chiến đấu. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Pakistan, Ấn Độ đang xem xét thuê thêm tàu ngầm hạt nhân của Nga để tăng cường sức mạnh.
Ấn Độ đã mua lại tàu đổ bộ có sàn đáp cho trực thăng lớp Austin của Mỹ và đặt tên là INS Jalashwa (L41). Nó là tàu đổ bộ lớn nhất của Ấn Độ tính đến hiện tại với lượng choán nước 16.500 tấn. Tuy nhiên, Ấn Độ không được phép sử dụng nó cho mục đích chiến đấu nếu không có sự đồng ý của Mỹ.
Ấn Độ đã mua lại tàu đổ bộ có sàn đáp cho trực thăng lớp Austin của Mỹ và đặt tên là INS Jalashwa (L41). Nó là tàu đổ bộ lớn nhất của Ấn Độ tính đến hiện tại với lượng choán nước 16.500 tấn. Tuy nhiên, Ấn Độ không được phép sử dụng nó cho mục đích chiến đấu nếu không có sự đồng ý của Mỹ.
Ấn Độ còn vận hành 3 tàu đổ bộ xe tăng lớp Shardull, lượng choán nước 5.600 tấn. Tàu có thể mang theo 500 binh sĩ, 11 xe tăng, 10 xe thiết giáp cùng 4 xuồng đổ bộ để triển khai quân vào bờ.
Ấn Độ còn vận hành 3 tàu đổ bộ xe tăng lớp Shardull, lượng choán nước 5.600 tấn. Tàu có thể mang theo 500 binh sĩ, 11 xe tăng, 10 xe thiết giáp cùng 4 xuồng đổ bộ để triển khai quân vào bờ.
Lực lượng đổ bộ còn có 2 tàu đổ bộ xe tăng lớp Magar, lượng choán nước 5.600 tấn. Tàu có thể chở theo 15 xe tăng, 8 xe thiết giáp chở quân, 500 binh sĩ và 4 xuồng cao tốc để triển khai binh lính vào bờ. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng.
Lực lượng đổ bộ còn có 2 tàu đổ bộ xe tăng lớp Magar, lượng choán nước 5.600 tấn. Tàu có thể chở theo 15 xe tăng, 8 xe thiết giáp chở quân, 500 binh sĩ và 4 xuồng cao tốc để triển khai binh lính vào bờ. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng.

GALLERY MỚI NHẤT