Sức mạnh đáng kinh ngạc của cường kích MiG-27 Liên Xô

(Kiến Thức) - MiG-27 có lẽ là là mẫu máy bay cường kích duy nhất do Liên Xô/Nga chế tạo trang bị khẩu pháo 6 nòng 30mm GSh-6-30 đầy uy lực.

Sức mạnh đáng kinh ngạc của cường kích MiG-27 Liên Xô
Clip “đôi cánh ma thuật” MiG-27 phô diễn hỏa lực pháo – tên lửa:
Máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe MiG-27 (NATO định danh là Flogger-D/J) do Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển dựa trên mẫu tiêm kích đánh chặn MiG-23 nhưng được tối ưu hóa cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Vì vậy, không lạ khi hình dạng của MiG-27 gần như là giống hệt MiG-23 nhưng có sự khác biệt lớn ở phần đầu mũi. Theo đó, phần mũi được miêu tả giống như cái mũi của "thú mỏ vịt". Thiết kế này giúp nâng cao tầm nhìn của phi công trong tác chiến đối đất, bên trong được lắp hệ thống đo khoảng cách và dẫn đường lade.
Ảnh độ họa MiG-27 khai hỏa pháo 30mm, phóng tên lửa, ném bom.
 Ảnh độ họa MiG-27 khai hỏa pháo 30mm, phóng tên lửa, ném bom.
Máy bay được trang bị một động cơ tuốc bin phản lực Khatchaturov R-29B-300 cho tốc độ tối đa 1.885km/h ở độ cao 8.000m, bán kính chiến đấu tùy thuộc vào việc mang vác vũ khí, tầm bay xa nhất 2.500km, trần bay 14.000m.
Hỏa lực của MiG-27 khá mạnh với pháo uy lực GSh-6-30 kết cấu 6 nòng cỡ 30mm (cơ số đạn 260-300 viên) và 7 giá treo trên cánh-thân mang tổng cộng 4 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối đất Kh-25; tên lửa không đối đất/chống tàu mặt nước Kh-29; tên lửa chống radar Kh-28 và các loại bom có điều khiển, không điểu khiển; rocket.

Kỷ lục của máy bay ném bom Tu-95MS không kích IS

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng máy bay ném bom Tu-95MS được triển khai không kích phiến quân IS hiện nắm giữ nhiều kỷ lục hàng không.

Kỷ lục của máy bay ném bom Tu-95MS không kích IS
Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS
Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950 trang bị cho Không quân Liên Xô. Tới ngày nay, trải qua khoảng 70 năm phục vụ, loại máy bay này vẫn đang tiếp tục hoạt động rộng rãi trong Không quân Nga. Với kỷ lục đó, Tu-95 được xem là máy bay ném bom chiến lược cánh quạt duy nhất còn chiến đấu.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-2
Tuy người ta thường ví máy bay cánh quạt như "bà già" nhưng với Tu-95 đó có lẽ là "bà già lực sĩ" với khả năng mang tải lớn, sức tấn công hủy diệt mạnh mẽ, tốc độ cao.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-3
Máy bay ném bom Tu-95 dài 49,5m, sải cánh 51,1m, cao 12,12m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn - được xem là máy bay chiến đấu động cơ cánh quạt lớn nhất thế giới hiện nay.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-4
Để bốc cả con "quái vật" 188 tấn này lên không trung, Tupolev thiết kế 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov NK-12M.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-5
Loại động cơ tuốc bin cánh quạt này cũng thiết kế khá đặc biệt với 2 cánh quạt chồng lên nhau, quay ngược chiều nhau.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-6
Với động cơ này, Tu-95 có khả năng đạt tốc độ tới 925km/h, biến nó trở thành máy bay cánh quạt có tốc độ nhanh nhất thế giới.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-7
Tu-95 có tầm bay lên đến 15.000 km không cần tiếp liệu giúp cho nó có thể vươn tới những mục tiêu chiến lược ở Mỹ.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-8
Tu-95 có khả năng đạt trần bay (độ cao) lên tới 12.000m.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-9
Cận cảnh động cơ tuốc binh cánh quạt với 2 cánh quạt quay ngược chiều nhau trên chiếc Tu-95.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-10
Buồng lái Tu-95 với những thiết bị điều khiển nhìn khá đơn giản, không quá tinh vi. Để điều khiển "bà già" này cần tới phi hành đoàn 7 người gồm: 2 phi công, một pháo thủ và 4 sĩ quan (định vị, ném bom...).

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-11
Máy bay ném bom Tu-95 có khả năng mang 15 tấn vũ khí trong khoang thân và trên cánh.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-12
Khoang trong thân máy bay thiết kế mang các loại bom thông thường và kể cả bom hạt nhân. Trong lịch sử hoạt động, Tu-95 là chiếc máy bay đã ném quả bom hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử nhân loại Tsar Bomba vào năm 1961.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-13
Sau nhiều cải tiến nâng cấp, Tu-95 có khả năng phóng tên lửa hành trình đối đất Kh-555 và Kh-101 có tầm phóng 2.500-500km.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-14
Ở đuôi máy bay thiết kế với tháp pháo 23mm tự động để phòng vệ chống máy bay tiêm kích.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-15
Hiện nay, Không quân Nga biên chế 63 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS (biến thể nâng cấp) trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tu-95 được dự tính tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga ít nhất tới năm 2040. Khi đó, nó chắc chắn lại được ghi nhận thêm một kỷ lục nữa về thời gian hoạt động tới gần một thế kỷ.

Sự thật thú vị về tiêm kích nhanh nhất thế giới MiG-25

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên bay lên bầu trời cách đây 50 năm, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MiG-25 từ lâu đã là một biểu tượng của hàng không quân sự. 

Sự thật thú vị về tiêm kích nhanh nhất thế giới MiG-25

Giải pháp tốt nhất biến Su-22 VN thành tiêm kích đa năng

(Kiến Thức) - Su-22M5 là gói nâng cấp tốt nhất dành cho cường kích Su-22, biến nó trở thành mẫu tiêm kích đa năng hiện đại có thể làm tốt nhiệm vụ đối không, đối đất, đối hải.

Giải pháp tốt nhất biến Su-22 VN thành tiêm kích đa năng

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới