Sức mạnh của hạm đội trẻ nhất, vừa "đầy năm" của Hải quân Mỹ

Sức mạnh của hạm đội trẻ nhất, vừa "đầy năm" của Hải quân Mỹ

(Kiến Thức) - Bị giải tán vào năm 2011 sau đó được tái lập lại vào năm 2018, tính tới ngày 24/8 năm nay Hạm đội 2 Hải quân Mỹ chính thức tròn... một tuổi và là hạm đội trẻ nhất trong biên chế lực lượng này.

Được thành lập từ năm 1950 và hoạt động suốt hơn nửa thế kỷ cho tới năm 2011 bị giải thể để cắt giảm ngân sách quốc phòng,  Hạm đội 2 Hải quân Mỹ mới chỉ được tái lập lại từ năm 2018 và tới nay mới bước qua sinh nhật đầu tiên. Nguồn ảnh: BI.
Được thành lập từ năm 1950 và hoạt động suốt hơn nửa thế kỷ cho tới năm 2011 bị giải thể để cắt giảm ngân sách quốc phòng, Hạm đội 2 Hải quân Mỹ mới chỉ được tái lập lại từ năm 2018 và tới nay mới bước qua sinh nhật đầu tiên. Nguồn ảnh: BI.
Khi bị giải thể vào năm 2011, Hạm đội 2 Hải quân Mỹ có tổng cộng 126 tàu chiến, 4500 máy bay và 90.000 nhân lực phục vụ trực tiếp. Nguồn ảnh: BI.
Khi bị giải thể vào năm 2011, Hạm đội 2 Hải quân Mỹ có tổng cộng 126 tàu chiến, 4500 máy bay và 90.000 nhân lực phục vụ trực tiếp. Nguồn ảnh: BI.
Sau khi bị giải thể, phần lớn số lượng máy bay trong hạm đội này bị cho vào kho dự trữ cùng với một vài tàu chiến loại cũ. Khi được tái lập, ngay lập tức số lượng vũ khí dự trữ này được mang ra sử dụng, cung cấp sức mạnh "y nguyên" cho hạm đội này. Nguồn ảnh: BI.
Sau khi bị giải thể, phần lớn số lượng máy bay trong hạm đội này bị cho vào kho dự trữ cùng với một vài tàu chiến loại cũ. Khi được tái lập, ngay lập tức số lượng vũ khí dự trữ này được mang ra sử dụng, cung cấp sức mạnh "y nguyên" cho hạm đội này. Nguồn ảnh: BI.
Hạm đội 2 Hải quân Mỹ có "địa bàn hoạt động" nằm ở bờ Đông nước Mỹ bao gồm cả bờ biển của Mehico, một phần bờ tây của Greenland và Bắc Cực. Nguồn ảnh: BI.
Hạm đội 2 Hải quân Mỹ có "địa bàn hoạt động" nằm ở bờ Đông nước Mỹ bao gồm cả bờ biển của Mehico, một phần bờ tây của Greenland và Bắc Cực. Nguồn ảnh: BI.
Việc tái lập lại hạm đội này cho thấy việc hải quân Mỹ chuyển hướng quan tâm của mình tới khu vực Bắc Cực và cũng là một biện pháp phòng thủ tầm gần cực kỳ quan trọng trong trường hợp các hạm đội khác không thể ngăn chặn được đối phương tấn công vào nội địa Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Việc tái lập lại hạm đội này cho thấy việc hải quân Mỹ chuyển hướng quan tâm của mình tới khu vực Bắc Cực và cũng là một biện pháp phòng thủ tầm gần cực kỳ quan trọng trong trường hợp các hạm đội khác không thể ngăn chặn được đối phương tấn công vào nội địa Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Trước đó dưới thời Tổng thống Barack Obama, Hạm đội 2 Hải quân Mỹ đã bị giải thể và thay vào đó là học thuyết phòng thủ từ xa - nghĩa là thay vì sử dụng hạm đội 2 để bảo vệ nước Mỹ ở bờ Đông, Mỹ chỉ cần sử dụng hạm đội 6 để bao trọn toàn bộ châu Phi, châu Âu, cách ly khu vực biển Đại Tây Dương khi cần mà không cần trực tiếp bảo vệ bờ Đông nước Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Trước đó dưới thời Tổng thống Barack Obama, Hạm đội 2 Hải quân Mỹ đã bị giải thể và thay vào đó là học thuyết phòng thủ từ xa - nghĩa là thay vì sử dụng hạm đội 2 để bảo vệ nước Mỹ ở bờ Đông, Mỹ chỉ cần sử dụng hạm đội 6 để bao trọn toàn bộ châu Phi, châu Âu, cách ly khu vực biển Đại Tây Dương khi cần mà không cần trực tiếp bảo vệ bờ Đông nước Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên kẽ hở trong việc "tiết kiệm" của chính quyền Obama đó là hạm đội 6 Hải quân Mỹ không thể đủ sức căng mình bao quát toàn bộ chiều dài của Đại Tây Dương cũng như Bắc Cực cùng một lúc được. Thực tế thì hạm đội 6 chú trọng vào các hoạt động ở Địa Trung Hải nhiều hơn. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên kẽ hở trong việc "tiết kiệm" của chính quyền Obama đó là hạm đội 6 Hải quân Mỹ không thể đủ sức căng mình bao quát toàn bộ chiều dài của Đại Tây Dương cũng như Bắc Cực cùng một lúc được. Thực tế thì hạm đội 6 chú trọng vào các hoạt động ở Địa Trung Hải nhiều hơn. Nguồn ảnh: BI.
Vậy nên, việc tái lập lại hạm đội 2 Hải quân Mỹ dù sẽ tốn kém chi phí rất lớn nhưng là vấn đề cực kỳ quan trọng, đảm bảo "lợi ích Mỹ" ở cả trên Đại Tây Dương cũng như trên Bắc Cực sẽ không bị đe doạ. Nguồn ảnh: BI.
Vậy nên, việc tái lập lại hạm đội 2 Hải quân Mỹ dù sẽ tốn kém chi phí rất lớn nhưng là vấn đề cực kỳ quan trọng, đảm bảo "lợi ích Mỹ" ở cả trên Đại Tây Dương cũng như trên Bắc Cực sẽ không bị đe doạ. Nguồn ảnh: BI.
Mùa hè vừa rồi, khi mới được tái lập chưa đầy một năm Hạm đội 2 Hải quân Mỹ đã dẫn đầu cuộc tập trận Chiến dịch Baltic (BALTOPS) ở biển Baltic với sự tham gia của 18 quốc gia, 50 tàu chiến và khoảng 10.000 người. Nguồn ảnh: BI.
Mùa hè vừa rồi, khi mới được tái lập chưa đầy một năm Hạm đội 2 Hải quân Mỹ đã dẫn đầu cuộc tập trận Chiến dịch Baltic (BALTOPS) ở biển Baltic với sự tham gia của 18 quốc gia, 50 tàu chiến và khoảng 10.000 người. Nguồn ảnh: BI.
Hải quân Mỹ từng có tổng cộng 12 hạm đội, tuy nhiên tới nay chỉ còn bảy hạm đội hoạt động trong đó bao gồm các hạm đội 2, 3, 4, 5, 6, 7 và hạm đội 10. Các hạm đội còn lại đều đã bị giải thể trong quá khứ để cắt giảm bớt chi tiêu quốc phòng cũng như quy mô của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Hải quân Mỹ từng có tổng cộng 12 hạm đội, tuy nhiên tới nay chỉ còn bảy hạm đội hoạt động trong đó bao gồm các hạm đội 2, 3, 4, 5, 6, 7 và hạm đội 10. Các hạm đội còn lại đều đã bị giải thể trong quá khứ để cắt giảm bớt chi tiêu quốc phòng cũng như quy mô của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của Hải quân Mỹ trong quá khứ.

GALLERY MỚI NHẤT