Sức khỏe tài chính đại gia Nguyễn Thị Sen vừa “lướt sóng” Điện gió Chư Prông

(Kiến Thức) - Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Sen sinh năm 1956 tại Quảng Ngãi. Ngoài việc nắm giữ cổ phần tại Điện gió Chư Prông, Điện gió Chư Prông thì bà còn là cổ đông lớn tại nhiều doanh nghiệp khác.

Dư luận đang đặc biệt chú ý đến thông tin hai dự án Nhà máy điện gió trên địa bàn tỉnh Gia Lai vừa được động thổ là dự án Nhà máy Điện gió phát triển Miền Núi của Công ty CP Điện gió Chư Prông Gia Lai (Điện gió Chư Prông) và dự án Nhà máy Điện gió chế biến Tây Nguyên của Công ty CP Năng lượng gió Chư Prông Gia Lai (Năng lượng gió Chư Prông).
Suc khoe tai chinh dai gia Nguyen Thi Sen vua “luot song” Dien gio Chu Prong
 Lễ khởi công bộ đôi dự án điện gió ở Gia Lai. (Ảnh: Nhà đầu tư).
Hai dự án điện gió trên có tổng mức đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng, dự kiến cung cấp tổng sản lượng điện lên đến 319,5 triệu kW/năm khi đi vào hoạt động, đạt doanh thu 627,6 tỷ đồng, nộp ngân sách 125 tỷ đồng mỗi năm.
Đáng chú ý là Năng lượng gió Chư Prông và Điện gió Chư Prông đều được thành lập vào tháng 4/2020, vốn điều lệ ban đầu 25 tỷ đồng, cùng có trụ sở chính tại 18 Hùng Vương (Pleiku, Giai Lai).
Trong đó, Điện gió Chư Prông có 3 cổ đông sáng lập gồm: Bà Nguyễn Thị Sen (nắm giữ 80% vốn), bà Lê Thị Giang Hà (nắm giữ 10%), ông Nguyễn Hồng Minh (nắm giữ 10% vốn). Còn Năng lượng gió Chư Prông gồm 4 cổ đông là: Bà Nguyễn Thị Phương Mai (nắm giữ 45%), ông Phạm Ngọc Khánh (nắm giữ 20%), bà Nguyễn Thị Sen (nắm giữ 20%), bà Nguyễn Thị Ngọc Minh (nắm giữ 15%).
Tuy nhiên, đến ngày 16/6/2020, bà Nguyễn Thị Sen đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Điện gió Chư Prông xuống còn 25% vốn điều lệ, 55% vốn của bà được chuyển sang cho cổ đông pháp nhân mới là Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Miền núi Gia Lai (Miền Núi Gia Lai), pháp nhân thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Sen.
Tại Năng lượng gió Chư Prông xuất hiện thêm một cổ đông pháp nhân là Công ty TNHH Kinh doanh và Chế biến Tây Nguyên (Chế biến Tây Nguyên) với tỷ lệ sở hữu 55% vốn.
Suc khoe tai chinh dai gia Nguyen Thi Sen vua “luot song” Dien gio Chu Prong-Hinh-2
Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Sen. (Ảnh: Báo Gia Lai).
Riêng Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Miền núi Gia Lai được thành lập vào tháng 4/2007, ngành nghề kinh doanh chính chính là bán buôn nông, lâm sản.
Tính đến cuối tháng 1/2019, vốn điều lệ của doanh nghiệp là 21,1 tỷ đồng, trong đó nữ doanh nhân Nguyễn Thị Sen nắm cổ phần chi phối với tỷ lệ sở hữu 94,44% vốn.
Đáng chú ý, doanh thu của Miền Núi Gia Lai trong vòng 4 năm trở lại đây luôn được duy trì trên mức trăm tỷ đồng mỗi năm, nhưng khoản lợi nhuận chỉ đạt vài tỷ đồng, thậm chí là thua lỗ.
Điển hình là trong năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của Miền Núi Gia Lai lần lượt đạt 293,84 tỷ đồng và 190,34 tỷ đồng, lãi thuần lần lượt ở mức 3 tỷ đồng và 2,29 tỷ đồng.
Đến năm 2019, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 126,88 tỷ đồng, giảm 36% so với năm trước. Lỗ thuần ở mức 5,47 tỷ đồng (năm 2018 lỗ thuần 797 triệu đồng).
Đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Miền núi Gia Lai đạt 104,49 tỷ đồng, tăng 7,2% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu ở mức 19,7 tỷ đồng.
Được biết, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Sen sinh năm 1956 tại Quảng Ngãi. Bà Sen hiện còn là cổ đông lớn tại Công ty CP Chè Bàu Cạn, Công ty CP Phát triển Năng lượng gió miền Núi, Công ty TNHH Phát triển Môi trường xanh Tây Nguyên và Công ty TNHH Quang Anh Gia Lai.
Giới truyền thông trong nước đưa tin, ngày 7/8 vừa qua, HĐQT Tập đoàn Eastern Power Group của Thái Lan đã thông qua chủ trương mua 2,25 triệu cổ phần, tương đương 90% cổ phần Công ty CP Năng lượng Gió Chu Prông Gia Lai với giá phí 7,875 triệu USD; mua 2,5 triệu cổ phần, tương đương 100% cổ phần Công ty CP Điện gió Chư Prông Gia Lai với giá phí 8,75 triệu USD.
Việc mua cổ phần sẽ được tiến hành qua 5 giai đoạn, từ khi các dự án được chấp thuận đầu tư đến thời điểm được cấp phép hoạt động và đi vào vận hành.
Cập nhật theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngày 18/9/2020, EPVN W2 (HK) Company Limited - một Công ty con của Eastern Power Group đã sở hữu 9% vốn tại Năng lượng Gió Chư Prông Gia Lai và 10% vốn tại Điện gió Chư Prông Gia Lai.
Ông Yuth Chinsupakul - Chủ tịch Tập đoàn Eastern Power cũng được bổ sung vào HĐQT tại 2 doanh nghiệp dự án này.
Đây là thương vụ M&A thứ hai của Eastern Power Group chỉ trong ít tháng ở Việt Nam. Trước đó, HĐQT Tập đoàn này ngày 19/6/2020 cũng đã thông qua mua lại hai dự án Điện gió Hướng Linh 3 và Hướng Linh 4 ở Quảng Trị từ nhóm đại gia Mai Văn Huế, Tân Hoàn Cầu Group.
Nếu kế hoạch của Eastern Power Group hoàn thành, thương vụ "lướt sóng" tại 2 dự án điện gió ở Gia Lai sẽ mang về cho nữ doanh nhân Nguyễn Thị Sen cùng nhóm nhà đầu tư của mình hàng trăm tỷ đồng chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Thân thế “khủng” của Phó TGĐ công ty Công Lý bị bắt ở Cà Mau

(Kiến Thức) - Thiếu gia Tô Công Lý vừa  bị bắt ở Cà Mau là con trai ông Tô Hoài Dân - Tổng Giám đốc của Công ty Công Lý. Ông Lý là một đại gia có tiếng ở miền Tây, từng đi xe ô tô biển số ngoại giao và có còi hú riêng.

Thân thế “khủng” của Phó Tổng Giám đốc Công ty Công Lý vừa bị bắt
Thông tin về vụ việc Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Tô Công Lý - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH xây dựng, Thương mại - Du lịch Công Lý (gọi tắt là Công ty Công Lý) để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đang gây xôn xao dư luận.

Cháy tuabin điện gió 70 tỷ: Việt Nam có bao nhiều nhà máy điện gió

(Kiến Thức) -  Tính đến cuối tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và điện mặt trời, với tổng công suất đặt 4.543,8MW, chiếm 8,3% tổng công suất của hệ thống điện quốc gia.

Thông tin turbin trên một trụ điện gió của Nhà máy Phong điện Bình Thạnh (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) do Công ty CP tái tạo năng lượng Việt Nam (REVN) làm chủ đầu tư vừa bị chập điện cháy đang gây xôn xao dư luận.
Được biết, Nhà máy điện Bình Thạnh đã được vận hành 10 năm, tuabin lắp ráp theo công nghệ của Đức, giá của mỗi tuabin khoảng 70 tỷ đồng. Mỗi cột điện gió cao từ 90 - 95m, công suất 1,5 MW/cột. Tổng trọng lượng tuabin là 89,4 tấn, cột tháp là 165 tấn.
Chay tuabin dien gio 70 ty: Viet Nam co bao nhieu nha may dien gio
Hiện trường sự việc turbin trên một trụ điện gió của Nhà máy Phong điện Bình Thạnh bị cháy. 
Tính đến cuối tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và điện mặt trời, với tổng công suất đặt 4.543,8MW, chiếm 8,3% tổng công suất của hệ thống điện quốc gia. Trong đó, có 9 nhà máy/trang trại điện gió đang vận hành với tổng công suất 304,6 MW, trong đó lớn nhất là trang trại điện gió Bạc Liêu với gần 100 MW, nhỏ nhất là nhà máy điện gió Phú Quý 6 MW nối lưới độc lập (không nối lưới điện quốc gia) trên đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), còn lại là 7 nhà máy điện gió quy mô công suất nhỏ dưới 50 MW.
Chay tuabin dien gio 70 ty: Viet Nam co bao nhieu nha may dien gio-Hinh-2
 Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về điện gió lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Chay tuabin dien gio 70 ty: Viet Nam co bao nhieu nha may dien gio-Hinh-3
 Các nhà máy/trang trại điện gió đang vận hành tại Việt Nam.
Báo cáo mới đây của Hiệp hội Điện gió toàn cầu cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia tiềm năng nhất trong khu vực Đông Nam Á về cả gió trên bờ và trên biển. Đường bờ biển dài 3.200 km giúp Việt Nam có được nguồn tài nguyên gió tốt nhất, nổi bật là từ Ninh Thuận trở vào khu vực phía Nam. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khu vực đã phát triển điện gió trên biển với 99 MW đã được lắp đặt.
Tuy nhiên, theo dự báo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam - EVN, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tiếp tục được duy trì hàng năm là 7% nhu cầu điện của Việt Nam vào khoảng 200.000GWh năm 2020 và tăng đến 327.000GWh năm 2030. Nếu phát triển tối đa các nguồn điện truyền thống thì lượng điện của Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 165.000GWh vào năm 2020 và 208.000GWh vào năm 2030.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.