Sức khoẻ ba người đầu tiên tiêm vaccine COVID-19 'made in Vietnam' ra sao?

Một ngày sau khi tiêm vaccine COVID-19, cả ba tình nguyện viên đều có sức khoẻ bình thường, không có bất kỳ phản ứng bất thường nào.

Sức khoẻ ba người đầu tiên tiêm vaccine COVID-19 'made in Vietnam' ra sao?
Ngày 18/12, thông tin về sức khoẻ của ba tình nguyện viên (2 nam, 1 nữ) được tiêm vaccine COVID-19 Nanocovax đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm trên người, đại diện Học viện Quân y cho biết, cả ba hiện khoẻ mạnh và không có bất cứ phản ứng bất thường nào.
Những tình nguyện viên này được tiêm mỗi người một mũi vaccine với liều lượng 25 mcg. Họ được theo dõi sức khoẻ tại Viện Y Dược học Quân Sự (Học viện Quân y) trong 3 ngày (72 giờ) sau đó về nhà tiếp tục giám sát sức khoẻ. Việc theo dõi tại địa phương sẽ được cán bộ y tế xã, phường đảm nhiệm. Nếu tình hình thuận lợi, họ sẽ được tiêm mũi vaccine thứ 2 sau 28 ngày.
Suc khoe ba nguoi dau tien tiem vaccine COVID-19 'made in Vietnam' ra sao?
Những tình nguyện viên đầu tiên được tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 của Việt Nam. 
Đại diện Bộ Y tế, TS Nguyễn Ngô Quang - Phó cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo cho biết, nếu ba tình nguyện viên trên không có phản ứng bất thường thì những người tiếp theo sẽ được tiêm sau đó 3 ngày với liều lượng tăng dần.
Như vậy, tổng cộng 60 tình nguyện viên của đợt 1 sẽ được tiêm lần lượt với liều lượng: 20 người đầu tiên tiêm 25 mcg, 20 người tiếp theo sử dụng liều cao hơn với 50 mcg và 20 người cuối cùng tiêm với liều lượng 75 mcg.
Thời gian nghiên cứu cho những tình nguyện viên tham gia là khoảng 56 ngày để đánh giá mục tiêu nghiên cứu và theo dõi đến tháng thứ 6 kể từ liều tiêm đầu tiên.
Ông Quang cũng cho biết, trong nghiên cứu vaccine thì giai đoạn tiêm thử nghiệm được đánh giá là quan trọng nhất. Đây là giai đoạn đánh giá độ an toàn. Nếu xảy ra tai biến không mong muốn trong quá trình tiêm thì các đơn vị sẽ xử lý được.
Chính vì vậy, Công ty Nanogen sẽ thuê một tổ chức giám sát độc lập để giám sát quy trình nghiên cứu nhằm tuân thủ đề cương, phát hiện sớm các triệu chứng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các tình nguyện viên. Đặc biệt, các số liệu nghiên cứu thu thập được trước và sau khi tiêm vaccine phải đảm bảo tính khách quan, khoa học và trung thực.
Theo GS.TS Đỗ Quyết – Giám đốc Học viện Quân y, nơi tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 cho các tình nguyện viên, hiện những trường hợp gặp biến chứng sau khi tiêm vaccine trên thế giới không nhiều. Ông hy vọng Nanocovax cũng vậy. Dù nguy cơ rất thấp nhưng để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các tình nguyện viên, Học viện Quân y chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện kể cả khi xảy ra tai biến để xử lý được.
Đại diện Công ty Nanogen cho biết, nếu mọi việc diễn ra tốt, thì tới tháng 5/2021 sẽ hoàn tất việc thử nghiệm lâm sàng vaccine. Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ tính đến phương án đưa vào vaccine vào tiêm chủng đại trà. Ngoài ra, dựa trên công nghệ đang có, Nanogen có thể sản xuất lên tới 20 triệu liều vaccine trong một tháng.

WHO có 7- 8 ứng viên hàng đầu sản xuất vắc xin ngừa COVID-19

(Kiến Thức) - Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua (12/5) cho biết có hơn 100 ứng viên nghiên cứu phát triển vắc xin ngừa COVID-19 trên toàn cầu nhưng họ đã chọn ra 7 - 8 ứng viên hàng đầu.

WHO có 7- 8 ứng viên hàng đầu sản xuất vắc xin ngừa COVID-19
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tại cuộc họp trực tuyến của hội đồng kinh tế, xã hội của Liên Hợp Quốc rằng, suy nghĩ ban đầu từ hai tháng trước rằng có thể mất 12-18 tháng để cho ra đời một loại vắc-xin ngừa COVID-19. Thế nhưng, ông cho rằng, các nỗ lực đã được đẩy nhanh nhờ khoản cam kết đóng góp 8 tỉ USD của lãnh đạo 40 quốc gia, tổ chức và ngân hàng hồi tuần trước.
Ông Tedros cho rằng, 8 tỷ USD sẽ không đủ và các quỹ bổ sung là cần thiết để tăng tốc việc phát triển vắc-xin, nhưng quan trọng hơn cả là sản xuất đủ vắc-xin COVID-19 cho người dân toàn cầu, để không ai bị bỏ lại.

Úc sẽ xuất xưởng khoảng 85 triệu liều vắc-xin COVID-19

(Kiến Thức) - Úc cho biết nếu 2 thử nghiệm đang được tiến hành hứa hẹn thành công, nước này sẽ có được khoảng 85 triệu liều vắc-xin COVID-19.

Úc sẽ xuất xưởng khoảng 85 triệu liều vắc-xin COVID-19
Thủ tướng Scott Morrison cho biết nước này đã ký một thỏa thuận với CSL để sản xuất hai loại vắc xin - một loại do đối thủ AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển, và một loại khác được phát triển trong phòng thí nghiệm riêng của CSL với Đại học Queensland. Điều này cho phép các liều vắc-xin COVID-19 miễn phí sẽ được xuất xưởng trong năm 2021 nếu được cấp phép sử dụng.
Ông Morrison cho biết thêm Úc sẽ nhận được 3,8 triệu liều vắc xin AstraZeneca vào tháng 1 và tháng 2 năm sau, đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối cùng ở Anh, Brazil và Nam Phi.
Uc se xuat xuong khoang 85 trieu lieu vac-xin COVID-19
Úc cho biết nếu 2 thử nghiệm đang được tiến hành hứa hẹn thành công, nước này sẽ có được khoảng 85 triệu liều vắc-xin COVID-19. Ảnh minh họa.
Ông Morrison ước tính chi phí sẽ là 1,7 tỉ đô la Úc (1,24 tỉ USD). 25 triệu dân Úc sẽ có thể bắt đầu tiêm vắc-xin từ tháng 1 tuy nhiên không có gì là đảm bảo, ông nói.

Nga nhận được đề nghị từ Hoa Kỳ sản xuất vắc-xin phòng COVID-19

(Kiến Thức) - Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp (RDIF) của Nga, cho biết đã có những đề xuất từ Mỹ và châu Âu về việc hợp tác sản xuất vắc-xin Sputnik V (Gam-Covid-Vac).

Nga nhận được đề nghị từ Hoa Kỳ sản xuất vắc-xin phòng COVID-19
Ông cho biết, “có những công ty tư nhân và các quỹ đầu tư từ châu Âu và Mỹ đề nghị với RDIF về việc lập quan hệ đối tác để sản xuất vắc-xin Sputnik V". Theo ông, "cuối cùng họ đã hiểu" vắc-xin Nga "khác biệt" như thế nào và “lợi ích khi hợp tác sản xuất vắc-xin Nga như thế nào”.
“Hiện giờ tôi chưa thể nói nhiều hơn, nhưng dự kiến sẽ có thông báo trong hai tuần tới”, TASS trích dẫn lời ông nói với Nhật báo Folha de S. Paulo (Brazil).
Ông Dmitriev nói rằng một chiến dịch thông tin đã được phát động ở phương Tây chống lại vắc-xin của Nga, trong khi "không ai nói về mức độ nguy hiểm của các loại vắc xin khác".
Nga nhan duoc de nghi tu Hoa Ky san xuat vac-xin phong COVID-19
Bộ Y tế Nga thông báo, lô vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên của nước này đã được chuyển từ thủ đô Moscow về các địa phương. Ảnh minh họa.
Vào tháng 8, Bộ Y tế đã đăng ký vắc-xin đầu tiên trên thế giới Sputnik V ngừa COVID-19, do Trung tâm Nghiên cứu Dịch bệnh và Vi sinh vật Gamaleya phát triển và được đặt tên theo vụ phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất vào năm 1957.
Nga đã nhận được đơn từ hơn 25 quốc gia về việc mua một tỷ liều vắc-xin.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump không loại trừ sự xuất hiện của một loại vắc-xin Mỹ chống lại virus Corona vào tháng 10. Ứng cử viên phó tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris kêu gọi mọi người không nên tin vào những tuyên bố của Trump về việc tạo ra một loại vắc-xin an toàn ở Hoa Kỳ.

Mời độc giả theo dõi video "Cuba hỗ trợ Việt Nam chống dịch Covid-19". Nguồn: VTC Now.

Lô vắc-xin Sputnik V đầu tiên được chuyển từ Moscow về các địa phương của Nga
Bộ Y tế Nga thông báo, lô vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên của nước này đã được chuyển từ thủ đô Moscow về các địa phương.
Lần giao hàng đầu tiên cũng là lần thử nghiệm: với sự trợ giúp của chuyến giao hàng thử, các chuyên gia dự định sẽ vạch ra chuỗi cung cấp vắc-xin cho các chủ thể cấu thành của Liên bang Nga, cũng như việc tổ chức tiêm chủng cho những công dân thuộc nhóm nguy cơ cao.
Nga là nước đầu tiên trên thế giới đăng ký vắc-xin ngừa virus Corona được phát triển bởi Trung tâm Gamaleya. Sự kiện này diễn ra vào đầu tháng 8 năm 2020.
Vào ngày 9/9, Nga đã bắt đầu giai đoạn thử nghiệm thứ ba với sự tham gia của 40 nghìn tình nguyện viên.
Theo Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga, vào cuối năm tới, hơn một tỷ người sẽ được tiêm chủng loại thuốc nội địa chống lại virrus Corona. Khoảng 30 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm của họ đến Sputnik V.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.