Sữa chua là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe con người. Một số lợi ích của việc ăn sữa chua mà bạn không thể bỏ qua:
- Axit lactic có trong sữa chua giúp đẩy nhanh quá trình đào thải và làm giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể, từ đó hỗ trợ giảm lipid máu.
- Hàm lượng protein có trong loại sữa này có tác dụng làm tăng độ đàn hồi của thành mạch máu, ổn định huyết áp. Các vitamin, canxi có trong sữa chua cũng ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hiệu quả.
- Các protein trong sữa chua giúp da săn chắc, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn. Hơn thế, lượng caroten và vitamin trong loại sữa này cũng sẽ giúp cải thiện trao đổi chất trên da, ngăn ngừa sự lắng đọng sắc tố melanin, nuôi dưỡng da sáng khỏe.
- Lợi khuẩn của sữa chua còn hỗ trợ ức chế sự sản sinh của các vi khuẩn Hp, ngăn ngừa tình trạng viêm, loét dạ dày, đồng thời hỗ trợ làm lành các tổn thương nhanh chóng.
Thời điểm “vàng” để ăn sữa chua
Theo các chuyên gia, bạn nên ăn sữa chua sau khi kết thúc bữa ăn từ 1 - 2 tiếng. Đây được xem là món tráng miệng tuyệt vời. Nó không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe, bởi lúc này dịch vị bị loãng ra, nồng độ axit trong dạ dày cũng không quá cao, phù hợp để axit lactic phát triển.
Tránh ăn trước bữa ăn bởi khi đói, nồng độ axit trong dạ dày rất cao. Lúc này, axit lactic trong sữa chua sẽ phản ứng với axit trong dạ dày làm giảm tác dụng bảo vệ sức khỏe.
Ngoài ra, bạn có thể ăn sữa chua vào bữa sáng. Nên kết hợp thêm cùng với trái cây thái nhỏ hoặc món ăn giàu chất xơ như khoai lang, cháo yến mạch… Các chất xơ sẽ cung cấp môi trường ổn định cho lợi khuẩn hỗ trợ dạ dày và đường ruột tiêu hóa thức ăn.
Bạn cũng có thể ăn sữa chua vào buổi tối nhưng nên chọn loại không hoặc ít đường để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Lượng protein có trong sữa chua được chứng minh là rất tốt cho cơ.
Ăn sữa chua như thế nào là tốt nhất? Nên ăn bao nhiêu sữa chua mỗi ngày?
Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, mỗi ngày bạn cần tiêu thụ khoảng 250 - 500g sữa chua. Lượng này cũng là con số hoàn hảo để giúp kiểm soát vi khuẩn trong đường ruột của bạn.
Có nên hâm nóng sữa chua trước khi ăn?
Với những người có dạ dày nhạy cảm, việc ăn sữa chua lạnh không phải là một sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu bạn hâm sữa chua theo cách thông thường rất dễ làm mất đi axit lactic - một trong những thành phần dinh dưỡng tốt nhất trong sữa chua. Không những thế, sữa chua nóng có mùi vị khá lạ và khó ăn.
Để làm ấm sữa chua, bạn hãy đặt cốc sữa vào trong bát nước ấm khoảng 45 độ C rồi ủ chừng 10 phút. Bằng cách này sẽ giữ được vị thơm ngon và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chọn sữa chua phù hợp
- Sữa chua truyền thống
Loại sữa chua này chứa rất nhiều lợi khuẩn, giàu chất chống oxy hóa và các dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Tùy vào mỗi loại sữa chua mà chỉ số này sẽ có sự khác biệt. Vì thế, hãy kiểm tra thông tin dinh dưỡng trước khi mua. Chuyên gia khuyến nghị nên sử dụng sữa chua chứa không quá 12g đường mỗi hộp.
Với sữa chua truyền thống, dù người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể sử dụng. Với người mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Sữa chua Hy Lạp
Khác với sữa chua thường, sữa chua Hy Lạp có kết cấu đặc, hương vị chua nhẹ. Loại sữa chua này không giàu dưỡng chất như vị truyền thống nhưng nó cũng là nguồn carbs tốt cho sức khỏe.
Thường những người đang giảm cân hoặc theo chế độ eat clean rất chuộng món sữa chua Hy Lạp.
- Sữa chua đậu nành
Sản phẩm này được làm từ sữa đậu nành lên men. Trong loại sữa chua này có chứa rất nhiều chất tốt cho sức khỏe như protein, canxi, magie, vitamin C, chất béo và sắt.
Người nên ăn: Bệnh nhân bị bệnh tim, tiểu đường, loãng xương.
Sữa chua có thể kết hợp với loại thực phẩm nào?
Bạn có thể kết hợp sữa chua với các thực phẩm giàu carbohydrate như: Bánh bao, bánh mì, các loại hạt…
Ngoài ra, bạn tuyệt đối không ăn cùng lúc sữa chua với những loại sau:
- Các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói. Bởi trong những loại này có chứa nhiều axit nitric. Khi chất này phản ứng với amin trong sữa chua sẽ tạo ra chất gây ung thư cực kỳ nguy hiểm là N-nitrosamine.
- Không ăn sữa chua khi uống thuốc kháng sinh. Bởi các chất kháng sinh trong thuốc sẽ phá hủy axit lactic trong sữa chua.
Những người không nên ăn sữa chua
Sữa chua tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn. Một số nhóm người tránh sử dụng sữa chua:
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
Đây là thời kỳ đường tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn do đó lợi khuẩn trong đường ruột cũng thay đổi. Việc cho trẻ ăn sữa chua sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, viêm túi mật
Những người được chẩn đoán mắc bệnh như tiểu đường, viêm túi mật được khuyên không nên ăn sữa chua để tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Người mắc bệnh mỡ máu và hội chứng chuyển hóa
Nhóm người này nên dùng sữa chua tách béo để thay thế cho sữa chua thường.