Sự thật việc 'xếp hàng từ sáng làm giấy tờ nhà đất ở Hà Nội'

Trước thông tin có nhiều người dân xếp hàng từ 2-3 giờ sáng chờ làm thủ tục đăng ký biến động đất đai, lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh quận Hà Đông đã lên tiếng.

Trao đổi với PV. VietNamNet hôm nay (9/4), ông Chu Đức Hiền, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh quận Hà Đông cho hay, thống kê cho thấy, sáng 8/4, cơ quan này tiếp nhận 53 hồ sơ. Trong đó, lượng hồ sơ về giao dịch đảm bảo chiếm gần một nửa, còn lại là đăng ký biến động đất đai.
Theo ông Hiền, so với các ngày của tuần trước, số hồ sơ tiếp nhận chung và hồ sơ về đăng ký biến động đất đai không tăng đột biến.
Ông Hiền nói rằng, có tình trạng người dân xếp chờ làm thủ tục hành chính tuy nhiên không phải tất cả người dân xếp hàng đều đến làm thủ tục về đất đai do chi nhánh sử dụng chung trụ sở với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận Hà Đông.
“Hiện, rất nhiều văn phòng đăng ký đất đai các quận, huyện cũng sử dụng chung trụ sở với bộ phận một cửa, tiếp nhận và trả hồ sơ của UBND cùng cấp có nhiều lĩnh vực khác như xây dựng, bảo hiểm, tư pháp hộ tịch, hộ khẩu... nên số lượng người dân đến thực hiện thủ tục đông ở nhiều lĩnh vực.
Vì vậy, thông tin người dân chen nhau đến làm thủ tục về đất đai thời gian qua là không chính xác” - ông Hiền nói.
Su that viec 'xep hang tu sang lam giay to nha dat o Ha Noi'
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội quận Hà Đông sử dụng chung trụ sở với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận Hà Đông. Ghi nhận của PV VietNamNet, hôm nay (9/4), từ 6h30 nhiều người dân đã có mặt chờ lấy số làm thủ tục. Ảnh: Hồng Khanh
Lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh quận Hà Đông cũng khẳng định, ngay khi có thông tin phản ánh, đơn vị đã cho kiểm tra hệ thống hình ảnh ghi nhận từ phía ngoài văn phòng ở nhiều khung giờ trong nhiều ngày qua thì không có ai xếp hàng đi làm thủ tục từ 2-3h sáng.
“Việc người dân đến sớm trước giờ hành chính 30 phút - 1 tiếng để xếp hàng chờ làm thủ tục là chuyện bình thường do tâm lý sợ đông, muốn được làm sớm, làm nhanh. Nhưng không có chuyện người dân xếp hàng từ 2-3-4h, thậm chí 5h sáng.
Đơn vị đã thực hiện tiếp nhận hồ sơ từ lúc 7h30 sáng, sớm hơn 30 phút so với trước đây, tăng thêm 3 - 5 người thực hiện hồ sơ lĩnh vực đất đai tùy theo lượt người dân đến hàng ngày. Quận vẫn luôn đảm bảo việc thực hiện được đúng theo quy trình, có sự phân luồng thuộc lĩnh vực.
Đối với khu vực làm biến động đăng ký đất đai, cũng được phân rõ bên nào đến nhận kết quả, nộp hồ sơ. Nộp hồ sơ phải đảm bảo có hồ sơ kiểm tra ngay từ bên ngoài, không gây phiền hà, mất thời gian cho người dân” - ông Hiền cho biết.
Su that viec 'xep hang tu sang lam giay to nha dat o Ha Noi'-Hinh-2
Số lượng hồ sơ về đất đai trong quý I/2024 tập trung nhiều vào các hoạt động đăng ký giao dịch đảm bảo, giải chấp, thế chấp chứ không chỉ tập trung lĩnh vực giao dịch chuyển nhượng đất đai. Ảnh: Hồng Khanh
Theo chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các địa phương trên địa bàn Hà Nội, số lượng hồ sơ về đất đai trong quý I/2024 tập trung nhiều vào các hoạt động đăng ký giao dịch đảm bảo, giải chấp, thế chấp chứ không chỉ tập trung lĩnh vực giao dịch chuyển nhượng đất đai.
Số liệu từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Hà Đông cho thấy, trong quý I/2024, tổng số hồ sơ văn phòng tiếp nhận là hơn 7.400 hồ sơ, thấp hơn quý IV/2023 với gần 7.900 hồ sơ. Trong đó, số hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo và biến động đất đai là tương đương nhau, lần lượt là 3.385 và 3.990 hồ sơ.
Riêng trong tháng 3 vừa qua, từ sau Tết Nguyên đán, giao dịch đảm bảo (xoá chấp) tăng hơn 200% do có sự điều chỉnh về lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, xét trong hai quý số hồ sơ tiếp nhận không có sự đột biến.
Số liệu từ Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội cũng cho thấy, trong 5 tháng qua, đăng ký biến động đất đai (gồm mua bán nhà chung cư và thổ cư) trên toàn thành phố không có nhiều biến động, không có sự tăng trưởng đột biến.
Từ tháng 11/2023-3/2024, trên toàn thành phố, đăng ký biến động đất đai cao nhất vào tháng 11 năm ngoái với hơn 22.000 hồ sơ tiếp nhận giải quyết. Thấp nhất là thời điểm Tết Nguyên đán (tháng 2/2024) với gần 11.000 hồ sơ.
Sau Tết, đến tháng 3, đăng ký biến động đất đai trở về ổn định như các tháng trước đó với hơn 18.000 hồ sơ.
“Có nhiều yếu tố thể hiện thực trạng thị trường bất động sản. Từ những con số đăng ký đất đai thời gian qua có thể thấy thị trường bất động sản không có những biến động đột biến. Đối với việc thực hiện thủ tục về đất đai, nếu tình hình có chiều hướng tiếp tục tăng cao, đơn vị sẽ tăng cán bộ lĩnh vực đất đai đến hướng dẫn người dân, để việc tiếp nhận hồ sơ được tốt nhất”, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh quận Hà Đông cho biết thêm.

Cần làm rõ tác động khi bỏ “Hộ gia đình” khỏi Dự thảo Luật đất đai

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương cho rằng, cần phải làm rõ tác động khi bỏ “hộ gia đình” là chủ sử dụng trong nhiều điều khoản trong Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Chưa thể hiện được nguyên tắc có đất để “đảm bảo sinh kế”
Góp ý vào Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), ông Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội cho biết, theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019, cả nước có 24.532 hộ DTTS thiếu đất ở, 210.400 hộ DTTS có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Khẩn trương đưa Luật Đất đai vào cuộc sống

Thứ trưởng Bộ TN&MT cho biết, việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) lại mở ra một sự bắt đầu mới, đó là tiếp tục hoàn thiện các quy định để Luật đi vào cuộc sống.

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ tháo gỡ rất nhiều điểm nghẽn, khơi thông nhiều nguồn lực cho nền kinh tế - xã hội. Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân xung quanh vấn đề này.
Thu truong Le Minh Ngan: Khan truong dua Luat Dat dai vao cuoc song
 Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân trao đổi với PV về Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Mai Loan.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.