Sự thật việc Lã Bố phản Lưu Bị

Lã Bố hay còn gọi là Lữ Bố (160 - 199) tự Phụng Tiên, người đất Cửu Nguyên (Tinh Châu) là một danh tướng thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Sự thật việc Lã Bố phản Lưu Bị

Người đời biết tới Lã Bố chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, Lã Bố xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19. Lã Bố được mệnh danh là “chiến thần”, phần lớn độc giả xem Lã Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu…

Sự thật việc Lã Bố phản Lưu Bị ảnh 1

Lã Bố sống trong một thời đại loạn lạc, chiến tranh, cướp bóc liên miên, hoàng triều đổ nát, giặc cướp nổi lên như ong. Ông sớm có dịp được thi thố tài nghệ của mình. Trong suốt những năm rong ruổi chiến trận, Lã Bố từng theo hầu dưới trướng nhiều người như Đinh Nguyên, Đổng Trác, Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Bị…

Tuy kiêu dũng vô song nhưng nhiều sử gia đánh giá Lã Bố chỉ là hạng “hữu dũng vô mưu”, tham lợi bỏ nghĩa và háo sắc. Chỉ vì một con ngựa Xích Thố Lã Bố phản Đinh Nguyên theo Đổng Trác. Chỉ vì một nàng Điêu Thuyền, Lã Bố tiếp tục sát hại Đổng Trác theo về với Vương Doãn. Tới khi cơ nhỡ, lưu lạc, được Lưu Bị cho nương tựa, Lã Bố tiếp tục trở mặt, nhân lúc Lưu Bị sơ hở chiếm giữ thành Từ Châu. Tuy nhiên, việc Lã Bố phản bội Lưu Bị không hẳn do tính hay phản trác của Lã Bố mà còn có nguyên nhân đằng sau đó.

Sự thật việc Lã Bố phản Lưu Bị ảnh 2

Khác với việc phản bội Đinh Nguyên và Đổng Trác, Lã Bố phản lại Lưu Bị không hẳn là vì vật chất hay mỹ nữ. (Tạo hình Lã Bố trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010).

Theo Tam quốc diễn nghĩa, sau khi Lưu Bị tiếp quản Từ Châu, nhận chức Từ Châu mục thay cho Đào Khiêm. Năm 195, Lã Bố thất bại trong cuộc giao tranh với Tào Tháo ở Duyện Châu, đến nương nhờ Lưu Bị.

Mọi người khuyên Lưu Bị không nên cho Lã Bố nương nhờ. Tuy nhiên, dù biết Lã Bố là người hay phản trác, nhưng Lưu Bị cũng không phải là người không biết đạo nghĩa bởi trước đó nếu không có Lã Bố đánh úp Duyện Châu của Tào Tháo thì Từ Châu chưa chắc đã được bình yên. Bây giờ Lã Bố thất thế nương nhờ, nếu họ Lưu không giúp thì không đúng với đạo nghĩa…

Cuối cùng Lưu Bị cho Lã Bố nương nhờ đóng quân ở Tiểu Bái, một quận thuộc về Dự Châu nhưng nằm gần Hạ Bì - trung tâm Từ Châu và nằm trong tay người cai quản Từ Châu từ thời Đào Khiêm.

Sự thật việc Lã Bố phản Lưu Bị ảnh 3

Lưu Bị tự rước họa vào thân khi cho Lã Bố nương nhờ. (Tạo hình Lưu Bị trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010).

Biết Lưu Bị và Lã Bố nếu liên minh với nhau sẽ khó khống chế, nên Tào Tháo rất lo lắng. Để chia rẽ Lã Bố và Lưu Bị, Tào Tháo nhân danh Hiến Đế phong chức cho Lưu Bị. Lưu Bị tiếp nhận. Lã Bố thấy Lưu Bị hợp tác với Tào Tháo, sợ hai bên liên kết đối phó với mình nên bắt đầu lo lắng.

Cùng lúc đó, quân phiệt Viên Thuật ở Thọ Xuân tấn công Lưu Bị để tranh đoạt Từ Châu. Lưu Bị và Quan Vũ mang quân đi Vu Thai kháng cự Viên Thuật, sai Trương Phi giữ thành Hạ Bì (thủ phủ Từ Châu). Trương Phi bất hòa với viên tướng cũ của Đào Khiêm là Tào Báo, bèn giết chết Tào Báo.

Viên Thuật viết thư cho Lã Bố đề nghị đánh úp Từ Châu, đổi lại Viên Thuật sẽ tạ ơn bằng 20 vạn hộc lương. Lã Bố thấy Lưu Bị kết giao với Tào Tháo là kẻ thù của mình nên vốn đã lo ngại, do đó quyết định nhận lời Viên Thuật. Nhân lúc Hạ Bì hỗn loạn do cái chết của Tào Báo. Thủ hạ của Tào Báo là Hứa Đam và Chương Luống đến gặp Lã Bố, khuyên nhân lúc đêm tối đánh ngay thì ở trong thành sẽ làm nội ứng. Lã Bố bèn tiến quân, Hứa Đam mở cửa thành cho ông chiếm Hạ Bì. Trương Phi không chống nổi quân Lã Bố, mang thủ hạ bỏ chạy, không kịp mang theo gia quyến Lưu Bị.

Sự thật việc Lã Bố phản Lưu Bị ảnh 4

Lã Bố mãnh tướng thiện chiến nhất nhì thời Tam quốc.

Trương Phi chạy đến chỗ Lưu Bị ở Hoài Âm. Lưu Bị phải lui về Quảng Lăng cầm cự với Viên Thuật. Do tình thế bức bách, lực lượng yếu không kháng cự được Viên Thuật và Lã Bố, ba anh em Lưu Bị-Quan Vũ-Trương Phi phải quay về Từ Châu hàng Lã Bố. Lã Bố thấy Viên Thuật thất tín không cấp lương cho mình bèn hòa giải với Lưu Bị, ông tự xưng làm Thứ sử Từ Châu, tiến cử Lưu Bị làm Dự Châu Mục, sang đóng ở thành Tiểu Bái gần đó. Dự Châu vốn có 6 quận nhưng trên thực tế Lưu Bị chỉ có một quận Tiểu Bái đóng quân.

Qua đây nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng Lã Bố ít nhiều vẫn là một người có nguyên tắc. Điều này thể hiện ở việc khi đánh lén Từ Châu, Lã Bố dù bắt được vợ con Lưu Bị nhưng cũng không có ý làm khó, sau này còn giúp Lưu Bị ngăn chặn âm mưu tấn công từ Viên Thuật. Đủ để thấy Lã Bố không hẳn là một kẻ tiểu nhân, không nói lý lẽ.

Danh tướng nào của Nguyễn Ánh được ví như “Quan Vũ nước Nam“

Vị tướng nước Nam trung thành với chúa Nguyễn, với hành trạng cuộc đời tựa như đã tái hiện điển tích Quan Vũ treo ấn gói vàng, vượt năm ải chém sáu tướng để trở về bên Lưu Bị.

Danh tướng nào của Nguyễn Ánh được ví như “Quan Vũ nước Nam“

Vào năm 1783, Nguyễn Phúc Ánh cùng hơn 3 vạn quân thủy bộ gây dựng trong mấy năm trời bị thủy quân của Tây Sơn do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy đánh cho tan tác. Thuyền chiến quân nhà Nguyễn từ tàu bọc đồng đến tàu lớn, tàu nhỏ đều bị đánh chìm hay tịch thu. Bị quân Tây Sơn truy đuổi gắt gao, Nguyễn Ánh phải theo đường rừng mà chạy.

Lúc tàn quân chạy đến Định Tường, Nguyễn Ánh bị sa lầy không đi được. Quân sĩ do bị đuổi gấp nên chạy hết, chỉ có một người trở lại cứu. Người đó là Tiền quân Huỳnh Tường Đức.

Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền: Ai là người được thờ tại Đế vương miếu?

Thời kỳ Tam quốc diễn nghĩa, Trung Quốc phân chia 3 nhà Ngô, Ngụy, Thục. Tuy nhiên, hoàng đế được thờ tại Đế vương miếu lại chỉ có duy nhất 1 người.

Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền: Ai là người được thờ tại Đế vương miếu?

Vượt mặt Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị có lẽ là vị hoàng đế được tôn thờ nhất trong thời Tam quốc tại Trung Hoa. Tự là Huyền Đức, ông được biết đến là một vị thủ lĩnh tài ba và khai quốc Thục Hán.

Tuy đọc “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, quan điểm ủng hộ Lưu Bị và phản đối Tào Tháo thể hiện rất rõ nét nhưng hình tượng Lưu bị trong tiểu thuyết lại nhu nhược và vô dụng. Trong ba người, nếu Tào Tháo có thiên thời, Tôn Quyền có địa lợi thì Lưu Bị lại là yếu tố con người (nhân hòa).

6 câu nói bất hủ của Tào Tháo sau 2000 năm vẫn nguyên giá trị

Được mệnh danh là kẻ gian hùng số 1 trong thiên hạ, thế nhưng từ xưa đến nay không ai có thể phủ nhận tài năng, mưu lược của Tào Tháo và những câu nói hay của ông vẫn còn giá trị đến ngày nay.

6 câu nói bất hủ của Tào Tháo sau 2000 năm vẫn nguyên giá trị
6 cau noi bat hu cua Tao Thao sau 2000 nam van nguyen gia tri
 1. “Tại sao lòng bàn chân lại trắng hơn tay và mặt": Tào Tháo muốn nói rằng, đừng bao giờ phơi hết “ruột gan” của mình cho người khác cũng như để họ thấu hiểu rõ tâm can của mình. Và người thông minh là người phải biết giấu những điều cần giấu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới