Bộ tộc Dani được phát hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX ở thung lũng Baliem trên đảo New Guinea của Indonesia. Đây là một bộ tộc sống ở thời kỳ đồ đá duy nhất còn sót lại trên thế giới.
"Thuật" ướp xác đỉnh cao của bộ tộc Dani
Vùng đảo New Guinea là một vùng đất hết sức hẻo lánh. Bao quanh nơi sinh sống của bộ tộc Dani là đường rừng nguy hiểm, người ta chỉ có thể vào bộ tộc bằng đường hàng không. Có lẽ chính vì đặc điểm địa lý nơi này khiến bộ tộc Dani bị cách ly với thế giới hiện đại không ngừng phát triển và gần như bị quên lãng, nếu như các nhà khám phá không quyết tâm tìm ra bộ tộc gần như chỉ có trong sách lịch sử.
Bộ tộc Dani được xác định là những thổ dân da đỏ đúng nghĩa. Họ sống trong các túp lều được dựng bằng lá cây và các thân gỗ lấy từ cây honai, loài cây chỉ có ở vùng đất này. Chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại nơi đây, người phụ nữ sẽ làm tất cả mọi công việc như chăm sóc vườn tược, hái lượm, chế biến thức ăn và chăm sóc con cái. Còn người đàn ông chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là săn bắn. Đặc biệt, người đàn ông bộ tộc Dani có thể lấy nhiều vợ, nhưng họ phải đảm bảo mỗi người vợ sẽ được ở trong một túp lều và một mảnh ruộng để gieo trồng và cày cấy.
Ngoài ra, người đàn ông Dani còn là những chiến binh bất khả chiến bại. Họ có tập tục săn đầu người và lấy thủ cấp của đối phương về làm chiến lợi phẩm. Mãi đến gần đây, khi xã hội người Dani đã tiến bộ hơn, tập tục quái dị này đã bị xóa bỏ. Tuy thế, họ vẫn giữ thói quen đeo khuyên mũi bằng nanh heo rừng, tay luôn cầm ngọn giáo nhọn và đeo một bộ cung tên.
Vùng đảo New Guinea là một vùng đất hết sức hẻo lánh. Bao quanh nơi sinh sống của bộ tộc Dani là đường rừng nguy hiểm, người ta chỉ có thể vào bộ tộc bằng đường hàng không. Có lẽ chính vì đặc điểm địa lý nơi này khiến bộ tộc Dani bị cách ly với thế giới hiện đại không ngừng phát triển và gần như bị quên lãng, nếu như các nhà khám phá không quyết tâm tìm ra bộ tộc gần như chỉ có trong sách lịch sử.
Bộ tộc Dani được xác định là những thổ dân da đỏ đúng nghĩa. Họ sống trong các túp lều được dựng bằng lá cây và các thân gỗ lấy từ cây honai, loài cây chỉ có ở vùng đất này. Chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại nơi đây, người phụ nữ sẽ làm tất cả mọi công việc như chăm sóc vườn tược, hái lượm, chế biến thức ăn và chăm sóc con cái. Còn người đàn ông chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là săn bắn. Đặc biệt, người đàn ông bộ tộc Dani có thể lấy nhiều vợ, nhưng họ phải đảm bảo mỗi người vợ sẽ được ở trong một túp lều và một mảnh ruộng để gieo trồng và cày cấy.
Ngoài ra, người đàn ông Dani còn là những chiến binh bất khả chiến bại. Họ có tập tục săn đầu người và lấy thủ cấp của đối phương về làm chiến lợi phẩm. Mãi đến gần đây, khi xã hội người Dani đã tiến bộ hơn, tập tục quái dị này đã bị xóa bỏ. Tuy thế, họ vẫn giữ thói quen đeo khuyên mũi bằng nanh heo rừng, tay luôn cầm ngọn giáo nhọn và đeo một bộ cung tên.
Một xác ướp 280 năm tuổi đang được mang ra ngoài trong dịp lễ hội. |
Trong những ngày hun xác, không ai ngoài người kế vị được vào ngôi nhà này. Người kế vị sẽ phải lấy hết nội tạng của tù trưởng ra, đặt tù trưởng ở tư thế ngồi bó gối, buộc dây cố định vị trí và đưa tù trưởng lên gác bếp (cao hơn bếp khoảng 1 đến 1,5m). Lửa được nhóm phía dưới, cháy suốt ngày đêm. Nước sẽ bốc hơi khiến mỡ của toàn bộ cơ thể thoát ra ngoài.
Người Dani coi xác ướp của tù trưởng như báu vật trong đời sống tâm linh của họ. Xác các vị tù trưởng sau đó sẽ được đặt trong một ngôi nhà thiêng, không ai được phép bước vào căn nhà đó khi chưa được tù trưởng kế vị cho phép. Hình phạt cho những người làm trái luật là bị cắt đầu. Mục đích của việc ướp xác là tưởng nhớ công lao vĩ đại của tù trưởng cũ. Tục ướp xác này có ý nghĩa cầu cho bộ tộc luôn gặp được may mắn và được linh hồn tù trưởng bảo vệ khỏi ma quỷ.
Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, chỉ có khoảng 10 xác ướp tù trưởng được tìm thấy ở thung lũng Baliem này. Có những xác ướp đã tồn tại 500 năm, xác ướp ít tuổi nhất cũng đã hơn 200 năm. Ngôi nhà thiêng đã được làm lại cả chục lần nhưng xác ướp vẫn giữ nguyên hình dáng như khi ướp. Người Dani tin rằng, tù trưởng của họ sẽ bất tử nếu được ướp xác và sẽ tồn tại mãi mãi cùng bộ tộc.
Vào các dịp lễ lớn, sau khi vị tù trưởng kế vị làm lễ cúng thì xác ướp tù trưởng cũ mới được mang ra ngoài để cả bộ lạc chiêm ngưỡng. Người ta còn đeo các vòng trang sức lên cổ tù trưởng để cầu xin may mắn. Chỉ có tù trưởng hoặc già làng có uy tín nhất mới được bảo quản và lưu giữ xác ướp. Vị tù trưởng nào có xác ướp ở cùng mới là người có quyền lực ghê gớm. Do vậy, cộng đồng người Dani nào có nhiều xác ướp thì cộng đồng đó mới có thần linh che chở và có thể tự hào là dân tộc lớn mạnh.
Chặt ngón tay tưởng nhớ người đã khuất
Có lẽ, không nơi nào có cách tưởng nhớ người đã khuất dã man như người Dani. Khi một người qua đời, người phụ nữ trong gia đình đó sẽ phải thực hiện nghi thức hiến sinh cực kỳ đau đớn. Đặc biệt, người phụ nữ có quan hệ gần nhất với người chết sẽ phải cắt lìa một phần cơ thể để bày tỏ lòng thành với tổ tiên và để tưởng nhớ người đã mất. Người phụ nữ sẽ chặt đứt một hay hai đốt ngón tay và cho mọi người trong tộc chứng kiến, khi đó nghi lễ hiến sinh mới hoàn thành.
Theo quan niệm của người Dani, người thân mất đi không chỉ là nỗi đau tinh thần mà còn là sự mất mát về thể xác. Mỗi đốt ngón tay tượng trưng cho một người thân trong gia đình. Nỗi đau về tinh thần khi mất người thân đối với người Dani sẽ nguôi ngoai bớt khi ngón tay lành vết thương. Còn đốt ngón tay mất đi sẽ là nỗi nhớ sâu sắc về người đã mất. Tuy nhiên, có người Dani giải thích, thay vì khóc lóc, thương nhớ người đã mất, họ chặt một đốt ngón tay để giải phóng nỗi buồn và để người đã mất được tự do.
Nhiều người bị chặt gần hết các đốt ngón tay để tưởng nhớ người đã khuất. |
Sau đó, họ sẽ dùng một loại lá cây rừng để cầm máu mà không có sự can thiệp nào của các phương pháp chăm sóc y tế. Bởi vậy, đôi khi, các vết thương còn bị nhiễm trùng và lở loét khi tiếp xúc với các chất bẩn trong sinh hoạt hàng ngày.
Bà Mereka, một người phụ nữ Dani đã xoè cả hai bàn tay chỉ còn lại bốn ngón để khoe với nhóm các nhà khoa học. Bà nói rằng đã có rất nhiều người thân trong gia đình mình mất đi và giờ số ngón tay của bà chỉ còn lại từng đó. Bà Mereka còn cho biết thêm, nếu những người thân mất đi mà số đốt tay không đủ, thì các phần thân thể kế tiếp như vành tai, mũi cũng sẽ bị cắt bỏ. Với bà Mereka, đó là cách để có thể chứng minh một cách rõ nét nhất tình thương của người ở lại với người đã khuất.
Bà Mereka cũng kể lại những trải nghiệm đau đớn khi cắt ngón tay của chính mình. Bà kể: "Việc cắt ngón tay phải thực hiện trong bí mật và vô cùng kín đáo, không được để ai thấy. Tôi phải tự mài sắc mảnh đá hay rìu đá rồi tìm đến một nơi thanh vắng để đập vỡ xương phần đốt ngón tay định cắt. Sau đó, tôi về làng, giơ cho mọi người xem ngón tay bị dập nát. Mọi người sẽ tập hợp lại, dùng xương ống chân của chim Caswari đã được mài sắc, giúp tôi cắt lìa phần đốt ngón tay đã bị giập".
Mặc dù phong tục này gây cho người phụ nữ nhiều đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng nhưng người Dani vẫn duy trì hàng nghìn năm nay và không muốn thay đổi hay xóa bỏ. Theo những bô lão của người Dani, ngày xưa, họ còn có phong tục cắt tai khi có người thân mất nên việc cắt bớt đốt ngón tay đã bớt đau đớn đi rất nhiều.
Theo NĐT
[links()]