Sự thật về thiên nhiên: Rùa ăn xác chết ở sông Hằng
(Kiến Thức) - Rùa ăn xác người chết ở sông Hằng, mỗi người phải đương đầu với 200 triệu con côn trùng... là những sự thật không tưởng trong thế giới tự nhiên.
Mai Anh (theo VN)
Sông Hằng (Ấn Độ) nổi tiếng với tục lệ thủy táng của người theo đạo Hindu, đưa những người thân yêu đã khuất an nghỉ trong làn nước mát. Tuy nhiên, đây lại trở thành món ăn của loài rùa snapping (tên khoa học là Chelydra serpentina).
Nếu tính trung bình, mỗi người trong chúng ta phải đương đầu với 200 triệu con côn trùng. Quả là không thể tưởng tượng!
Sư tử, voi, báo, trâu, tê giác đều phải chịu trách nhiệm cho nhiều vụ tấn công người gây tử vong, nhưng cộng lại cũng không bằng số vụ do hà mã gây ra.
Cá mập trắng có thể ngửi được mùi máu từ khoảng cách gần 5km, khiến chúng trở thành loài động vật ăn thịt vô cùng nguy hiểm và đáng sợ đối với cả con người và các loài động vật khác.
Xem clip: Cá mập trắng khổng lồ lao mình đớp mồi ở ngoài khơi bờ biển của vịnh False, Cape Town, Nam Phi
Nhưng dù sao, chúng cũng không nguy hiểm bằng lũ ong bởi nọc độc của ong hoàn toàn có thể gây chết người cùng cơ hội chạm trán cao hơn với chúng ta.
Một số loài thằn lằn sừng có thể phun máu từ mắt để phòng ngự, đe dọa đối thủ của mình.
Hầu hết các đô thị đều phải đối phó với số lượng chuột lớn, nhưng riêng ở Tehran (Iran), người dân phải tìm cách chống lại những con chuột khổng lồ có trọng lượng tới 5kg.
Răng của hải ly không bao giờ ngừng phát triển. Đó là lý do tại sao chúng luôn phải mài răng bằng cách gặm nhấm mọi thứ để hạn chế răng quá dài.
Rắn không chỉ bò, trườn trên đất, trên cây mà còn có thể bay được. Rắn bay có thể bay được tới hơn 100m trong không trung.
(Kiến Thức) - Gà lôi đực thực hiện điệu nhảy giao phối, đêm rừng đầy sao… là những hình ảnh thiên nhiên vô cùng ấn tượng về Scotland.
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư 46 tuổi John MacTavish chụp được những tác phẩm ảnh thiên nhiên hoang dã của Scotland đầy nghệ thuật. Anh đã chụp được bức ảnh gà lô nhảy múa (ảnh) đầy ấn tượng này.
Khoảnh khắc hiếm hoi mà John chụp được con gà lôi đang thực hiện điệu nhảy giao phối.
Gà lôi đực không những lớn hơn chim cái mà còn có bộ lông hết sức sặc sỡ.
Vẻ đẹp hoang dã của Scotland hiện lên vô cùng ấn tượng trong những tác phẩm ảnh. Hươu đỏ là một trong những loài hươu lớn nhất (ảnh).
Con gà lôi kinh ngạc nhìn vào ống kính máy ảnh của John.
Con chó đang kiên nhẫn chờ đợi con mồi giữa khung cảnh thiên nhiên hoang dã đẹp tuyệt vời.
Con gà lôi căng phồng ngực và vỗ cánh trong khi thực hiện nghi lễ giao phối vào mùa xuân.
Các loài động vật hoang dã là đối tượng chính, tạo nên những bức ảnh thiên nhiên hoang dã đẹp tuyệt mỹ.
Bức ảnh đêm đầy sao cho thấy phong cảnh đẹp tuyệt vời của Scotland.
Một trong những con chó của John MacTavish tóm lấy một chú gà lôi.
Chim ó butêo thường thấy lượn vòng không ngừng nghỉ trên bầu trời xuất hiện trên mặt đất.
Hình ảnh sống động của một trong những con chó của John MacTavish, có tên là Rusty.
Cún con trên đồng cỏ xanh ngắt, tạo hình ảnh động vật tuyệt đẹp.
Cú đại bàng Á Âu, một trong những loài chim lớn nhất thuộc họ Cú mèo hùng hổ đi săn mồi.
Ảnh thiên nhiên, con người ấn tượng thắng giải ảnh NatGeo 2014
(Kiến Thức) - 19 bức ảnh xuất sắc nhất cuộc thi ảnh 2014 chủ đề thiên nhiên, thắng cảnh và con người của tạp chí danh tiếng National Geographic (NatGeo) vừa công bố.
Giải thưởng cao nhất trong cuộc thi ảnh 2014 của NatGeo thuộc về bức ảnh chụp 1 phụ nữ dùng điện thoại trên chuyến tàu đông khách ở Hồng Kông của nhiếp ảnh gia Brian Yen.
Giải nhất hạng mục “Tự nhiên" của cuộc thi thuộc về tác phẩm ảnh của nhiếp ảnh gia Nicole Cambré chụp tại North Serengeti, Tanzania, cho thấy cảnh linh dương đầu bò nhảy xuống mép sông khi di cư.
Giải nhất hạng mục "Địa danh" là khung cảnh 1 hồ tắm hơi ở Budapest, Hungary, tác phẩm của nhiếp ảnh gia Triston Yeo.
Giải khuyến khích hạng mục “Tự nhiên” là hình ảnh về đàn cá ở rạn san hô Great Barrier, Australia.
Hình ảnh thiên nhiên hoang dã ấn tượng của nhiếp ảnh gia Henrik Nilsson, ghi cảnh con chim cú tai ngắn ở vịnh Boundary, British Columbia, Canada.
Tinh thể băng tuyết tạo thành tác phẩm đầy nghệ thuật. Bức ảnh được tác giả Maie Kirnmann chụp tại Tabasalu, Estonia.
Bức ảnh động vật tuyệt mỹ giành giải khuyến khích hạng mục “Tự nhiên”, chụp con nai đực trong công viên Richmond, London, Anh
Màn đối đầu kịch liệt giữa 2 con hổ tại Vườn Quốc gia Bandhavgarh, Madhya Pradesh, Ấn Độ, được nhiếp ảnh gia Archna Singh chụp lại.
Đàn ngựa vằn trong khung cảnh thiên nhiên hoang dã ở miệng núi lửa Ngorongoro, Tanzania.
Bức ảnh giành giải khuyến khích hạng mục “Con người”, với tiêu đề “những đứa trẻ trong bóng tối”, được chụp ở Syria bởi nhiếp ảnh gia Abdullah Alghajar.
Thực hư chuyện ngày 22/12, Trái đất sẽ chìm trong bóng tối
(Kiến Thức) - Liệu lời đồn thổi Trái đất sẽ chìm trong bóng tối từ ngày 16-22/12/2014 khiến dư luận hoang mang có thành sự thực?
Các chuyên gia về vũ trụ đã đưa ra những lời giải đáp khoa học chắc chắn nhất, phủ nhận lời đồn thổi Trái đất sẽ chìm trong bóng tối từ ngày 16 đến ngày 22/12/2014 đang khiến dư luận hoang mang.
Theo trang EarthSky, trang thông tin uy tín của Mỹ chuyên về vũ trụ, thông tin thất thiệt bắt nguồn từ một bài báo đăng trên trang web tin tức châm biếm Hutzlers.com, có đoạn “Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) khẳng định Trái đất sẽ trải qua 6 ngày gần như hoàn toàn chìm trong bóng tối (từ 16-22/12) do cơn bão mặt trời”.
Tuy nhiên, nguồn tin kể trên hoàn toàn phi thực tế. Thực tế, các nhà khoa học không gian hiện chưa thể dự đoán chính xác thời điểm một cơn bão mặt trời sẽ xảy ra, thậm chí ngay trước khoảng 1 giờ cơn bão mặt trời xảy ra thì dự đoán cũng chỉ ở xác suất là có thể.
Ngoài ra, trong lịch sử chưa có một cơn bão mặt trời nào lại có thể biến Trái đất trở thành một nơi tồi tệ.
Để chứng minh, trang thông tin EarthSky dẫn ngay thông tin việc trang web của Đài Quan sát Trái đất NASA lên tiếng phủ nhận tin đồn thất thiệt, cho biết: “Trái ngược với những gì bạn đọc hoặc nghe được, NASA không hề đưa ra bất cứ một phát ngôn nào liên quan đến việc 3 hay 6 ngày đen tối trong tháng 12 do bão mặt trời. Tất cả những tin đồn là hoàn toàn sai. Vì vậy, các bạn hãy yên tâm tận hưởng 63 ngày còn lại của năm 2014, với đủ cả chu kỳ ngày - đêm thông thường”.
Thêm phần hài hước, trang EarthSky còn nói đùa rằng, nếu bạn vẫn muốn trải qua những ngày đen tối trong tháng 12/2014 thì hãy đến vòng Cực Bắc, nơi hoàn toàn chìm trong bóng tối ở tất cả các tháng 12 hàng năm.
Được biết, câu chuyện bịp bợm gây hoang mang cho nhiều người bởi nó được trích dẫn từ một nguồn tin đáng tin cậy là video phát ngôn của Giám đốc NASA Charles Bolden. Một số người cho rằng đã nghe rõ cụm từ "chuẩn bị khẩn cấp" trong video của Bolden.
Nhưng thực tế nội dung video của Bolden là khuyến khích các gia đình Mỹ suy nghĩ về những gì họ sẽ phải làm trong trường hợp xảy ra động đất hoặc bão, do thiên tai luôn là mối đe dọa thường trực ở Mỹ.
Chuyên gia nghiên cứu về thiên văn - vũ trụ, ông Nguyễn Đức Phường, trường Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, thông tin về 6 ngày chìm trong bóng tối là hoàn toàn bịa đặt.
Ông Phường cho biết, trong tháng 12 chỉ có 2 sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất đó là sự xuất hiện của của sao chổi 5P/Finlay. Hiện tượng thiên văn được cho là đáng trông đợi nhất chính là trận mưa sao băng Geminids xuất hiện vào ngày 13 - 14/12.
Tuy bão mặt trời là hiện tượng vẫn thường xảy ra nhưng những cơn bão này không giống như các cơn bão trên mặt đất có thể thổi bay đất cát và bụi bẩn. Thực chất, bão mặt trời tạo ra rối loạn rất nhỏ trong quyển từ của Trái đất.
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Việc này giúp họ tránh những biến đổi sinh lý gây khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây mất cân bằng nội tiết và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chuột Trường Sơn, còn được gọi là Annamite Rat, là một loài thú quý hiếm, bất ngờ tái xuất hiện tại rừng Trường Sơn, Việt Nam sau khoảng 11 triệu năm tưởng chừng đã tuyệt chủng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Tại Nam Cực, các chuyên gia phát hiện một đỉnh núi có hình dáng khá giống kim tự tháp. Điều này khiến những người theo thuyết âm mưu cho rằng, kiến trúc bí ẩn này liên quan đến người ngoài hành tinh.
Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tại triển lãm CES 2025 diễn ra ở Texas (Mỹ), hãng công nghệ Urtopia (trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc) đã gây chú ý khi cho ra mắt một mẫu xe đạp điện Titanium Zero với động cơ siêu nhỏ.
Loài cây quen thuộc với người Việt Nam có chất kịch độc có thể gây chết người. Bất kể bộ phận nào của cây đều có độc tố, nhưng không phải ai cũng biết về sự nguy hiểm của nó.
Với hình dáng tuyệt đẹp và cực hiếm gặp, pallasite được cho là thiên thạch đẹp nhất, thậm chí hiếm hơn cả kim cương. Đến nay, giới khoa học tranh cãi về nguồn gốc của pallasite.
Mặc dù gia nhập thị trường ôtô tương đối muộn hơn so với nhiều cái tên khác tại Trung Quốc, thế nhưng hãng điện tử Xiaomi đang đạt được những đột phá hết sức đáng nể ở khía cạnh khoa học kỹ thuật
Công nghệ lượng tử đang ngày càng phát triển và có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đồng hồ dân dụng. Sau đây là một số điều thú vị về việc ứng dụng công nghệ lượng tử vào đồng hồ.
Vượt lên tuổi thơ nghèo khó ở trung du, Phú Thọ, PGS.TS Phạm Minh Sơn đã trở thành nhà khoa học được thế giới công nhận, góp phần làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế.
Sử dụng AI và tia X độ phân giải cao, Brent Seales và nhóm nghiên cứu tại ĐH Kentucky đã giải mã thành công hơn 2.000 ký tự từ các cuộn giấy Herculaneum bị carbon hóa, mở ra kho tàng thông tin cổ xưa.
Nhóm nghiên cứu tạo máy phát điện từ lá sen ước tính, nếu triển khai công nghệ này trên quy mô lớn với nhiều loại thực vật khác nhau, sản lượng điện hàng năm có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
GS Trần Thế Truyền cho hay, AI làm thay đổi cách nhìn nhận về nhân tài, những người có khả năng đáp ứng nhanh trước sự thay đổi sẽ được đánh giá cao hơn và sẽ sống sót trong sự đào thải của khoa học kỹ thuật.