Sự thật về “người khổng lồ” trong quân đội Đức quốc xã

(Kiến Thức) - Jakob Nacken được mệnh danh là "người khổng lồ" đã quyết định rời nước Mỹ và gia nhập quân đội Đức quốc xã nhưng có kết cục cay đắng.

Sự thật về “người khổng lồ” trong quân đội Đức quốc xã
Jakob Nacken - ngôi sao nổi tiếng ở Broadway người Đức đã làm việc tại một rạp xiếc ở Mỹ trước khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra. Tuy nhiên, khi chiến sự bùng nổ, Jakob Nacken sở hữu chiều cao khủng 2,3m và được mệnh danh là "người khổng lồ" rời Mỹ, trở về quê hương và gia nhập quân đội Đức quốc xã.
Trong thời gian phục vụ trong quân ngũ, Jakob suýt bị quân đồng minh giết khi lực lượng này tấn công quân đội phát xít Đức gần Calais. Tuy nhiên, khi đó "người khổng lồ" Jakob đầu hàng quân đồng minh và trở thành tù binh chiến tranh rồi được đưa đến Anh.
Su that ve “nguoi khong lo” trong quan doi Duc quoc xa
Khoảnh khắc hạ sĩ Bob Roberts với chiều cao 1,6m bắt được "người khổng lồ" Jakob cao 2,3m trong chiến tranh đã trở nên nổi tiếng thời điểm đó.
Vào thời điểm đó, hạ sĩ Bob Roberts - người sở hữu chiều cao khiêm tốn 1,6m, đã bắt giữ được binh sĩ Đức quốc xã Jakob. Hình ảnh hạ sĩ Bob bắt giữ được "người khổng lồ" Jakob trở thành tin chính thời điểm đó và xuất hiện trong phim thời sự Pathe.
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, "người khổng lồ" Jakob đã quay trở lại New York, Mỹ năm 38 tuổi. Kế đến, Jakob tham gia lĩnh vực biểu diễn khi nhận vai Ông già Noel tại rạp xiếc và xuất hiện tại Hội chợ Thế giới New York cũng như biểu diễn tại các sân khấu ở Broadway. Sự khác biệt về chiều cao của Jakob đã tạo nên điểm nhấn khác biệt và được mọi người chú ý.
Tuy nhiên, cuộc đời của "người khổng lồ" Jakob tiếp tục gặp sóng gió. Theo hồ sơ lưu trữ, Jakob đã bị ông chủ rạp xiếc sa thải sau khi tìm được người sở hữu chiều cao lớn hơn ông 5 cm. Cuối cùng, "người khổng lồ" Jakob lại quay trở về quê hương Đức sống những ngày cuối đời. Ông qua đời năm 1987, thọ 81 tuổi.

Giải mã thất bại ê chề của Đức quốc xã ở Normandy

(Kiến Thức) - Sự vắng mặt của quan chức cấp cao phát xít Đức đã khiến quân đội Hitler thất bại thảm hại trong cuộc đổ bộ Normandy năm 1944.

Giải mã thất bại ê chề của Đức quốc xã ở Normandy
Giai ma that bai e che cua Duc quoc xa o Normandy
 Thống chế Erwin Rommel còn được biết đến với biệt danh "cáo sa mạc", là danh tướng lừng danh của phát xít Đức hồi Chiến tranh thế giới 2. 

Trận thua đau nhớ đời của phát xít Đức

Sau khi xâm chiếm Pháp thành công, Hitler và Bộ Tư lệnh tối cao phát xít Đức mở chiến dịch tấn công Anh nhằm hất nước này khỏi chiến trường châu Âu.

Trận thua đau nhớ đời của phát xít Đức
Tran thua dau nho doi cua phat xit Duc
Hình ảnh mái vòm của nhà thờ thánh Paul (phần không bị hư hại) tại London, Anh, trong một đợt đột kích của phát xít Đức. Trận không chiến giữa Anh và Đức chiến diễn ra từ ngày 10/7 đến 31/10/1940. Đức nhắm đến mục tiêu giành ưu thế trên không trước quân đội Hoàng gia Anh, từ đó làm suy yếu sức kháng cự của nước này, mở đường cho cuộc đổ bộ của hải quân và lính nhảy dù. 

Những “tiên tri” lạ lùng về thế kỷ 21 của người xưa

(Kiến Thức) - Các họa sĩ người Pháp sống trong giai đoạn năm 1899-1910 đã thực hiện nhiều tấm bưu thiếp, qua đó "tiên tri" lạ lùng về thế kỷ 21 của loài người. 

Những “tiên tri” lạ lùng về thế kỷ 21 của người xưa
Nhung “tien tri” la lung ve the ky 21 cua nguoi xua
 Thông qua các tấm bưu thiếp của các họa sĩ Pháp, người xưa đã "tiên tri" lạ lùng về thế kỷ 21 của nhân loại. Trong đó, cuộc sống của con người có nhiều biến đổi đáng kể nhờ những phát minh độc đáo. Trong ảnh là tấm bưu thiếp thể hiện ý tưởng lính cứu hỏa được trang bị đôi cánh dơi có thể bay để dập tắt hỏa hoạn ở những tòa nhà cao tầng mà xe cứu hỏa bình thường không thể vươn tới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới