Sự thật về cái chết của hào kiệt vượt mặt Tào Tháo

Tôn Kiên xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung từ hồi 1 đến hồi 7. Do muốn đề cao phe Lưu Bị, La Quán Trung mô tả Tôn Kiên bị Hoa Hùng đánh bại và quy công giết Hoa Hùng cho Quan Vũ, quy công uy hiếp Đổng Trác ở Lạc Dương do 3 anh em Lưu Bị đại chiến với Lã Bố.

Sự thật về cái chết của hào kiệt vượt mặt Tào Tháo
Tôn Kiên (155-191), tự Văn Đài, là một vị tướng quân tài giỏi trong lịch sử Trung Hoa, ông đã đặt nền móng xây dựng nên nhà Đông Ngô vào thời Tam quốc. Đương thời Tôn Kiên là tướng nhà Hán và tham gia cuộc chiến chống quyền thần Đổng Trác.
Su that ve cai chet cua hao kiet vuot mat Tao Thao
 Tạo hình Tôn Kiên trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010. Ảnh: C.N
Tuy nhiên, trong liên quân chống Đổng Trác chỉ có hai người thật lòng muốn đánh Đổng Trác trừ hại cho thiên hạ là Tôn Kiên và Tào Tháo, nhưng hai người này cũng gặp không ít gian nan. Nếu như Tào Tháo hô hào không được ai hưởng ứng, xuất kế đánh địch không có ai ủng hộ, bị đám chư hầu “chỉ biết nói suông” kia làm cho tức chết, thì Tôn Kiên cũng không khá hơn. Ông bị đám người cùng trận tuyến khinh thường coi rẻ, không cấp quân lương, không hỗ trợ.
Thế nhưng cách mà Tào-Tôn phản ứng lại cũng khác nhau. Tào Tháo nói không ai nghe cũng không biết làm sao, thua trận thì quay về căn cứ. Còn Tôn Kiên thua thì phải đánh cho thắng mới dừng, kẻ nào không chịu hỗ trợ, không chịu phối hợp thì phê bình nghiêm khắc, thậm chí tiêu diệt!.
Su that ve cai chet cua hao kiet vuot mat Tao Thao-Hinh-2
 Tôn Kiên khiến Đổng Trác khiếp sợ. Ảnh: C.N
Tôn Kiên càng đánh càng dũng mãnh, Đổng Trác thấy thanh thế Tôn Kiên lớn mạnh rất lo lắng, lại sai tướng là Lý Thôi đến xin kết thân, sắp đặt con em của Tôn Kiên giữ chức Thứ sử, Quận thú, hứa sẽ dâng biểu xin dùng họ. Tôn Kiên thẳng thừng từ chối, rồi đem quân đến Đại Cốc cách Lạc Dương 90 dặm.
Đổng Trác thấy Tôn Kiên áp sát kinh thành, bèn đích thân ra trận, giao chiến với Tôn Kiên một trận nhưng bị đánh bại.
Sau đó, Đổng Trác cưỡng bức hàng trăm vạn dân Lạc Dương bỏ kinh thành về Trường An. Trước khi đi, Đổng Trác hạ lệnh đốt cháy cung thất ở Lạc Dương, đào bới hết lăng mộ, lấy vật báu. Tôn Kiên tiếp quản Lạc Dương, ông ra lệnh cho quân sĩ quét dọn tông miếu nhà Hán và cúng tế.
Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, khi đóng quân ở Lạc Dương, Tôn Kiên tìm được ngọc tỷ truyền quốc của nhà Hán vốn thất lạc, sau khi có ngọc tỷ, Tôn Kiên giấu mang về căn cứ để lập nghiệp riêng. Việc đó bị Viên Thiệu phát hiện, Thiệu đòi ngọc tỷ nhưng Tôn Kiên chối rằng mình không bắt được ngọc tỷ. Thiệu bèn viết thư cho Lưu Biểu xui chặn đường ông về Giang Đông bắt nộp ngọc tỷ, cuối cùng Tôn Kiên bị mắc mưu Lưu Biểu nên khi trên đường qua sông đã bị phục kích trúng tên mà chết. Tuy nhiên, cái chết của Tôn Kiên theo mô tả của sử sách và La Quán Trung lại không phải như vậy.
Su that ve cai chet cua hao kiet vuot mat Tao Thao-Hinh-3
Tạo hình Lưu Biểu trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010. Ảnh: C.N 
Theo sử liệu, Lưu Biểu làm thứ sử Kinh châu giáp địa bàn với Viên Thuật. Năm 191, Viên Thuật lại sai Tôn Kiên mang quân đánh Lưu Biểu. Xung đột giữa hai bên bùng nổ.
Quân Tôn Kiên từ Dự Châu kéo tới Tương Dương. Lưu Biểu sai Hoàng Tổ mang quân ra địch. Hoàng Tổ mang quân sang sông Hán Thủy, đóng ở đất Phàn, đất Đặng đón đánh Tôn Kiên.
Tôn Kiên giao tranh đánh bại Hoàng Tổ. Hoàng Tổ phải vượt sông bỏ chạy, rút về thành Tương Dương cùng Lưu Biểu. Tôn Kiên sang sông đuổi theo, bao vây thành Tương Dương (thuộc Nam Quận). Lưu Biểu và Hoàng Tổ đóng cửa thành cố thủ.
Ban đêm, Hoàng Tổ theo lệnh của Lưu Biểu, bí mật ra khỏi thành thu thập quân sĩ chạy tản mát. Hoàng Tổ thu thập được một số quân, quay trở lại thành thì đụng độ với Tôn Kiên. Hai bên giao tranh một trận nữa, Hoàng Tổ lại bị Tôn Kiên đánh bại một lần nữa, phải dẫn quân bỏ chạy. Tôn Kiên mang quân đuổi theo.
Khi Hoàng Tổ chạy đến Hiệp Sơn thì Tôn Kiên đuổi kịp. Hoàng Tổ rút quân vào trú trong rừng trúc, đợi Tôn Kiên đuổi lại gần, bèn lệnh bắn ra. Bộ tướng của Hoàng Tổ nấp trong rừng trúc bắn tên trúng Tôn Kiên. Tôn Kiên vì vết thương do tên bắn mà tử trận. Năm đó Tôn Kiên mới 3 tuổi.
Còn theo Sách Anh hùng ký chép cái chết của Tôn Kiên hơi khác, theo đó người giết chết Tôn Kiên là Lã Công chứ không phải Hoàng Tổ: Tướng của Lưu Biểu là Lã Công đem quân men núi đến chỗ Tôn Kiên. Tôn Kiên đem kinh kị theo núi đánh Lã Công. Quân Lã Công ném đá xuống, trúng đầu Tôn Kiên, não lồi ra mà chết.
Su that ve cai chet cua hao kiet vuot mat Tao Thao-Hinh-4
 Tôn Kiên vì vết thương do tên bắn mà tử trận. Ảnh: C.N
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tôn Kiên đi đánh Lưu Biểu không phải vì theo lệnh của Viên Thuật mà vì báo thù riêng với Lưu Biểu.
Trước đó, khi tiến vào Lạc Dương, Tôn Kiên bắt được ngọc tỷ truyền quốc nên có ý đồ làm hoàng đế, tự ý rút khỏi liên minh đánh Đổng Trác, về căn cứ lập nghiệp riêng. Viên Thiệu phát hiện Tôn Kiên có ngọc tỷ bèn viết thư cho Lưu Biểu, sai chặn đường Tôn Kiên. Lưu Biểu nghe lời Viên Thiệu bèn mang quân chặn đường. Hai bên xô xát một trận, Tôn Kiên tuy đánh lui được Lưu Biểu để thoát thân nhưng từ đó rất căm thù Lưu Biểu.
Vì vậy, Tôn Kiên quyết tâm báo thù, tự khởi binh đi đánh. Lưu Biểu thua trận co về thành cố thủ. La Quán Trung hư cấu việc Tôn Sách bắt sống được Hoàng Tổ; Tôn Kiên cầm quân vây Lưu Biểu. Đoạn kết về cái chết của Tôn Kiên được La Quán Trung dựa theo sách Anh hùng ký. Sau khi Tôn Kiên, Tôn Sách mang Hoàng Tổ đổi lấy xác ông về chôn cất.

Giải mã sức mạnh Tuyệt Ảnh - chiến mã lợi hại nhất của Tào Tháo

(Kiến Thức) - Là một trong những nhân vật nổi tiếng thời Tam quốc, Tào Tháo được người đời nhớ đến với việc sở hữu con ngựa Tuyệt Ảnh. Nó được xem là chiến mã lợi hại nhất của Tào Tháo với khả năng phi thường. 

Giải mã sức mạnh Tuyệt Ảnh - chiến mã lợi hại nhất của Tào Tháo
Giai ma suc manh Tuyet Anh - chien ma loi hai nhat cua Tao Thao
 Tào Tháo thường dẫn binh đánh trận. Theo đó, ngựa là con vật không thể thiếu trong mỗi cuộc hành quân của ông. 

Tào Tháo ôm hận vì cái chết của người con trai nào?

(Kiến Thức) - Trong số 25 người con, Tào Tháo được cho là yêu thương Tào Xung nhất. Người con này sớm bộc lộ sự thông minh, tài trí hơn người. Nếu Tào Xung không chết năm 13 tuổi thì có lẽ giúp Tào Tháo hoàn thành giấc mơ thống nhất thiên hạ. 

Tào Tháo ôm hận vì cái chết của người con trai nào?
Tao Thao om han vi cai chet cua nguoi con trai nao?
Là một trong những đại nhân vật thời Tam Quốc, Tào Tháo có nhiều hậu duệ khi có tất cả 25 người con. Trong số những người con, Tào Tháo được cho là hết mực yêu thương và đặt nhiều kỳ vọng lên người con tên Tào Xung nhất.  

Tào Tháo nuối tiếc cả đời vì không thu phục được người này

(Kiến Thức) - Là một trong những nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc, Tào Tháo nổi tiếng với việc chiêu mộ được nhiều nhân tài về làm việc cho mình. Thế nhưng, ông nuối tiếc cả đời vì không thu phục được Quan Vũ. 

Tào Tháo nuối tiếc cả đời vì không thu phục được người này
Tao Thao nuoi tiec ca doi vi khong thu phuc duoc nguoi nay
 Tào Tháo được người đời nhớ đến là nhà chính trị, nhà quân sự nổi trội thời Tam quốc. Không chỉ thông minh, lắm mưu nhiều kế, ông còn rất giỏi trong việc nhìn người và trọng dụng nhân tài.

Đọc nhiều nhất

Tin mới