Sự thật về Bao Công ít người biết: Mặt không hề đen

Câu chuyện về Bao Công mà chúng ta biết đến nhiều ngày nay được cho là sản phẩm của tiểu thuyết, phim ảnh...Cuộc đời của nhân vật này thực sự rất khác.

Sự thật về Bao Công ít người biết: Mặt không hề đen

Mặt Bao Công không hề đen

Theo sách Tống sử, Bao Công tên thật là Bao Chửng (999-1062), tự Hy Nhân. Ông còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ.

Ông nổi tiếng là một vi quan thanh liêm, chính trực dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022 - 1063).

Bao Công người Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Từ khi còn nhỏ, Bao Công đã nổi tiếng là người con hiếu thảo, sống mực thước.

Năm 1027, ông thi đậu tiến sĩ, được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây). Tuy nhiên, do cha mẹ già yếu nên ông xin khoan nhận việc và ở nhà chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. 10 năm sau, cha mẹ qua đời, Bao Công mới bước ra chính trường. Khi ấy ông đã 38 tuổi.

Su that ve Bao Cong it nguoi biet: Mat khong he den

Khi nhắc đến Bao Công, chúng ta thường nghĩ đến hình ảnh một vị quan thanh niêm với gương mặt đen xì và vầng trăng khuyết ở giữa trán. Tuy nhiên, đây chỉ là tình tiết được tạo dựng trên các bộ phim. Sự thật là Bao công có diện mạo hoàn toàn khác.

Bao Công ngoài đời thực được cho là người trắng trẻo, có phần thư sinh. Tạo hình mặt đen là do ảnh hưởng của kinh kịch, hát bội. Bởi theo các loại hình này, mặt trắng là đại diện cho kẻ tiêu nhân; mặt đỏ đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho sự nghiêm túc, quân tử, chí công vô tư.

Su that ve Bao Cong it nguoi biet: Mat khong he den-Hinh-2

Bao Công ngoài đời thực được cho là người trắng trẻo chứ không hề đen và có vầng trăng khuyết ở trên trán.

Tương truyền, Bao Công là một trong 7 vị Bắc Đẩu tinh quân, giáng trần, tên là Văn Khúc Tinh Quân. Vì vậy mới có việc Bao Công ban ngày xử án dương gian, ban đêm xử án âm phủ.

Theo văn hóa dân gian, vầng trăng trên trán của Bao Công tựa như ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối.

Đây chính là cơ sở để các bộ phim sau này xây dựng hình tượng Bao Công.

Chỉ phá 2 vụ án

Bao Công làm quan muộn, thời gian lại ngắn. Tính từ lúc nhậm chức tới khi qua đời chỉ có 27 năm. Trong thời gian ấy ông từng làm qua rất nhiều vị trí như ri huyện Thiên Trường; Tri phủ Đoan Châu, Doanh Châu, Dương Châu, Lư Châu, Triệu Châu; Tri phủ Giang Ninh rồi Phủ doãn phủ Khai Phong, nắm giữ toàn bộ việc hình pháp, trị an trong kinh thành. Ông cũng từng nhận đi sứ Khiết Đan rồi về làm Lễ bộ Thị lang, Tam ti Hộ bộ… Ông từng gánh vác công việc ở các bộ Công, Hình, Binh, Lễ.

Chức vụ lớn nhất của Bao Công trước khi qua đời là Khu mật Phó sứ, tương đương với chức phó tể tướng, vị trí quan trọng trong cơ quan quyền lực tối cao của triều Tống. Tuy nhiên, xét về cấp bậc, Bao Công chỉ ở hàm nhị phẩm, chưa bao giờ là tướng gia, không có quyền tiền trảm hậu tấu bằng ba khẩu Long - Hổ - Cẩu đầu đao như tỏng truyện hay phim ảnh.

Về phá án, chính sử chỉ chép lại 2 vụ có liên quan đến Bao Công. Một vụ là ở thời điểm làm tri huyện Thiên Trường (vụ án chiếc lưỡi bò) và một vụ là khi ông đứng đầu Tri gián viện (vụ án Lãnh Thanh mạo danh Thái Tử).

Su that ve Bao Cong it nguoi biet: Mat khong he den-Hinh-3

Ba diễn viên Hà Gia Kính, Kim Siêu Quần và Phạm Hồng Hiên (từ trái sang) trong bộ phim Bao Thanh Thiên (1993).

Còn các vụ án nổi tiếng khác như "Chém Bao Miễn", "Xử án Trần Thế Mỹ", "Trảm Bàng Dục"… đều là tuồng tích diễn kịch, có thể do hậu thế sáng tạo ra.

Chẳng hạn như vụ "Chém Bao Miễn", khi tra hết gia phả cũng như khu mộ gia tộc họ Bao, không phát hiện ai có tên là Bao Miễn. Bao Công lại là con một, không có anh em nên không thể có cháu ruột. Còn trong vụ xử án Trần Thế Mỹ thì đây là nhân vật có thật trong lịch sử nhưng lại sinh ra ở đời Thanh, cách Bao Công tới hơn 600 năm.

Trong tiểu thuyết, sân khấu cũng có những tình tiếu được hư cấu, đảo lộn so với lịch sử. Chẳng hạn như nhân vật phản diện Bàng Thái sư được lấy hình tượng từ gian thần Trương Nghiêu Tá. Trong khi đó, Bàng Tịch (988-1063) là một trung thần tài giỏi, đậu tiến sĩ năm 1015, từng làm đến chức Khu mật sứ - tương đương với tể tướng, nhiều lần can gián va và ai phi, được gọi là "Thiên tử Ngự sử". Bàng Tịch có con là Bàng Nguyên Anh, cháu là Bàng Cung Tôn đều làm quan. Không có ai là Bàng Dục phạm tội bị Bao Công kết án cả.

Vụ án khiến Bao Công "trằn trọc"

Bao Công - vị quan thanh liêm nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - có một ảnh hưởng tương đối đặc biệt đến hậu thế.

Vụ án khiến Bao Công "trằn trọc"

Trong dân gian và một số văn bản đời sau lưu truyền về một kỳ án tưởng như không thể giải thích nhưng đã được Bao Chửng giải quyết một cách thần kỳ.

Diệu kế giúp Bao Công làm sáng tỏ bí mật trong vụ án người câm

Một lần, khi vừa đến một địa phương nhậm chức, Bao Công chợt thấy lính hầu vào bẩm chuyện ngoài cửa có một người câm, cầm cây roi lớn làm hiệu muốn vào dâng...

Diệu kế giúp Bao Công làm sáng tỏ bí mật trong vụ án người câm

Nỗi oan của người câm

Người này trạc ngoài 30 tuổi ăn mặc tồi tàn, chân đất, tay phải cầm cái roi song lớn bằng ngón tay cái, dài hơn một sải tay, sơn đỏ, thứ roi lính lệ ngày xưa hay dùng để dẹp đường cho quan đi. Được vào gặp Bao Công, anh ta giơ tay chỉ vào ngực rồi chỉ vào Bao Công, miệng ú ớ một hồi, đoạn hai tay nâng roi lên ngang trán, mình cúi gập xuống tỏ ý dâng roi.

Tại sao Bao Công cũng có thể mặc trang phục giống của vua?

Phải chăng Bao Công nhận được một đặc ân nào đó từ hoàng đế nhà Tống.

Tại sao Bao Công cũng có thể mặc trang phục giống của vua?

Bao Chửng (999 -1062) tự là Hi Nhân, người Lư Châu, Hợp Phì, nay là huyện Phì Đông, thành phố Hợp Phì tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ông là vị quan nổi tiếng thời Bắc Tống.

Bao Chửng làm quan chính trực liêm khiết, không a dua, nịnh hót, không tham lam phú quý, thiết diện vô tư, là người sáng suốt quyết đoán, dám đứng ra đòi lại chính nghĩa, lên tiếng cho những bất bình của nhân dân. Thời bấy giờ còn lưu truyền câu "chuyện oan khuất không rõ ràng đã có Diêm La lão Bao".

Người đời sau còn thờ phụng ông như một vị Thánh. Theo truyền thuyết dân gian, Bao Chửng chính là Tinh Quân chuyển thế, cứu giúp dân lành, đòi lại chính nghĩa. Vì hình tượng đại diện cho chính nghĩa nên người đời ca ngợi ông là "Bao Thanh Thiên".

Trong các bộ phim điện ảnh, truyền hình về Bao Chửng mà các bạn đã từng xem, cho dù khi xử án hay vào ngày bình thường, Bao Chửng đều mặc "long bào", uy phong đĩnh đạc.

Câu hỏi ở đây chính là, Bao Chửng không phải chân mệnh Thiên tử, cũng chẳng phải Vương công quý tộc, vậy tại sao ông lại được mặc long bào?

Tai sao Bao Cong cung co the mac trang phuc giong cua vua?

Hình ảnh nhân vật Bao Chửng trên phim.

Không phải là vua, tại sao Bao Chửng lạ được mặc long bào?

Cần biết là vào thời cổ đại, long bào là trang phục mà chỉ riêng mình Hoàng đế mới được mặc, ngoài Hoàng đế ra thì cũng chỉ có diễn viên của đoàn kịch dám mặc, hơn thế, dù là phục trang trong đoàn kịch cũng phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng.

Bắt đầu từ thời Khổng Tử đã chủ trương coi trọng, đề cao lễ chế, từ thời vua Hán Vũ Đế đã định ra tội tiếm việt (tức là khi quân phạm thượng, làm việc vượt quá bổn phận và quyền hạn của bản thân), việc ăn mặc không phù hợp, không đúng lễ nghi đã có thể bị tội chém đầu.

Song, họa tiết chính trên quan phục mà Bao đại nhân mặc trên người lại có hình một con rồng oai phong, uy nghiêm, điều này rốt cuộc có "phạm thượng"?

Trên thực tế, quan phục thời nhà Tống được chia thành long bào và mãng bào, hai loại phục sức này cũng rất dễ phân biệt.

Thứ nhất, chúng ta có thể phân biệt nhờ vào móng và sừng rồng, có 4 móng là mãng bào, 5 móng là long bào.

Họa tiết rồng trên long bào vua mặc là thăng long tức là hình đầu rồng hướng lên trên, còn mãng bào mà Bao Chửng mặc là giáng long, tức đầu rồng hướng xuống dưới.

Tiếp đến có thể phân biệt nhờ vào màu sắc.

Màu sắc chủ đạo trên trang phục Hoàng đế mặc là màu vàng, còn các loại trang phục khác thì không được phép dùng màu vàng.

Hình ảnh nhân vật Bao Chửng và vua Tống trên phim.

Chúng ta cũng có thể thấy, trang phục mà Bao Chửng mặc đa phần đều là màu đen, cũng chính là mãng bào thời bấy giờ. Nếu Bao Chửng mặc giống với Hoàng đế thì chẳng phải thiên hạ đã loạn rồi hay sao.

Song, cũng có đôi khi Hoàng đế vui vẻ sẽ ban thưởng cho các vị công thần, thậm chí có khi còn dùng long bào của bản thân làm phần thưởng ban tặng, song những chuyện như vậy quả thực là vô cùng hiếm có.

Song cho dù các vị quan viên được ban thưởng long bào cũng không dám mặc nó lên người, mà chỉ có thể cẩn thận đem cất giữ thật cẩn thận và cung phụng trong nhà, nếu dám mặc long bào ra ngoài, sẽ bị định tội mưu phản, không chỉ bản thân mất mạng mà còn bị tru di cửu tộc.

Vì thế, kết luận lại lần nữa, trang phục Bao Chửng mặc trông giống long bào nhưng lại không phải long bào, mà là mãng bào bốn móng. Cho dù có cho thêm mười lá gan nữa, có lẽ Bao Chửng cũng chẳng dám mặc long bào bước đi ngoài phố.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới