Sự thật tiến độ sản xuất tiêm kích J-15 Trung Quốc

(Kiến Thức) - Theo Khán Hòa, cho tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc mới chỉ sản xuất vào đưa vào trang bị vẻn vẹn 7 chiếc tiêm kích hạm J-15.

Sự thật tiến độ sản xuất tiêm kích J-15 Trung Quốc
Tạp chí Khán Hòa cho hay, trái ngược với những bức ảnh mới nhất liên quan đến nhà máy máy bay Thẩm Dương xuất hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 10/2013, cả năm chỉ xuất hiện 1 máy bay chiến đấu J-15 được sản xuất mới, mà cùng thời điểm đó 8 máy bay chiến đấu khác cũng đã được công ty này sản xuất. Nhưng kết quả phân tích mới nhất này cho thấy năm 2013 máy bay chiến đấu J-15 vẫn chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Tiêm kích hạm J-15 số hiệu 552.
Tiêm kích hạm J-15 số hiệu 552.
Cho đến nay, chỉ xuất hiện 6 máy bay J-15 (số hiệu lần lượt từ 551 tới 556) và một chiếc thuộc biến thể huấn luyện J-15S 2 ghế ngồi.
Tại sao 1 năm qua công ty Thẩm Dương không sản xuất hàng loạt máy bay J-15? Trong khi theo yêu cầu tác chiến, tàu sân bay Liêu Ninh ít nhất cần 24 máy bay J-15. Khán Hòa cho rằng, nguyên nhân đầu tiên có thể là máy bay J-15 đang phục vụ trong Quân đội Trung Quốc có vấn đề về thiết kế nên phải cải tiến thêm. Điều này sẽ mất thời gian nên khiến cho tiến độ sản xuất thêm J-15 bị chậm chễ.
Nguyên nhân thứ 2 là việc sản xuất hàng loạt máy bay J-15 trang bị động cơ AL-31F có thể khiến cho việc trang bị tiêm kích J-11 (dùng AL-31F) bị chậm lại.
Thời điểm mà tàu sân bay Liêu Ninh đạt được khả năng chiến đấu còn rất lâu.
 Thời điểm mà tàu sân bay Liêu Ninh đạt được khả năng chiến đấu còn rất lâu.
Ngoài ra, việc sản xuất linh kiện của loại máy bay chiến đấu này không thể theo kịp tiến độ, đây là một vấn đề phổ biến trong hệ thống công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Nếu nói theo cách mọi việc thuận lợi thì việc trang bị 24 máy bay J-15 cho tàu sân bay Liêu Ninh cũng mất 2 năm hoặc lâu hơn. Cho nên đến cuối năm 2015, thậm chí đến năm 2016 tàu sân bay Liêu Ninh vẫn không thể thực hiện nhiệm vụ huấn luyện cho một trung đoàn máy bay đầy đủ.
Một yếu tố khác đó là phi công, việc đào tạo một phi công máy bay trên tàu là tương đối khó khăn, huấn luyện của thiết bị mô phỏng khá hạn chế. Nó không thể mô phỏng mức độ lắc lư trên boong tàu, hướng đi của gió biển, vì vậy so với việc sản xuất của máy bay huấn luyện J-15 và J-15S thì giai đoạn đầu cũng rất quan trọng. Điều này hoàn toàn khác với việc đào tạo phi công của không quân.
Dẫu vậy, tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên của Trung Quốc đến khi đóng xong ít nhất phải mất 5 năm, công với các yếu tố như thử nghiệm trên biển, thì ít nhất phải sau năm 2020 mới có thể đưa vào sử dụng được. Vì vậy việc sản xuất tổng thể máy bay J-15 mặc dù chậm thì nó vẫn có thể theo kịp tiến độ sản xuất của tàu sân bay.

Sức mạnh siêu tiêm kích Nga bán cho TQ

Sức mạnh siêu tiêm kích Nga bán cho TQ
Theo một số nguồn tin, Nga đã đồng ý bán tiêm kích đa năng siêu cơ động thế hệ 4++ Su-35 cho Trung Quốc. Tuy hợp đồng mua bán chưa chính thức ký kết nhưng việc Su-35 tới Trung Quốc đã gần như chắc chắn.
Theo một số nguồn tin, Nga đã đồng ý bán tiêm kích đa năng siêu cơ động thế hệ 4++ Su-35 cho Trung Quốc. Tuy hợp đồng mua bán chưa chính thức ký kết nhưng việc Su-35 tới Trung Quốc đã gần như chắc chắn.

Tiêm kích đa năng Su-35 là biến thể cải tiến mạnh từ dòng tiêm kích huyền thoại Sukhoi Su-27. Vì vậy, có thể coi Su-35 cũng là anh em “họ hàng gần” với tiêm kích đa năng 2 chỗ ngồi Su-30.
Tiêm kích đa năng Su-35 là biến thể cải tiến mạnh từ dòng tiêm kích huyền thoại Sukhoi Su-27. Vì vậy, có thể coi Su-35 cũng là anh em “họ hàng gần” với tiêm kích đa năng 2 chỗ ngồi Su-30.

Tiêm kích đa năng Su-35 trong thiết kế chế tạo được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến dùng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.
Tiêm kích đa năng Su-35 trong thiết kế chế tạo được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến dùng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Tiêm kích đa năng Su-35 được đánh giá là hoàn toàn chiếm ưu thế hơn so với tiêm kích thế hệ 4, 4++ của Mỹ và phương Tây như Dassault Rafale (Pháp), Eurofighter Typhoon (châu Âu), F-15, F-16, F-18, F-35 (Mỹ).
Tiêm kích đa năng Su-35 được đánh giá là hoàn toàn chiếm ưu thế hơn so với tiêm kích thế hệ 4, 4++ của Mỹ và phương Tây như Dassault Rafale (Pháp), Eurofighter Typhoon (châu Âu), F-15, F-16, F-18, F-35 (Mỹ).

Tiêm kích đa năng Su-35 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, hệ thống hỏa lực mạnh cho phép tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên đất liền, trên biển.
Tiêm kích đa năng Su-35 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, hệ thống hỏa lực mạnh cho phép tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên đất liền, trên biển.

Cận cảnh buồng lái “số hóa” hoàn toàn của máy bay tiêm kích Su-35 với 2 màn hình màu tinh thể lỏng hiển thị thông số kỹ thuật bay.
Cận cảnh buồng lái “số hóa” hoàn toàn của máy bay tiêm kích Su-35 với 2 màn hình màu tinh thể lỏng hiển thị thông số kỹ thuật bay.
Su-35 được trang bị hệ thống radar quét mạng pha điện tử cực mạnh Irbis-E có khả năng phát hiện, theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên không ở cự ly tối đa 400km, cung cấp kênh điều khiển dẫn tên lửa hạ 8 mục tiêu cùng lúc. Irbis-E được cho là cho khả năng dẫn tên lửa đánh chặn tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 (như F-22 và F-35).
Su-35 được trang bị hệ thống radar quét mạng pha điện tử cực mạnh Irbis-E có khả năng phát hiện, theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên không ở cự ly tối đa 400km, cung cấp kênh điều khiển dẫn tên lửa hạ 8 mục tiêu cùng lúc. Irbis-E được cho là cho khả năng dẫn tên lửa đánh chặn tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 (như F-22 và F-35).

Su-35 được thiết kế với một pháo 30mm trong thân (dự trữ đạn 150 viên) và 12 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí (gồm tên lửa đối không, đối đất, chống tàu, bom, rocket).
Su-35 được thiết kế với một pháo 30mm trong thân (dự trữ đạn 150 viên) và 12 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí (gồm tên lửa đối không, đối đất, chống tàu, bom, rocket).

Trong ảnh tiêm kích Su-35 (số hiệu 901) mang 2 đạn tên lửa đối không tầm ngắn R-73 (ở đầu mút cánh) và 10 đạn tên lửa đối không tầm trung R-77 (ở 6 giá treo cánh và 4 giá treo trên thân).
Trong ảnh tiêm kích Su-35 (số hiệu 901) mang 2 đạn tên lửa đối không tầm ngắn R-73 (ở đầu mút cánh) và 10 đạn tên lửa đối không tầm trung R-77 (ở 6 giá treo cánh và 4 giá treo trên thân).

Tiêm kích Su-35 (số hiệu 902) trong nhiệm vụ đối đất với các loại bom, rocket, tên lửa không đối đất và 4 đạn tên lửa đối không tự phòng vệ trên không.
Tiêm kích Su-35 (số hiệu 902) trong nhiệm vụ đối đất với các loại bom, rocket, tên lửa không đối đất và 4 đạn tên lửa đối không tự phòng vệ trên không.

Tiêm kích Su-35S trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Saturn 117S cho phép đạt tốc độ tối đa 2.390km/h, tầm bay 3.600km, trần bay 18.000m.
Tiêm kích Su-35S trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Saturn 117S cho phép đạt tốc độ tối đa 2.390km/h, tầm bay 3.600km, trần bay 18.000m.

Su-35 có tính năng tiên tiến, vượt trội hơn so với nhiều máy bay của phương Tây nhưng có giá khá rẻ, khoảng 65 triệu USD. Mức giá này rẻ hơn rất nhiều so với máy bay thế hệ 4 Rafale của Pháp (giá 90-100 triệu USD), Typhoon của châu Âu (giá 120 triệu USD).
Su-35 có tính năng tiên tiến, vượt trội hơn so với nhiều máy bay của phương Tây nhưng có giá khá rẻ, khoảng 65 triệu USD. Mức giá này rẻ hơn rất nhiều so với máy bay thế hệ 4 Rafale của Pháp (giá 90-100 triệu USD), Typhoon của châu Âu (giá 120 triệu USD).

Nhằm tránh Trung Quốc sao chép công nghệ như trường hợp tiêm kích Su-27, Nga có thể buộc Trung Quốc phải mua một số lượng lớn Su-35 để đảm bảo lợn nhuận cho nhà sản xuất Nga. Nhưng dù lớn hay nhỏ, Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm mọi cách để sao chép công nghệ tiên tiến trên Su-35 và sáng chế ra mẫu tiêm kích mới J-XX, hoặc “đánh cắp” công nghệ radar, động cơ trên Su-35 để hiện đại hóa J-11/15.
Nhằm tránh Trung Quốc sao chép công nghệ như trường hợp tiêm kích Su-27, Nga có thể buộc Trung Quốc phải mua một số lượng lớn Su-35 để đảm bảo lợn nhuận cho nhà sản xuất Nga. Nhưng dù lớn hay nhỏ, Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm mọi cách để sao chép công nghệ tiên tiến trên Su-35 và sáng chế ra mẫu tiêm kích mới J-XX, hoặc “đánh cắp” công nghệ radar, động cơ trên Su-35 để hiện đại hóa J-11/15.


Trung Quốc “mơ” đưa J-20 lên tàu sân bay

(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu đăng tải một số bức ảnh chỉnh sửa ghép tiêm kích tàng hình thử nghiệm J-20 lên tàu sân bay Liêu Ninh.

Trung Quốc “mơ” đưa J-20 lên tàu sân bay
Theo Thời báo Hoàn Cầu, tiêm kích tàng hình đầu tiên của Trung Quốc J-20 có thể sẽ có thêm biến thể tiêm kích hạm cho tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc. Trong ảnh là bức ảnh ghép chiếc J-20 mà dân mạng Trung Quốc tự vẽ với thiết kế cánh ngược trên tàu sân bay Liêu Ninh.
 Theo Thời báo Hoàn Cầu, tiêm kích tàng hình đầu tiên của Trung Quốc J-20 có thể sẽ có thêm biến thể tiêm kích hạm cho tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc. Trong ảnh là bức ảnh ghép chiếc J-20 mà dân mạng Trung Quốc tự vẽ với thiết kế cánh ngược trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Đây là bức ảnh nguyên gốc trước khi ghép.
 Đây là bức ảnh nguyên gốc trước khi ghép.

Đội tàu chiến Lữ đoàn 170 Hải quân mạnh mẽ cỡ nào?

(Kiến Thức) - Các đơn vị tàu chiến của Lữ đoàn 170, Vùng 1 Hải quân miệt mài huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển đảo được phân công.

Đội tàu chiến Lữ đoàn 170 Hải quân mạnh mẽ cỡ nào?
Vùng 1 Hải quân (vùng hải quân là tổ chức liên binh đoàn chiến dịch-chiến thuật của hải quân, phân chia theo lãnh thổ, gồm các binh đoàn, binh đội tàu mặt nước, không quân của hải quân, Hải quân đánh bộ, bộ đội phòng thủ đảo, pháo binh bờ biển và các đơn vị bảo đảm tác chiến) được giao nhiệm vụ quản lý vùng biển, các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ. Trong ảnh, là một trong 2 tàu chiến hiện đại thuộc Project 10412 Svetlyak của Hải đội 4.
 Vùng 1 Hải quân (vùng hải quân là tổ chức liên binh đoàn chiến dịch-chiến thuật của hải quân, phân chia theo lãnh thổ, gồm các binh đoàn, binh đội tàu mặt nước, không quân của hải quân, Hải quân đánh bộ, bộ đội phòng thủ đảo, pháo binh bờ biển và các đơn vị bảo đảm tác chiến) được giao nhiệm vụ quản lý vùng biển, các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ. Trong ảnh, là một trong 2 tàu chiến hiện đại thuộc Project 10412 Svetlyak của Hải đội 4. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới