Sự thật thú vị về mẹ con báo hoa mai vừa xuất hiện tại Bảo Lộc

Sự thật thú vị về mẹ con báo hoa mai vừa xuất hiện tại Bảo Lộc

(Kiến Thức) - Mới đây, người dân thôn Nao Srê, xã Lộc Nga, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng xôn xao việc phát hiện nhiều dấu chân “mãnh thú”, nghi là báo hoa mai trên các rẫy cà phê. Xung quanh loài báo này, có nhiều khám phá thú vị.

Hiện Chi Cục kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm TP Bảo Lộc khẩn trương phối hợp với UBND các xã trên địa bàn, thông báo tới người dân sinh sống và sản xuất nương rẫy gần rừng về việc xuất hiện hai cá thể nghi là  báo hoa mai, loài động vật quý hiếm, nguy cấp. Trước đó, người dân báo tin có xuất hiện 2 cá thể báo mẹ và báo con tại rẫy cà phê của bà Trần Thị Huệ (thôn Nao Srê, xã Lộc Nga, TP.Bảo Lộc). Ngoài ra, có thêm người dân cho hay, họ đã tận mắt nhìn thấy 3 cá thể nghi là báo hoa mai. Trong đó có 2 cá thể đã trưởng thành, cao khoảng 80cm và 1 cá thể nhỏ cao khoảng 30cm, có lông màu vàng với các vằn (đốm) màu đen, đầu giống loài mèo; trong đó có 1 cá thể đang bị thương ở chân. Ảnh: Dấu chân con báo tại rẫy cà phê người dân.
Hiện Chi Cục kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm TP Bảo Lộc khẩn trương phối hợp với UBND các xã trên địa bàn, thông báo tới người dân sinh sống và sản xuất nương rẫy gần rừng về việc xuất hiện hai cá thể nghi là báo hoa mai, loài động vật quý hiếm, nguy cấp. Trước đó, người dân báo tin có xuất hiện 2 cá thể báo mẹ và báo con tại rẫy cà phê của bà Trần Thị Huệ (thôn Nao Srê, xã Lộc Nga, TP.Bảo Lộc). Ngoài ra, có thêm người dân cho hay, họ đã tận mắt nhìn thấy 3 cá thể nghi là báo hoa mai. Trong đó có 2 cá thể đã trưởng thành, cao khoảng 80cm và 1 cá thể nhỏ cao khoảng 30cm, có lông màu vàng với các vằn (đốm) màu đen, đầu giống loài mèo; trong đó có 1 cá thể đang bị thương ở chân. Ảnh: Dấu chân con báo tại rẫy cà phê người dân.
Xung quanh loài báo hoa mai, có nhiều sự thực thú vị. Kiến Thức mời bạn đọc cùng tìm hiểu. Báo hoa mai, thường gọi tắt là báo hoa, có tên khoa học là Panthera pardus, là một trong bốn loài mèo lớn thuộc chi Panthera sinh sống ở châu Phi và châu Á.
Xung quanh loài báo hoa mai, có nhiều sự thực thú vị. Kiến Thức mời bạn đọc cùng tìm hiểu. Báo hoa mai, thường gọi tắt là báo hoa, có tên khoa học là Panthera pardus, là một trong bốn loài mèo lớn thuộc chi Panthera sinh sống ở châu Phi và châu Á.
Loài báo này có kích thước dài từ 1-2m, cân nặng từ 30 đến 90 kg. Con cái thông thường có kích thước bằng khoảng 2/3 con đực.
Loài báo này có kích thước dài từ 1-2m, cân nặng từ 30 đến 90 kg. Con cái thông thường có kích thước bằng khoảng 2/3 con đực.
Tuy thân hình tương đối nhỏ so với các loại mèo lớn khác nhưng báo hoa mai là những kẻ săn mồi nguy hiểm đáng sợ.
Tuy thân hình tương đối nhỏ so với các loại mèo lớn khác nhưng báo hoa mai là những kẻ săn mồi nguy hiểm đáng sợ.
Loài báo hoa mai được đánh giá có khả năng rình mò huyền thoại và có thể ăn được bất cứ động vật nào từ có kích cỡ từ bọ hung trở lên đã làm cho chúng trở thành loài họ mèo sinh tồn thành công nhất.
Loài báo hoa mai được đánh giá có khả năng rình mò huyền thoại và có thể ăn được bất cứ động vật nào từ có kích cỡ từ bọ hung trở lên đã làm cho chúng trở thành loài họ mèo sinh tồn thành công nhất.
Cái tên theo tiếng Anh của loài báo này là "Leopard", phản ánh sự thật rằng trong thời cổ đại, người ta cho rằng báo hoa mai là con lai của sư tử và báo đốm, và trong một số ngôn ngữ nước ngoài từ leopard có nguồn gốc từ đây; leo là tên Latinh của sư tử, và pard là thuật ngữ cũ có nghĩa báo.
Cái tên theo tiếng Anh của loài báo này là "Leopard", phản ánh sự thật rằng trong thời cổ đại, người ta cho rằng báo hoa mai là con lai của sư tử và báo đốm, và trong một số ngôn ngữ nước ngoài từ leopard có nguồn gốc từ đây; leo là tên Latinh của sư tử, và pard là thuật ngữ cũ có nghĩa báo.
Các tên địa phương khác cho báo hoa mai bao gồm graupanther, panther và một số tên khu vực như tendwa ở Ấn Độ.
Các tên địa phương khác cho báo hoa mai bao gồm graupanther, panther và một số tên khu vực như tendwa ở Ấn Độ.
Trước khi có những thay đổi do con người tạo ra trong mấy trăm năm trở lại đây, báo hoa mai đã từng là loài mèo phân bổ rộng nhất, hơn cả mèo nhà.
Trước khi có những thay đổi do con người tạo ra trong mấy trăm năm trở lại đây, báo hoa mai đã từng là loài mèo phân bổ rộng nhất, hơn cả mèo nhà.
Màu da của báo thay đổi theo khí hậu và môi trường sống từ vàng nhạt đến nâu vàng hoặc vàng. Phần lớn báo hoa mai có màu nâu hay nâu vàng nhạt với các đốm đen, nhưng lớp lông của chúng thì rất đa dạng. Các đốm có xu hướng nhỏ hơn về phía đầu, lớn hơn và có tâm nhạt ở phía thân. Báo sống trong rừng có màu lông tối hơn những cá thể trong môi trường sống khô cằn.
Màu da của báo thay đổi theo khí hậu và môi trường sống từ vàng nhạt đến nâu vàng hoặc vàng. Phần lớn báo hoa mai có màu nâu hay nâu vàng nhạt với các đốm đen, nhưng lớp lông của chúng thì rất đa dạng. Các đốm có xu hướng nhỏ hơn về phía đầu, lớn hơn và có tâm nhạt ở phía thân. Báo sống trong rừng có màu lông tối hơn những cá thể trong môi trường sống khô cằn.
Các Loài này được tìm thấy ở mọi nơi thuộc châu Phi (ngoại trừ sa mạc Sahara), cũng như ở Tiểu Á và Trung Đông, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Xibia, phần lớn đất liền của khu vực Đông Nam Á, các đảo Java, Zanzibar và Sri Lanka.
Các Loài này được tìm thấy ở mọi nơi thuộc châu Phi (ngoại trừ sa mạc Sahara), cũng như ở Tiểu Á và Trung Đông, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Xibia, phần lớn đất liền của khu vực Đông Nam Á, các đảo Java, Zanzibar và Sri Lanka.
Ước tính có khoảng 50.000 báo hoa mai ở khu vực hạ Sahara của châu Phi.
Ước tính có khoảng 50.000 báo hoa mai ở khu vực hạ Sahara của châu Phi.
Sự phá hủy môi trường sống và việc săn trộm đã làm cho một vài nòi báo hoa mai đứng trước nguy cơ diệt chủng, ví dụ, báo hoa mai Amur, báo hoa mai Anatolia, báo hoa mai Barbary, báo hoa mai Hoa Bắc hay báo hoa mai nam Ả Rập.
Sự phá hủy môi trường sống và việc săn trộm đã làm cho một vài nòi báo hoa mai đứng trước nguy cơ diệt chủng, ví dụ, báo hoa mai Amur, báo hoa mai Anatolia, báo hoa mai Barbary, báo hoa mai Hoa Bắc hay báo hoa mai nam Ả Rập.
Mời quý vị xem video: Báo hoa mai cuống cuồng bỏ chạy khi bị con mồi phản đòn

GALLERY MỚI NHẤT