Không thể phủ nhận sự tiện ích của những sản phẩm dùng 1 lần, nó đáp ứng sự nhanh chóng của cuộc sống hiện đại và những sản phẩm tiêu dùng như đũa dùng 1 lần cũng không phải ngoại lệ.
Mặc dù có rất nhiều bài báo cảnh tỉnh người dùng hạn chế lạm dụng loại đũa dùng 1 lần này nhưng dù muốn dù không, thì bạn cũng đành phải thừa nhận rằng không ít lần mình phải sử dụng loại đũa này khi mua thức ăn bên ngoài hoặc dùng trong các chuyến đi dã ngoại.
Đó giờ bạn ắt hẳn chỉ biết rằng nhiều nơi sản xuất dùng các hóa chất tẩy trắng để làm đẹp, làm trắng đôi đũa dùng 1 lần nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của chi tiết “khoanh tròn” trên đầu đũa là gì? Vậy những đôi đũa trơn và đôi đũa được khắc vòng tròn trên đầu có gì khác nhau?
Ảnh minh họa. |
Vòng tròn đó chính là cách đánh dấu để nhà sản xuất biết được nó là lần tái chế thứ bao nhiêu. Tương ứng cụ thể loại không vạch là đũa mới tinh, loại 2 vạch là đã tái chế 2 lần và tương tụ 3 vạch là đũa tái chế ba lần. Sau lần tái chế thứ 3 thì các loại đũa này sẽ bị đem đi tiêu huỷ nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng.
Còn về vấn đề tẩy trắng, loại bỏ nấm mốc đũa dùng một lần bằng hoá chất độc hại, theo người sản xuất, đũa dùng một lần được làm bằng tre, nứa nên rất dễ bị nấm mốc. Và muốn xử lý vấn đề này, các loại đũa dùng một lần phải trải qua các công đoạn hấp sấy.
Với công đoạn này, lưu huỳnh vẫn là chất thường xuyên được người sản xuất sử dụng để đạt hiệu quả chống mốc, tăng thời gian sử dụng với tỷ lệ là 250g lưu huỳnh dùng cho 1 tấn tre/nứa với thời gian hấp sấy trong vòng 48 giờ đồng hồ.
Dù tiện lợi là thế nhưng hãy hạn chế sử dụng loại đủ, muỗng dùng 1 lần này đi. Chúng ta có thể mua theo bên mình bộ dụng cụ đũa muỗng cá nhân để đảm bảo sức khỏe. Dù nhìn chiếc đũa dùng 1 lần trắng tinh là thế nhưng ai biết được chúng đã được nhúng qua bao hóa chất tẩy trắng, chống nấm mốc?