Sự thật phòng thủ tên lửa Nga tụt hậu 20 năm so với Mỹ

Sự thật phòng thủ tên lửa Nga tụt hậu 20 năm so với Mỹ

(Kiến Thức) - Trong lĩnh vực quân sự, ưu thế của hệ thống phòng thủ tên lửa là hiển nhiên không phải nghi ngờ; nhưng với phương pháp đánh chặn động học, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ đang tạo nên sự khác biệt với phần còn lại của thế giới.

Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, trong lĩnh vực phòng không thông thường, chống lại các mục tiêu như máy bay và tên lửa hành trình, các hệ thống phòng không của Nga có nhiều ưu việt. Không phải ngẫu nhiên mà Bắc Kinh mua các hệ thống phòng không S-300 PM và S-400 Triumph của Nga.
Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, trong lĩnh vực phòng không thông thường, chống lại các mục tiêu như máy bay và tên lửa hành trình, các hệ thống phòng không của Nga có nhiều ưu việt. Không phải ngẫu nhiên mà Bắc Kinh mua các hệ thống phòng không S-300 PM và S-400 Triumph của Nga.
Nhưng trên lĩnh vực  đánh chặn tên lửa đạn đạo, Nga và "các nước phương Đông lớn" chậm hơn Mỹ 20 năm. Nguyên nhân là các hệ thống phòng không của Nga chưa thể sử dụng phương pháp đánh chặn động học, hay còn gọi là phương pháp hit to kill (truy đuổi - tiêu diệt). Ảnh: Hệ thống THAAD của Mỹ.
Nhưng trên lĩnh vực đánh chặn tên lửa đạn đạo, Nga và "các nước phương Đông lớn" chậm hơn Mỹ 20 năm. Nguyên nhân là các hệ thống phòng không của Nga chưa thể sử dụng phương pháp đánh chặn động học, hay còn gọi là phương pháp hit to kill (truy đuổi - tiêu diệt). Ảnh: Hệ thống THAAD của Mỹ.
Câu hỏi khá gây tranh cãi, vì không một quốc gia lớn nào ở phía Đông (tất nhiên bao gồm cả Trung Quốc) đã chế tạo thành công hệ thống tên lửa đánh chặn động học, bởi phương pháp đánh chặn động học yêu cầu kỹ thuật rất cao; hiện nay trên thế giới, chỉ có Mỹ đã chế tạo thành công; còn Nga dự kiến đến phiên bản S-500 mới đưa vào áp dụng. Ảnh: Đồ họa của hệ thống S-500.
Câu hỏi khá gây tranh cãi, vì không một quốc gia lớn nào ở phía Đông (tất nhiên bao gồm cả Trung Quốc) đã chế tạo thành công hệ thống tên lửa đánh chặn động học, bởi phương pháp đánh chặn động học yêu cầu kỹ thuật rất cao; hiện nay trên thế giới, chỉ có Mỹ đã chế tạo thành công; còn Nga dự kiến đến phiên bản S-500 mới đưa vào áp dụng. Ảnh: Đồ họa của hệ thống S-500.
Hiện nay theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ được coi là hoàn chỉnh nhất; Nga vẫn thừa hưởng những thành quả từ thời Liên Xô và Trung Quốc thì mới bắt đầu.
Hiện nay theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ được coi là hoàn chỉnh nhất; Nga vẫn thừa hưởng những thành quả từ thời Liên Xô và Trung Quốc thì mới bắt đầu.
Phương pháp đánh chặn động học, là dùng đầu đạn tên lửa đánh chặn không có thuốc nổ, mà hoàn toàn bằng kim loại; lợi dụng động năng của tên lửa, biến thành năng lượng cơ học, để phá hủy tên lửa của đối phương bằng va chạm trực tiếp. Ảnh: Đầu đạn tên lửa đánh chặn của hệ thống phòng thủ tầm cao THADD dùng phương pháp đánh chặn động học.
Phương pháp đánh chặn động học, là dùng đầu đạn tên lửa đánh chặn không có thuốc nổ, mà hoàn toàn bằng kim loại; lợi dụng động năng của tên lửa, biến thành năng lượng cơ học, để phá hủy tên lửa của đối phương bằng va chạm trực tiếp. Ảnh: Đầu đạn tên lửa đánh chặn của hệ thống phòng thủ tầm cao THADD dùng phương pháp đánh chặn động học.
Hệ thống tên lửa đầu tiên áp dụng đánh chặn kiểu động học chính là hệ thống Patriot PAC-3, được nâng cấp từ chính hệ thống Patriot và đưa vào biên chế năm 2001. Hệ thống đảm bảo phá hủy hoàn toàn các mục tiêu nếu bắn trúng.
Hệ thống tên lửa đầu tiên áp dụng đánh chặn kiểu động học chính là hệ thống Patriot PAC-3, được nâng cấp từ chính hệ thống Patriot và đưa vào biên chế năm 2001. Hệ thống đảm bảo phá hủy hoàn toàn các mục tiêu nếu bắn trúng.
Theo nhà sản xuất Raytheon, hệ thống PAC-3 được trang bị đầu dò radar chủ động (radar HL), đảm nhiệm đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn; việc đánh chặn được thực hiện ở cự ly 20 km và ở độ cao 15 km.
Theo nhà sản xuất Raytheon, hệ thống PAC-3 được trang bị đầu dò radar chủ động (radar HL), đảm nhiệm đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn; việc đánh chặn được thực hiện ở cự ly 20 km và ở độ cao 15 km.
Nếu Patriot được thiết kế để đánh chặn các tên lửa tầm ngắn, thì hệ thống THAAD được thiết kế để đối phó với các tên lửa tầm trung. THAAD được đưa vào trực chiến năm 2008, có tầm bắn 200 km và chiều cao đánh chặn tối đa 200 km. Tên lửa thực hiện việc đánh chặn mục tiêu xuyên khí quyển, do vậy tên lửa đánh chặn THAAD không còn được trang bị radar mà là đầu dò GOS hồng ngoại (IR GOS).
Nếu Patriot được thiết kế để đánh chặn các tên lửa tầm ngắn, thì hệ thống THAAD được thiết kế để đối phó với các tên lửa tầm trung. THAAD được đưa vào trực chiến năm 2008, có tầm bắn 200 km và chiều cao đánh chặn tối đa 200 km. Tên lửa thực hiện việc đánh chặn mục tiêu xuyên khí quyển, do vậy tên lửa đánh chặn THAAD không còn được trang bị radar mà là đầu dò GOS hồng ngoại (IR GOS).
Phương pháp đánh chặn động học cũng được sử dụng trong tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3; theo thông tin của Raytheon, tên lửa SM-3 Block IIA được thử nghiệm gần đây nhất, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 2.500 km và ở độ cao tới 1.500 km; nghĩa là bao gồm toàn bộ mục tiêu bay ở quỹ đạo thấp. Ảnh: Một vụ phóng thử tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3.
Phương pháp đánh chặn động học cũng được sử dụng trong tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3; theo thông tin của Raytheon, tên lửa SM-3 Block IIA được thử nghiệm gần đây nhất, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 2.500 km và ở độ cao tới 1.500 km; nghĩa là bao gồm toàn bộ mục tiêu bay ở quỹ đạo thấp. Ảnh: Một vụ phóng thử tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3.
Và cuối cùng là hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền (GMD) sử dụng phương pháp đánh chặn động học; hệ thống trang bị tên lửa đẩy nhiên liệu rắn nhiều tầng (GBI), được trang bị đầu đạn đánh chặn ngoài khí quyển (EKV). Tên lửa GBI có chiều dài 16,6 m, trọng lượng phóng là 21,6 tấn; đầu đạn EKV nặng 64 kg, được trang bị động cơ để điều khiển và đầu dò hồng ngoại.
Và cuối cùng là hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền (GMD) sử dụng phương pháp đánh chặn động học; hệ thống trang bị tên lửa đẩy nhiên liệu rắn nhiều tầng (GBI), được trang bị đầu đạn đánh chặn ngoài khí quyển (EKV). Tên lửa GBI có chiều dài 16,6 m, trọng lượng phóng là 21,6 tấn; đầu đạn EKV nặng 64 kg, được trang bị động cơ để điều khiển và đầu dò hồng ngoại.
Đối với Liên Xô, vào năm 1971, hệ thống phòng thủ tên lửa A-35 được đưa vào sẵn sàng chiến đấu, có nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô Moscow. Đến thời điểm hiện nay, hệ thống A-35 được Nga thay thế bởi một hệ thống mới hơn là A-135 "Amur" và chúng vẫn đang trong quá trình hiện đại hóa. Ảnh: Hệ thống đánh chặn A-135 "Amur" với tên lửa đánh chặn trong hầm phóng.
Đối với Liên Xô, vào năm 1971, hệ thống phòng thủ tên lửa A-35 được đưa vào sẵn sàng chiến đấu, có nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô Moscow. Đến thời điểm hiện nay, hệ thống A-35 được Nga thay thế bởi một hệ thống mới hơn là A-135 "Amur" và chúng vẫn đang trong quá trình hiện đại hóa. Ảnh: Hệ thống đánh chặn A-135 "Amur" với tên lửa đánh chặn trong hầm phóng.
Giống như tên lửa đánh chặn GBI của Mỹ, A-135 "Amur" được thiết kế để ngăn chặn các cuộc tấn công hạn chế của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân 10 kiloton, do vậy tên lửa đánh chặn không cần bắn trúng mục tiêu mà chỉ cần đầu đạn hạt nhân phát nổ, bức xạ hạt nhân làm tê liệt và đốt cháy thiết bị điện tử của tên lửa đạn đạo.
Giống như tên lửa đánh chặn GBI của Mỹ, A-135 "Amur" được thiết kế để ngăn chặn các cuộc tấn công hạn chế của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân 10 kiloton, do vậy tên lửa đánh chặn không cần bắn trúng mục tiêu mà chỉ cần đầu đạn hạt nhân phát nổ, bức xạ hạt nhân làm tê liệt và đốt cháy thiết bị điện tử của tên lửa đạn đạo.
Hiện nay, tên lửa 53T6/PRS-1 chuyên đánh chặn tên lửa đạn đạo ở cự ly gần đang được Nga sử dụng. Loại tên lửa với đầu đạn đặc biệt này có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 100km và độ cao tối đa 45km; sử dụng đầu đạn nổ phá văng mảnh. Ảnh: Một vụ phóng thử đạn tên lửa 53T6.
Hiện nay, tên lửa 53T6/PRS-1 chuyên đánh chặn tên lửa đạn đạo ở cự ly gần đang được Nga sử dụng. Loại tên lửa với đầu đạn đặc biệt này có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 100km và độ cao tối đa 45km; sử dụng đầu đạn nổ phá văng mảnh. Ảnh: Một vụ phóng thử đạn tên lửa 53T6.
Trong tương lai, tên lửa đánh chặn A-235 Nudol sẽ thay thế hệ thống A-135 "Amur", đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ tên lửa tầm cao. Nga vẫn sẽ trung thành sử dụng đầu đạn hạt nhân cho tên lửa đánh chặn của họ; đến thời điểm này, có lẽ phương pháp đánh chặn động học trên hệ thống phòng thủ tên lửa của họ chưa thể áp dụng. Ảnh: Hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất A-235 Nudol của Nga.
Trong tương lai, tên lửa đánh chặn A-235 Nudol sẽ thay thế hệ thống A-135 "Amur", đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ tên lửa tầm cao. Nga vẫn sẽ trung thành sử dụng đầu đạn hạt nhân cho tên lửa đánh chặn của họ; đến thời điểm này, có lẽ phương pháp đánh chặn động học trên hệ thống phòng thủ tên lửa của họ chưa thể áp dụng. Ảnh: Hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất A-235 Nudol của Nga.
Còn các hệ thống phòng thủ tên lửa Trung Quốc đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Để hoàn tất các dự án nghiên cứu, phát triển, chế tạo các mẫu vũ khí trang bị, thử nghiệm và cuối cùng là triển khai, nếu nhanh nhất cũng không thể trước năm 2025. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không tầm cao HQ-9 của Trung Quốc
Còn các hệ thống phòng thủ tên lửa Trung Quốc đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Để hoàn tất các dự án nghiên cứu, phát triển, chế tạo các mẫu vũ khí trang bị, thử nghiệm và cuối cùng là triển khai, nếu nhanh nhất cũng không thể trước năm 2025. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không tầm cao HQ-9 của Trung Quốc
Hiện nay Trung Quốc đang phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Dong Ning-2 và đã bắt đầu thử nghiệm chương trình này vào năm 2007. Tháng 1/2013, họ đã tiến hành thử nghiệm 1 tên lửa đánh chặn KТ-2 và đã đánh chặn thành công một tên lửa tầm trung ở giai đoạn giữa hành trình.
Hiện nay Trung Quốc đang phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Dong Ning-2 và đã bắt đầu thử nghiệm chương trình này vào năm 2007. Tháng 1/2013, họ đã tiến hành thử nghiệm 1 tên lửa đánh chặn KТ-2 và đã đánh chặn thành công một tên lửa tầm trung ở giai đoạn giữa hành trình.
Ngoài hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao Dong Ninh-2, nhiệm vụ phòng thủ tên lửa được giao cho các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa và tầm trung HQ-9A, S-300P, S-300PMU-1, S-300PMU-2 và hệ thống S-400 Triumf mới mua của Nga và chỉ có khả năng tiêu diệt mục tiêu đường đạn ở giai đoạn bay cuối. Ảnh: Hệ thống phòng không HQ-9A của Trung Quốc.
Ngoài hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao Dong Ninh-2, nhiệm vụ phòng thủ tên lửa được giao cho các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa và tầm trung HQ-9A, S-300P, S-300PMU-1, S-300PMU-2 và hệ thống S-400 Triumf mới mua của Nga và chỉ có khả năng tiêu diệt mục tiêu đường đạn ở giai đoạn bay cuối. Ảnh: Hệ thống phòng không HQ-9A của Trung Quốc.
Tuy nhiên các hệ thống S-300 và S-400 chỉ "có thể" đánh chặn tên lửa đường đạn và hoàn toàn chưa qua thực chiến, nên dư luận hết sức nghi ngờ; do vậy các hệ thống phòng thủ tên lửa Trung Quốc hiện tại không có khả năng bảo đảm an ninh không phận nước này trước cuộc tiến công bằng tên lửa đạn đạo và hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả sớm nhất của Trung Quốc phải tận đến năm 2025 mới có thể trực chiến.
Tuy nhiên các hệ thống S-300 và S-400 chỉ "có thể" đánh chặn tên lửa đường đạn và hoàn toàn chưa qua thực chiến, nên dư luận hết sức nghi ngờ; do vậy các hệ thống phòng thủ tên lửa Trung Quốc hiện tại không có khả năng bảo đảm an ninh không phận nước này trước cuộc tiến công bằng tên lửa đạn đạo và hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả sớm nhất của Trung Quốc phải tận đến năm 2025 mới có thể trực chiến.
Video Hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ cả Châu Âu BMD - Nguồn: VTV

GALLERY MỚI NHẤT