Sự thật kinh ngạc về "nữ sát thủ" số 1 Trung Quốc

Sự thật kinh ngạc về "nữ sát thủ" số 1 Trung Quốc

(Kiến Thức) - Bà là nữ tiến sĩ, nữ luật sư, nữ Viện trưởng Tòa án, nữ Chánh văn phòng đầu tiên trong lịch sử TQ và là nữ sát thủ đáng gờm.

Trịnh Dục Tú (sinh ngày 20/3/1891, mất ngày 16/12/1959) hay còn gọi là Tô Mai, người huyện Tân An, Phủ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (nay thuộc thành phố Thâm Quyến). Bà là nhà cách mạng Trung Hoa Dân quốc, chính trị gia, thẩm phán, luật sư vào cuối thời nhà Thanh. Bà từng ám sát nhiều quan lại cấp cao của chính phủ nhà Thanh thời cuối. Bà còn là nữ tiến sĩ, nữ luật sư, nữ quan chức cấp tỉnh, nữ Viện trưởng Tòa án, nữ Chánh văn phòng đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Trịnh Dục Tú (sinh ngày 20/3/1891, mất ngày 16/12/1959) hay còn gọi là Tô Mai, người huyện Tân An, Phủ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (nay thuộc thành phố Thâm Quyến). Bà là nhà cách mạng Trung Hoa Dân quốc, chính trị gia, thẩm phán, luật sư vào cuối thời nhà Thanh. Bà từng ám sát nhiều quan lại cấp cao của chính phủ nhà Thanh thời cuối. Bà còn là nữ tiến sĩ, nữ luật sư, nữ quan chức cấp tỉnh, nữ Viện trưởng Tòa án, nữ Chánh văn phòng đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Cha bà là bộ hộ quan lại trông triều đình Mãn Thanh Trịnh Văn Trị, gia đình bà rất giàu có. Từ bé Trịnh Dục Tú đã theo học Nho giáo, nghiên cứu tứ kinh ngũ thư, sau này bà học tại Trường nữ sinh giáo hội Sùng Thục Thiên Tân. Năm 1905 (Quang Tự năm thứ 31), bà sang Nhật du học, cũng chính vào thời gian này bà được Liêu Trọng Khải giới thiệu vào Hội đồng minh Trung Quốc.
Cha bà là bộ hộ quan lại trông triều đình Mãn Thanh Trịnh Văn Trị, gia đình bà rất giàu có. Từ bé Trịnh Dục Tú đã theo học Nho giáo, nghiên cứu tứ kinh ngũ thư, sau này bà học tại Trường nữ sinh giáo hội Sùng Thục Thiên Tân. Năm 1905 (Quang Tự năm thứ 31), bà sang Nhật du học, cũng chính vào thời gian này bà được Liêu Trọng Khải giới thiệu vào Hội đồng minh Trung Quốc.
Năm 1911 (Tuyên Thống năm thứ 3) bà trở về nước và được giao nhiệm vụ ám sát, liên lạc với các thành viên khác. Bà đã từng tham gia vào vụ ám sát Viên Thế Khải của Hội đồng minh Bắc Kinh – Thiên Tân (gọi tắt là Hội đồng minh Kinh Tân). Tháng 1/1912, trước khi hành động ám sát Viên Thế Khải bắt đầu, Hội đồng minh Kinh Tân ra chỉ thị dừng khẩn cấp đồng thời chuyển sang ám sát Lương Bật và thu được thắng lợi to lớn. Trịnh Dục Tú cũng đóng góp một phần trong thắng lợi này. Cùng năm đó, bà sang Pháp vừa học vừa làm.
Năm 1911 (Tuyên Thống năm thứ 3) bà trở về nước và được giao nhiệm vụ ám sát, liên lạc với các thành viên khác. Bà đã từng tham gia vào vụ ám sát Viên Thế Khải của Hội đồng minh Bắc Kinh – Thiên Tân (gọi tắt là Hội đồng minh Kinh Tân). Tháng 1/1912, trước khi hành động ám sát Viên Thế Khải bắt đầu, Hội đồng minh Kinh Tân ra chỉ thị dừng khẩn cấp đồng thời chuyển sang ám sát Lương Bật và thu được thắng lợi to lớn. Trịnh Dục Tú cũng đóng góp một phần trong thắng lợi này. Cùng năm đó, bà sang Pháp vừa học vừa làm.
Năm 1914, bà học Luật tại Paris, năm 1917 bà bảo vệ Thạc sĩ thành công, đồng thời gia nhập hiệp hội Luật Sư Pháp. Năm 1919, khi đoàn đại biểu Trung Quốc chuẩn bị ký hiệp định Versailles tại Hội nghị Hòa bình Paris, ngày 27/6 trước ngày ký kết một ngày, đại biểu tùy viên thời nhiệm Trịnh Dục Tú đã kêu gọi mấy trăm du học sinh bao vây bệnh viện Thánh Luce nơi đại biểu cấp cao Lục Chinh Tường đang dưỡng bệnh, yêu cầu Trung Quốc từ chối ký kết hiệp định.
Năm 1914, bà học Luật tại Paris, năm 1917 bà bảo vệ Thạc sĩ thành công, đồng thời gia nhập hiệp hội Luật Sư Pháp. Năm 1919, khi đoàn đại biểu Trung Quốc chuẩn bị ký hiệp định Versailles tại Hội nghị Hòa bình Paris, ngày 27/6 trước ngày ký kết một ngày, đại biểu tùy viên thời nhiệm Trịnh Dục Tú đã kêu gọi mấy trăm du học sinh bao vây bệnh viện Thánh Luce nơi đại biểu cấp cao Lục Chinh Tường đang dưỡng bệnh, yêu cầu Trung Quốc từ chối ký kết hiệp định.
Năm 1925, bà nhận được tấm bằng Tiến sĩ của Trường Đại học Luật Paris, trở thành nữ Tiến sĩ Luật đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Sau này, bà được chính phủ Bắc Kinh bổ nhiệm làm điều tra viên thường trú tại châu Âu, cùng năm đó bà trở về nước. Sau khi về nước, bà cùng với bạn thời du học Ngụy Đạo Minh mở Văn phòng Luật sư ở tô giới công cộng tại Thượng Hải. Bà cũng trở thành nữ luật sư đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1926, giáo sư đại học chính phủ miền Nam Dương Hạnh Phật bị lãnh đạo Thượng Hải bắt giữ, Trịnh Dục Tú đứng ra làm luật sư biện hộ cho Dương Hạnh Phật. Tháng 4 cùng năm, bà được bầu làm Ủy viên kiểm tra Trung ương thứ hai của Quốc Dân Đảng.
Năm 1925, bà nhận được tấm bằng Tiến sĩ của Trường Đại học Luật Paris, trở thành nữ Tiến sĩ Luật đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Sau này, bà được chính phủ Bắc Kinh bổ nhiệm làm điều tra viên thường trú tại châu Âu, cùng năm đó bà trở về nước. Sau khi về nước, bà cùng với bạn thời du học Ngụy Đạo Minh mở Văn phòng Luật sư ở tô giới công cộng tại Thượng Hải. Bà cũng trở thành nữ luật sư đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1926, giáo sư đại học chính phủ miền Nam Dương Hạnh Phật bị lãnh đạo Thượng Hải bắt giữ, Trịnh Dục Tú đứng ra làm luật sư biện hộ cho Dương Hạnh Phật. Tháng 4 cùng năm, bà được bầu làm Ủy viên kiểm tra Trung ương thứ hai của Quốc Dân Đảng.
Tháng 4/1927, Trịnh Dục Tú được bầu làm Ủy viên chính trị tỉnh Giang Tô, cuối năm đó bà trở thành Viện trưởng lâm thời của Tòa án Thượng Hải, nhưng cuối năm bà được bổ nhiệm chính thức vào chức vụ Viện trưởng Tòa án Thượng Hải. Ngoài ra, bà còn là Hiệu trưởng trường Đại học Pháp Chính Thượng Hải. Tháng 8 cùng năm, bà kết hôn với Ngụy Đạo Minh. Năm 1928, bà giữ chức vụ đặc sứ thường trú châu Âu của chính phủ Quốc Dân, đặc biệt bà còn chịu trách nhiệm về vấn đề ngoại giao song phương giữa Trung Quốc và Pháp. Cùng năm đó bà về nước, tháng 11 bà đảm nhiệm chức vụ Ủy viên lập pháp Tòa án. Trong thời gian này, bà soạn thảo bản dự thảo về luật dân sự, đặc biệt là tăng các điều luật bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
Tháng 4/1927, Trịnh Dục Tú được bầu làm Ủy viên chính trị tỉnh Giang Tô, cuối năm đó bà trở thành Viện trưởng lâm thời của Tòa án Thượng Hải, nhưng cuối năm bà được bổ nhiệm chính thức vào chức vụ Viện trưởng Tòa án Thượng Hải. Ngoài ra, bà còn là Hiệu trưởng trường Đại học Pháp Chính Thượng Hải. Tháng 8 cùng năm, bà kết hôn với Ngụy Đạo Minh. Năm 1928, bà giữ chức vụ đặc sứ thường trú châu Âu của chính phủ Quốc Dân, đặc biệt bà còn chịu trách nhiệm về vấn đề ngoại giao song phương giữa Trung Quốc và Pháp. Cùng năm đó bà về nước, tháng 11 bà đảm nhiệm chức vụ Ủy viên lập pháp Tòa án. Trong thời gian này, bà soạn thảo bản dự thảo về luật dân sự, đặc biệt là tăng các điều luật bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
Sau này, Trịnh Dục Tú còn giữ chức vụ Ủy viên ban Xây dựng, Ủy viên ban Cứu trợ thiên tai. Sau khi chiến tranh kháng Nhật nổ ra, bà được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giáo Dục. Năm 1942, Ngụy Đạo Minh chồng bà được bổ nhiệm làm Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, do đó bà cũng theo chồng sang Mỹ. Năm 1943, bà được bổ nhiệm làm chủ tịch danh dự của Hội Cứu Trợ Đa Quốc Gia. Sau khi chiến tranh kết thúc, bà cùng Ngụy Đạo Minh về nước, tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Ủy viên lập pháp.
Sau này, Trịnh Dục Tú còn giữ chức vụ Ủy viên ban Xây dựng, Ủy viên ban Cứu trợ thiên tai. Sau khi chiến tranh kháng Nhật nổ ra, bà được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giáo Dục. Năm 1942, Ngụy Đạo Minh chồng bà được bổ nhiệm làm Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, do đó bà cũng theo chồng sang Mỹ. Năm 1943, bà được bổ nhiệm làm chủ tịch danh dự của Hội Cứu Trợ Đa Quốc Gia. Sau khi chiến tranh kết thúc, bà cùng Ngụy Đạo Minh về nước, tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Ủy viên lập pháp.
Cuối năm 1948, Ngụy Đạo Minh từ chức chủ tịch Đài Loan, vợ chồng bà di cư sang Brazil. Sau này, vì kinh doanh thua lỗ nên vợ chồng bà lại chuyển sang Mỹ. Những năm cuối đời, Trịnh Dục Tú bị căn bệnh ung thư hoành hành. Ngày 16/12/1959 bà qua đời ở Los Angeles, California, hưởng thọ 69 tuổi.
Cuối năm 1948, Ngụy Đạo Minh từ chức chủ tịch Đài Loan, vợ chồng bà di cư sang Brazil. Sau này, vì kinh doanh thua lỗ nên vợ chồng bà lại chuyển sang Mỹ. Những năm cuối đời, Trịnh Dục Tú bị căn bệnh ung thư hoành hành. Ngày 16/12/1959 bà qua đời ở Los Angeles, California, hưởng thọ 69 tuổi.

GALLERY MỚI NHẤT