Sự thật không tin nổi về lịch sử hình thành đồng đô la Mỹ

Sự thật không tin nổi về lịch sử hình thành đồng đô la Mỹ

Đô la Mỹ có một lịch sử hình thành rất lâu đời, từ một địa danh ít ai biết đến.

 Đô la Mỹ là đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Ít ai biết được đơn vị tiền tệ này có một lịch sử hình thành rất lâu đời, từ một địa danh ít ai biết đến.
Đô la Mỹ là đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Ít ai biết được đơn vị tiền tệ này có một lịch sử hình thành rất lâu đời, từ một địa danh ít ai biết đến.
Ngược dòng thời gian, vào năm 1516, một mỏ bạc khổng lồ được phát hiện ở vùng Jáchymov, nơi ngày nay thuộc Cộng hòa Czech. Bá tước địa phương Hieronymus Schlick đã gọi nơi này là Joachimsthal (thung lũng của Joachim), theo tên vị thánh bảo trợ cho những người khai thác mỏ.
Ngược dòng thời gian, vào năm 1516, một mỏ bạc khổng lồ được phát hiện ở vùng Jáchymov, nơi ngày nay thuộc Cộng hòa Czech. Bá tước địa phương Hieronymus Schlick đã gọi nơi này là Joachimsthal (thung lũng của Joachim), theo tên vị thánh bảo trợ cho những người khai thác mỏ.
Thời đó châu Âu chưa có đơn vị tiền tệ tiêu chuẩn. Một trong những cách hiệu quả nhất mà những người cai trị có thể khẳng định quyền thống trị là đúc đồng tiền riêng. Đó cũng là điều mà bá tước Schlick đã làm.
Thời đó châu Âu chưa có đơn vị tiền tệ tiêu chuẩn. Một trong những cách hiệu quả nhất mà những người cai trị có thể khẳng định quyền thống trị là đúc đồng tiền riêng. Đó cũng là điều mà bá tước Schlick đã làm.
Quốc hội của vương quốc Bohemia (tiền thân của Czech) cho phép bá tước Schlick đúc tiền vào ngày 9/1/1520. Mặt trước của đồng tiền có hình ảnh thánh Joachim và sư tử ở mặt sau. Đồng tiền này có tên gọi Joachimsthalers, sau đó gọi tắt là thaler.
Quốc hội của vương quốc Bohemia (tiền thân của Czech) cho phép bá tước Schlick đúc tiền vào ngày 9/1/1520. Mặt trước của đồng tiền có hình ảnh thánh Joachim và sư tử ở mặt sau. Đồng tiền này có tên gọi Joachimsthalers, sau đó gọi tắt là thaler.
Đồng thaler có khối lượng và đường kính tương đương đồng xu Guldengroschen 29,2g - đồng tiền đang được sử dụng trên khắp khu vực Trung Âu thời ấy.
Đồng thaler có khối lượng và đường kính tương đương đồng xu Guldengroschen 29,2g - đồng tiền đang được sử dụng trên khắp khu vực Trung Âu thời ấy.
Điều này giúp các vương quốc láng giềng dễ dàng chấp nhận đồng thaler. Điều quan trọng hơn là Schlick đã đúc được nhiều tiền hơn bất kỳ ai.
Điều này giúp các vương quốc láng giềng dễ dàng chấp nhận đồng thaler. Điều quan trọng hơn là Schlick đã đúc được nhiều tiền hơn bất kỳ ai.
Giữa thế kỷ 16, ước tính có khoảng 12 triệu thaler được đúc từ vùng núi của xứ Bohemia được sử dụng khắp châu Âu, phổ biến hơn bất kỳ loại tiền tệ nào.
Giữa thế kỷ 16, ước tính có khoảng 12 triệu thaler được đúc từ vùng núi của xứ Bohemia được sử dụng khắp châu Âu, phổ biến hơn bất kỳ loại tiền tệ nào.
Trong 300 năm tiếp theo, nhiều quốc gia trên thế giới đã lấy đồng thaler làm mẫu để đúc tiền cho nước mình. Tại từng quốc gia, tên gọi thaler có những biến thể khác nhau như daler, dalur, tallero, talar...
Trong 300 năm tiếp theo, nhiều quốc gia trên thế giới đã lấy đồng thaler làm mẫu để đúc tiền cho nước mình. Tại từng quốc gia, tên gọi thaler có những biến thể khác nhau như daler, dalur, tallero, talar...
Vào thế kỷ 17, người Hà Lan đã đưa đồng daler của mình vào khắp 13 thuộc địa Bắc Mỹ. Những cư dân nói tiếng Anh bắt đầu gọi đồng tiền này và những đồng xu bạc khác có trọng lượng tương tự là dollar/đô la. Đô la bắt đầu trở thành đồng tiền chính thức của Mỹ vào năm 1792, và kể từ đó, đồng đô la lấy cảm hứng từ đồng thaler dần trở nên phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới như Australia, Namibia, Singapore và Fiji...
Vào thế kỷ 17, người Hà Lan đã đưa đồng daler của mình vào khắp 13 thuộc địa Bắc Mỹ. Những cư dân nói tiếng Anh bắt đầu gọi đồng tiền này và những đồng xu bạc khác có trọng lượng tương tự là dollar/đô la. Đô la bắt đầu trở thành đồng tiền chính thức của Mỹ vào năm 1792, và kể từ đó, đồng đô la lấy cảm hứng từ đồng thaler dần trở nên phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới như Australia, Namibia, Singapore và Fiji...
Mời quý độc giả xem video: Khám phá công viên trung tâm New York, Mỹ. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT