Sự thật giật mình đằng sau 12 bức ảnh kinh điển trên thế giới

Sự thật giật mình đằng sau 12 bức ảnh kinh điển trên thế giới

Có những bức ảnh lịch sử gây cảm hứng cho người xem, nhưng ít ai biết rằng đằng sau nó là cả một câu chuyện. Sau đây là một số bức ảnh phảng phất nét buồn nhưng ý nghĩa câu chuyện đằng sau sẽ khiến bạn ngưỡng mộ.

 1. Hoàng đế Nicholas II của Nga, Vua Edward VII, Hoàng hậu Alexandra Feodorovna với Nữ công tước Olga Nikolaevna và Nữ hoàng Victoria, 1896: Không có gì đáng ngạc nhiên khi phần lớn các gia đình hoàng gia ở châu Âu có liên quan đến nhau. Trong bức ảnh này, bạn có thể thấy sự liên quan của các gia đình hoàng tộc. Nữ hoàng Victoria là bà của Alexandra Feodorovna, vua Edward VII là chú của Nicholas II. Hãy để ý khuôn mặt vui nhộn của nữ công tước Olga bé nhỏ. Điều này chứng minh rằng trẻ em vẫn là trẻ em ngay cả khi sinh ra trong gia đình hoàng gia.
1. Hoàng đế Nicholas II của Nga, Vua Edward VII, Hoàng hậu Alexandra Feodorovna với Nữ công tước Olga Nikolaevna và Nữ hoàng Victoria, 1896: Không có gì đáng ngạc nhiên khi phần lớn các gia đình hoàng gia ở châu Âu có liên quan đến nhau. Trong bức ảnh này, bạn có thể thấy sự liên quan của các gia đình hoàng tộc. Nữ hoàng Victoria là bà của Alexandra Feodorovna, vua Edward VII là chú của Nicholas II. Hãy để ý khuôn mặt vui nhộn của nữ công tước Olga bé nhỏ. Điều này chứng minh rằng trẻ em vẫn là trẻ em ngay cả khi sinh ra trong gia đình hoàng gia.
 2. Madame Decourcelle, lái xe taxi nữ đầu tiên của Paris, 1909: Madame Decourcelle là tài xế taxi đầu tiên của Paris, đồng thời cô cũng có giấy phép lái xe ngựa. Cô đã phải vượt qua rất nhiều trở ngại trên con đường đến giấc mơ của mình. Vào thời điểm đó, phụ nữ phải chiến đấu cho quyền bình đẳng giới để làm những việc đơn giản như lái xe.
2. Madame Decourcelle, lái xe taxi nữ đầu tiên của Paris, 1909: Madame Decourcelle là tài xế taxi đầu tiên của Paris, đồng thời cô cũng có giấy phép lái xe ngựa. Cô đã phải vượt qua rất nhiều trở ngại trên con đường đến giấc mơ của mình. Vào thời điểm đó, phụ nữ phải chiến đấu cho quyền bình đẳng giới để làm những việc đơn giản như lái xe.
 3. Phụ nữ trên bãi biển New Jersey vào năm 1920 vì những bộ đồ bơi “không đứng đắn”: Một thế kỉ trước, luật pháp và lực lượng trật tự không chỉ truy bắt tội phạm mà còn đuổi theo những phụ nữ mặc đồ bơi “không đứng đắn” trên bãi biển. Tuy nhiên nhìn bức ảnh này, có vẻ như những cô gái này không hề sợ cảnh sát. Nhiều người tự hỏi rằng liệu các viên cảnh sát này sẽ cảm thấy thế nào nếu thấy phụ nữ mặc bikini hiện đại?
3. Phụ nữ trên bãi biển New Jersey vào năm 1920 vì những bộ đồ bơi “không đứng đắn”: Một thế kỉ trước, luật pháp và lực lượng trật tự không chỉ truy bắt tội phạm mà còn đuổi theo những phụ nữ mặc đồ bơi “không đứng đắn” trên bãi biển. Tuy nhiên nhìn bức ảnh này, có vẻ như những cô gái này không hề sợ cảnh sát. Nhiều người tự hỏi rằng liệu các viên cảnh sát này sẽ cảm thấy thế nào nếu thấy phụ nữ mặc bikini hiện đại?
 4. Người mẹ di cư, 1936: Bức ảnh mang đầy tính biểu tượng này đã khiến phóng viên ảnh Dorothea Lange trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, Florence Owens Thompson, người phụ nữ trong bức ảnh lại không nhận được gì. Thời điểm đó, Florence 32 tuổi, là mẹ của 10 đứa con. Sau khi bức ảnh nổi tiếng, chính phủ đã nhanh chóng viện trợ cho trại tị nạn này để ngăn nạn đói nhưng Florence và các con đã rời khỏi khu vực trước khi nhận viện trợ. May mắn thay, Florence và các con đều sống sót sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Bà đã làm mọi công việc để sống và nuôi con, thậm chí có những lúc không đủ ăn nhưng bà vẫn đảm bảo cho các con không bị đói. Florence qua đời ở tuổi 80, bà đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và sự hi sinh cao cả của những người làm mẹ.
4. Người mẹ di cư, 1936: Bức ảnh mang đầy tính biểu tượng này đã khiến phóng viên ảnh Dorothea Lange trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, Florence Owens Thompson, người phụ nữ trong bức ảnh lại không nhận được gì. Thời điểm đó, Florence 32 tuổi, là mẹ của 10 đứa con. Sau khi bức ảnh nổi tiếng, chính phủ đã nhanh chóng viện trợ cho trại tị nạn này để ngăn nạn đói nhưng Florence và các con đã rời khỏi khu vực trước khi nhận viện trợ. May mắn thay, Florence và các con đều sống sót sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Bà đã làm mọi công việc để sống và nuôi con, thậm chí có những lúc không đủ ăn nhưng bà vẫn đảm bảo cho các con không bị đói. Florence qua đời ở tuổi 80, bà đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và sự hi sinh cao cả của những người làm mẹ.
 5. Ella Fitzgerald và Marilyn Monroe, 1954: Vào những năm 1950, khi nạn phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Phi còn khá phổ biến, Marylin Monroe đã phản đối sự phân biệt đối xử này. Bà đã thuyết phục chủ hộp đêm Mocambo ở Los Angeles cho phép Ella Fitzgerald, một ca sĩ gốc Phi biểu diễn tại đó. Marilyn hứa rằng sẽ đến hộp đêm mỗi tối, và bà đã giữ lời hứa ấy. Ella Fitzgerald nhớ lại, biểu diễn ở đây thu hút rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông, nhờ đó bà không phải đi hát trong các câu lạc bộ nhỏ nữa. Nữ ca sĩ chia sẻ: “Tôi nợ Marilyn Monroe rất nhiều. Đó là một người phụ nữ lạ thường, đi trước thời đại một chút”.
5. Ella Fitzgerald và Marilyn Monroe, 1954: Vào những năm 1950, khi nạn phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Phi còn khá phổ biến, Marylin Monroe đã phản đối sự phân biệt đối xử này. Bà đã thuyết phục chủ hộp đêm Mocambo ở Los Angeles cho phép Ella Fitzgerald, một ca sĩ gốc Phi biểu diễn tại đó. Marilyn hứa rằng sẽ đến hộp đêm mỗi tối, và bà đã giữ lời hứa ấy. Ella Fitzgerald nhớ lại, biểu diễn ở đây thu hút rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông, nhờ đó bà không phải đi hát trong các câu lạc bộ nhỏ nữa. Nữ ca sĩ chia sẻ: “Tôi nợ Marilyn Monroe rất nhiều. Đó là một người phụ nữ lạ thường, đi trước thời đại một chút”.
 6. Abebe Bikila, một vận động viên đến từ Ethiopia đã trở thành nhà vô địch marathon Olympic bằng đôi chân trần, 1960: Abebe Bikila là vận động viên dự bị được đưa vào đội Olympic Ethiopia để thay thế một thành viên trong đội bị thương. Ban đầu, Abebe không có ý định chạy chân trần. Anh đã mua giày chạy bộ mới nhưng nó không phù hợp với chân của anh. Vì vậy cuối cùng, anh quyết định chạy chân trần, thắng cuộc đua marathon và lập kỷ lục Olympic mới.
6. Abebe Bikila, một vận động viên đến từ Ethiopia đã trở thành nhà vô địch marathon Olympic bằng đôi chân trần, 1960: Abebe Bikila là vận động viên dự bị được đưa vào đội Olympic Ethiopia để thay thế một thành viên trong đội bị thương. Ban đầu, Abebe không có ý định chạy chân trần. Anh đã mua giày chạy bộ mới nhưng nó không phù hợp với chân của anh. Vì vậy cuối cùng, anh quyết định chạy chân trần, thắng cuộc đua marathon và lập kỷ lục Olympic mới.
 7. Vụ bắt giữ David Bowie, 1976: Trong quá khứ, có rất nhiều nhạc sĩ vướng phải vòng lao lý khi còn trẻ, Bowie cũng nằm trong số đó. Tuy nhiên, việc bắt giữ Bowie diễn ra khá ngắn, chỉ ngồi tù trong vài giờ nhưng bức ảnh tội phạm của anh ta đã trở thành một phần của lịch sử. Nếu có một cuộc thi sắc đẹp giữa các tù nhân, David Bowie rất có cơ hội chiến thắng!
7. Vụ bắt giữ David Bowie, 1976: Trong quá khứ, có rất nhiều nhạc sĩ vướng phải vòng lao lý khi còn trẻ, Bowie cũng nằm trong số đó. Tuy nhiên, việc bắt giữ Bowie diễn ra khá ngắn, chỉ ngồi tù trong vài giờ nhưng bức ảnh tội phạm của anh ta đã trở thành một phần của lịch sử. Nếu có một cuộc thi sắc đẹp giữa các tù nhân, David Bowie rất có cơ hội chiến thắng!
 8. Đức Giáo Hoàng John Paul II nói chuyện với tên tội phạm đã cố giết ông, 1983: Cuộc đời của Đức Giáo Hoàng John Paul II gần như kết thúc vào ngày 13 tháng 5 năm 1981 khi Mehmet Ali Ağca, một thành viên của nhóm phát xít vũ trang Grey Wolves có ý định ám sát. Hắn ta bắn vào bụng Giáo Hoàng, sau đó ngay lập tức bị bắt và giao cho cảnh sát. Sau khi phục hồi, Giáo Hoàng tha thứ cho kẻ mưu sát, thậm chí còn đến thăm ông ta trong tù năm 1983. Không ai biết nội dung cuộc trò chuyện này là gì. Giáo Hoàng John Paul II nói: “Đây là bí mật giữa chúng tôi. Tôi đã nói chuyện với anh ta như một người anh em. Tôi tha thứ và hoàn toàn tin tưởng anh ấy”.
8. Đức Giáo Hoàng John Paul II nói chuyện với tên tội phạm đã cố giết ông, 1983: Cuộc đời của Đức Giáo Hoàng John Paul II gần như kết thúc vào ngày 13 tháng 5 năm 1981 khi Mehmet Ali Ağca, một thành viên của nhóm phát xít vũ trang Grey Wolves có ý định ám sát. Hắn ta bắn vào bụng Giáo Hoàng, sau đó ngay lập tức bị bắt và giao cho cảnh sát. Sau khi phục hồi, Giáo Hoàng tha thứ cho kẻ mưu sát, thậm chí còn đến thăm ông ta trong tù năm 1983. Không ai biết nội dung cuộc trò chuyện này là gì. Giáo Hoàng John Paul II nói: “Đây là bí mật giữa chúng tôi. Tôi đã nói chuyện với anh ta như một người anh em. Tôi tha thứ và hoàn toàn tin tưởng anh ấy”.
 9. Audrey Hepburn và một cô gái Ethiopia, 1988: Nhiều người nhớ đến Audrey Hepburn qua hình ảnh một nữ diễn viên và một người phụ nữ thanh lịch nhưng rất ít ai biết rằng bà cũng là một Đại sứ thiện chí của UNICEF. Bà đảm nhận vị trí này khi hoàn thành sự nghiệp diễn xuất và dành phần còn lại của cuộc đời để cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ em từ những nước nghèo nhất. Bà đã đến thăm một trại trẻ mồ côi ở Ethiopia, mang thực phẩm cứu trợ của UNICEF đến cho 500 trẻ em bị đói tại đây. Bà đến Thổ Nhĩ Kỳ trong một chiến dịch tiêm chủng. Nhờ nỗ lực của bà, các trường học mới được xây dựng và các cộng đồng miền núi ở Nam Mỹ đã nhận được hệ thống nước sạch. Chuyến thăm cuối cùng của bà tới Somalia chỉ cách 4 tháng trước khi qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1992.
9. Audrey Hepburn và một cô gái Ethiopia, 1988: Nhiều người nhớ đến Audrey Hepburn qua hình ảnh một nữ diễn viên và một người phụ nữ thanh lịch nhưng rất ít ai biết rằng bà cũng là một Đại sứ thiện chí của UNICEF. Bà đảm nhận vị trí này khi hoàn thành sự nghiệp diễn xuất và dành phần còn lại của cuộc đời để cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ em từ những nước nghèo nhất. Bà đã đến thăm một trại trẻ mồ côi ở Ethiopia, mang thực phẩm cứu trợ của UNICEF đến cho 500 trẻ em bị đói tại đây. Bà đến Thổ Nhĩ Kỳ trong một chiến dịch tiêm chủng. Nhờ nỗ lực của bà, các trường học mới được xây dựng và các cộng đồng miền núi ở Nam Mỹ đã nhận được hệ thống nước sạch. Chuyến thăm cuối cùng của bà tới Somalia chỉ cách 4 tháng trước khi qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1992.
 10. Lễ hội nhạc rock quốc tế tại Moscow, 1989: Liên hoan hòa nhạc Moscow là nơi quy tụ các nhạc sĩ rock quốc tế tại Liên Xô. Nó được gọi là Woodstock của Nga do số lượng du khách đổ về đây rất lớn. Không giống như Woodstock ở Mỹ, lễ hội diễn ra với mục đích thúc đẩy hòa bình thế giới và hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống ma túy ở Nga. Các ban nhạc và nhạc sĩ như Bon Jovi, Mötley Crüe, Ozzy Osbourne, Cinderella, Skid Row, và Gorky Park đã tham gia vào lễ hội. Scorpion thậm chí còn viết một bài hát mới cho sự kiện này. Bài hát nhanh chóng trở nên nổi tiếng thế giới với tên gọi Wind of Change.
10. Lễ hội nhạc rock quốc tế tại Moscow, 1989: Liên hoan hòa nhạc Moscow là nơi quy tụ các nhạc sĩ rock quốc tế tại Liên Xô. Nó được gọi là Woodstock của Nga do số lượng du khách đổ về đây rất lớn. Không giống như Woodstock ở Mỹ, lễ hội diễn ra với mục đích thúc đẩy hòa bình thế giới và hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống ma túy ở Nga. Các ban nhạc và nhạc sĩ như Bon Jovi, Mötley Crüe, Ozzy Osbourne, Cinderella, Skid Row, và Gorky Park đã tham gia vào lễ hội. Scorpion thậm chí còn viết một bài hát mới cho sự kiện này. Bài hát nhanh chóng trở nên nổi tiếng thế giới với tên gọi Wind of Change.
 11. Kurt Cobain và gia đình tại MTV Video Music Awards, 1993: Thật không may, hầu hết mọi người nhớ về Kurt Cobain qua bài hát Smells Like Teen Spirit và việc anh ấy nghiện ma túy. Nhưng rất ít người nhận thức được rằng ông ủng hộ phụ nữ trong cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng cũng như quyền LGBT.
11. Kurt Cobain và gia đình tại MTV Video Music Awards, 1993: Thật không may, hầu hết mọi người nhớ về Kurt Cobain qua bài hát Smells Like Teen Spirit và việc anh ấy nghiện ma túy. Nhưng rất ít người nhận thức được rằng ông ủng hộ phụ nữ trong cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng cũng như quyền LGBT.
 12. Biển hoa trước cung điện Kensington, 1997: Biển hoa này xuất hiện sau cái chết của Công nương Diana, người được dân Anh yêu quý nhất với danh hiệu “Công nương của nhân dân”. Mặc dù bà từng gặp phải một số ý kiến chỉ trích trong cuộc sống, hàng ngàn người vẫn yêu mến bà và bức ảnh này là minh chứng xác nhận sự thật đó.
12. Biển hoa trước cung điện Kensington, 1997: Biển hoa này xuất hiện sau cái chết của Công nương Diana, người được dân Anh yêu quý nhất với danh hiệu “Công nương của nhân dân”. Mặc dù bà từng gặp phải một số ý kiến chỉ trích trong cuộc sống, hàng ngàn người vẫn yêu mến bà và bức ảnh này là minh chứng xác nhận sự thật đó.

GALLERY MỚI NHẤT