Sự thật gây sốc về ma cà rồng khát máu ngoài đời thực

Sự thật gây sốc về ma cà rồng khát máu ngoài đời thực

(Kiến Thức) - Nhân vật "bá tước Dracula" được sáng tác dựa trên nguyên mẫu đời thực từ câu chuyện của Vlad Tepes III.

Vlad Tepes III trở thành nguyên mẫu của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Dracula” viết năm 1897 của nhà văn Bram Stoker. Những tình tiết trong tác phẩm kể về  bá tước Dracula khát máu dựa trên cuộc đời có thật của Vlad Tepes III - con của lãnh chúa Vlad II Basarab ở Romania.
Vlad Tepes III trở thành nguyên mẫu của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Dracula” viết năm 1897 của nhà văn Bram Stoker. Những tình tiết trong tác phẩm kể về bá tước Dracula khát máu dựa trên cuộc đời có thật của Vlad Tepes III - con của lãnh chúa Vlad II Basarab ở Romania.
Cha của "bá tước Dracula" Vlad Tepes III là Vlad II Basarab có những chiến công hiển hách khi lãnh đạo quân Romania chống lại sự xâm lược của quân Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều năm. Chính vì vậy, Vlad II Basarab có danh hiệu Dracul (nghĩa là “đứa con của rồng”). Do đó, sau khi Vlad Tepes III lên nắm quyền, người dân ở Romania thường gọi ông là Dracula (nghĩa là con trai của Dracul).
Cha của "bá tước Dracula" Vlad Tepes III là Vlad II Basarab có những chiến công hiển hách khi lãnh đạo quân Romania chống lại sự xâm lược của quân Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều năm. Chính vì vậy, Vlad II Basarab có danh hiệu Dracul (nghĩa là “đứa con của rồng”). Do đó, sau khi Vlad Tepes III lên nắm quyền, người dân ở Romania thường gọi ông là Dracula (nghĩa là con trai của Dracul).
Năm 1442, vì lý do chính trị, Vlad Tepes III và em trai bị bắt làm con tin tại Thổ Nhĩ Kỳ cho tới năm 1448. Trong thời gian bị cầm tù đó, quan điểm sống của Vlad Tepes III trở nên tiêu cực và dần hình thành nên tính cách tàn độc, khát máu.
Năm 1442, vì lý do chính trị, Vlad Tepes III và em trai bị bắt làm con tin tại Thổ Nhĩ Kỳ cho tới năm 1448. Trong thời gian bị cầm tù đó, quan điểm sống của Vlad Tepes III trở nên tiêu cực và dần hình thành nên tính cách tàn độc, khát máu.
Năm 1447, Vlad II Basarab cùng con trai bị các gia tộc khác sát hại một cách dã man. Đây chính là một trong những lý do sau này Vlad Tepes III trở thành bá tước khát máu, tàn ác, giết hại các gia tộc tham gia vào vụ ám sát năm xưa. Theo đó, những người già, ốm yếu bị đem đóng cọc xuyên người, còn người trẻ khỏe bị bắt đi xây dựng một pháo đài trên đống đổ nát của tiền đồn nhìn ra sông Arges.
Năm 1447, Vlad II Basarab cùng con trai bị các gia tộc khác sát hại một cách dã man. Đây chính là một trong những lý do sau này Vlad Tepes III trở thành bá tước khát máu, tàn ác, giết hại các gia tộc tham gia vào vụ ám sát năm xưa. Theo đó, những người già, ốm yếu bị đem đóng cọc xuyên người, còn người trẻ khỏe bị bắt đi xây dựng một pháo đài trên đống đổ nát của tiền đồn nhìn ra sông Arges.
Lâu đài Poenari do các gia đình quý tộc hoàng thân Vlad III xây nên như một hình phạt cho tội sát hạt Mircea - con trai ông. Tòa lâu đài này sử dụng máu người làm chất liệu kết dính các viên đá của pháo đài vô cùng rùng rợn.
Lâu đài Poenari do các gia đình quý tộc hoàng thân Vlad III xây nên như một hình phạt cho tội sát hạt Mircea - con trai ông. Tòa lâu đài này sử dụng máu người làm chất liệu kết dính các viên đá của pháo đài vô cùng rùng rợn.
Năm 1448, bá tước Vlad Tepes III thâu tóm được mọi quyền lực ở xứ Wallachia và được Đế chế Ottoman thừa nhận. Kể từ khi lên nắm quyền, vị bá tước này trở thành người "nghiện giết người". Trong đó, hình phạt đóng cọc xiên người vô cùng tàn khốc thường được bị bá tước khát máu này sử dụng.
Năm 1448, bá tước Vlad Tepes III thâu tóm được mọi quyền lực ở xứ Wallachia và được Đế chế Ottoman thừa nhận. Kể từ khi lên nắm quyền, vị bá tước này trở thành người "nghiện giết người". Trong đó, hình phạt đóng cọc xiên người vô cùng tàn khốc thường được bị bá tước khát máu này sử dụng.
Theo một số tài liệu, số người bị bá tước Vlad Tepes III sát hại lên đến 100.000 người. Những câu chuyện rùng rợn, đẫm máu về vị bá tước này khiến nhiều người dân không khỏi rùng mình sợ hãi.
Theo một số tài liệu, số người bị bá tước Vlad Tepes III sát hại lên đến 100.000 người. Những câu chuyện rùng rợn, đẫm máu về vị bá tước này khiến nhiều người dân không khỏi rùng mình sợ hãi.
Năm 1476, bá tước Vlad Tepes III bị quân Thổ Nhĩ Kỳ hành hình. Thi thể của vị bá tước này được chôn tại tu viện Snagov. Cho đến nay, vị bá tước này được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo tàn ác nhất lịch sử.
Năm 1476, bá tước Vlad Tepes III bị quân Thổ Nhĩ Kỳ hành hình. Thi thể của vị bá tước này được chôn tại tu viện Snagov. Cho đến nay, vị bá tước này được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo tàn ác nhất lịch sử.

GALLERY MỚI NHẤT