Sự thật gây sốc quá trình xây tượng Nữ thần Tự do

Tượng Nữ thần Tự do là một tác phẩm điêu khắc tân cổ điển khổng lồ nằm trên đảo nhỏ Liberty.

Bức tượng được thiết kế bởi Frédéric Auguste Bartholdi, một nhà điêu khắc người Pháp và khánh thành vào ngày 28 tháng 10 năm 1886 tại Hoa Kỳ. Nhưng ít ai biết biểu tượng tuyệt vời này của nước Mỹ thiếu chút nữa thì không thể đặt tại thành phố New York.
Nước Pháp đã tặng cho Hoa Kỳ bức tượng khổng lồ, được tạo ra bởi nhà điêu khắc người Pháp Auguste Bartholdi vào năm 1881. Nhưng bức tượng khi chuyển đến Mỹ thì cần phải tháo rời, đồng nghĩa với việc cần một số công đoạn lắp ráp cần thiết sau này.
Tác phẩm được đặt trong các thùng bằng gỗ để vận chuyển đến một kho lưu trữ ở New York. Cùng với đó, các kế hoạch tiếp theo được vạch ra, trong đó có việc bắt đầu xây dựng trên một bệ đỡ khổng lồ ở hòn đảo nhỏ Liberty, nơi tượng Nữ thần tự do sẽ đứng phía trên.
Ngân sách cạn kiệt, New York gặp vấn đề lớn khi được… tặng quà
Đến năm 1884, số tiền cần để hoàn thành công trình bệ đỡ 250.000 USD nhưng ngân sách thành phố đã gần hết. Ban lãnh đạo thành phố New York hy vọng rằng một doanh nhân giàu có sẽ hào phóng để trả tiền cho phần còn lại của công trình, nhưng kỳ vọng đó đã tan biến sau một năm.
Nước Pháp đã tặng Hoa Kỳ tượng Nữ thần tự do để dựng lên trên một hòn đảo ở New York. Đó là một món quà duyên dáng và sẽ là một điểm nhấn tuyệt vời nhằm chào đón du khách lẫn những người nhập cư đến Hoa Kỳ qua thành phố cảng New York.
Khung cảnh hùng vĩ từ bức tượng sẽ là một trong những hình ảnh ấn tượng đầu tiên về nước Mỹ mà những người nhập cư khi tới sẽ trông thấy.
Nó sẽ được coi là một biểu tượng về sự tự do mà họ đang tìm kiếm ở xứ sở cờ hoa. Vấn đề là, thành phố New York đã…gần hết ngân sách nên không thể hoàn thành việc xây dựng phần bệ đỡ mà tượng Nữ thần tự do sẽ đứng. Và nhà báo nổi tiếng Joseph Pulitzer có một kế hoạch điên rồ, yêu cầu quyên góp tiền từ quần chúng nhân dân.
Su that gay soc qua trinh xay tuong Nu than Tu do
 Nhiệm vụ xây công trình đỡ bức tượng đã không thể hoàn thành do thiếu tiền. Ảnh: historydaily
Các thành phố khác đã ngỏ ý muốn nhận tượng nữ thần tự do
Khi thành phố New York không thể đủ khả năng để xây dựng bệ tượng, các thành phố khác, bao gồm Philadelphia, Baltimore, San Francisco và Boston, đã đề nghị đưa Tượng Nữ thần Tự do rời khỏi New York và họ có thể hoàn trả khoản tiền xây dựng công trình bệ đỡ cũ.
Họ cũng tuyên bố ngoài khoản “bồi thường” cho New York thì họ cũng dễ dàng trả tiền cho việc xây dựng một bệ đỡ mới trong thành phố của mình.
Các thành phố kể trên cũng cho rằng để món quà khổng lồ của người Pháp lưu kho trong nhiều năm thì thật là bất lịch sự và thô lỗ. Nhiều người cũng cảm thấy rằng biện pháp tốt nhất là di dời Tượng Nữ thần Tự do đến một thành phố khác.
Nhà báo Joseph Pulitzer đã cảm thấy thành phố của mình bị xúc phạm bởi điều này.
Chính nhà báo nổi tiếng này là một người nhập cư qua đảo Ellis ở thành phố New York, Joseph Pulitzer là người gốc Do Thái đã xây dựng một đế chế báo chí ở Hoa Kỳ.
Su that gay soc qua trinh xay tuong Nu than Tu do-Hinh-2
Chân dung nhà báo Joseph Pulitzer. Ảnh historydaily 
Là ông chủ của Nhật báo New York Word, ông ở một địa vị cho phép ông có thể cung cấp một khoản đóng góp tài chính lớn, nhưng ông lại có một quan điểm khác về vấn đề này. Ông đã giải thích điều này trong một bức thư ngỏ tới người dân New York được in trong tờ New York World vào ngày 16 tháng 3 năm 1885.
Trong bức thư ngỏ của mình, ông tuyên bố rằng mọi người dân trong thành phố có trách nhiệm đóng góp cho công trình này, lưu ý rằng chúng ta không nên chờ đợi các triệu phú tới tài trợ. Nó không phải là một món quà riêng từ tầng lớp các triệu phú của Pháp cho các triệu phú của nước Mỹ, mà là một món quà của nhân dân nước Pháp gửi tới cho toàn thể nhân dân Mỹ.
Su that gay soc qua trinh xay tuong Nu than Tu do-Hinh-3
 Chiến dịch kêu gọi ủng hộ tiền cho việc hoàn thành công trình bệ đỡ tượng được đăng liên tục trên các số báo của tờ New York World. Ảnh historydaily
Pulitzer đã kêu gọi quyên góp được rất nhiều tiền chỉ trong 5 tháng
Các khoản quyên góp bắt đầu đổ vào ngân sách thành phố. Hầu hết các khoản đóng góp này chỉ khoảng một đô la, nhưng người dân New York đang cho thấy rằng họ mong muốn giữ Tượng Nữ thần Tự do trong thành phố của mình.
Pulitzer tiếp tục đăng tâm thư của mình trên tờ báo mà ông làm chủ. Ngoài ra, ông còn cho công khai các bản danh sách những người đóng góp với hy vọng rằng những người khác sẽ được khuyến khích nếu thấy tên bạn bè và hàng xóm của họ trong số những người đóng góp.
Ông cũng khẳng định không quan trọng vấn đề số tiền đóng góp của từng người lớn hay nhỏ như thế nào, Pulitzer đã đưa ra được một trào lưu trên tờ New York World.
Một ví dụ điển hình cho việc giá trị tiền không quan trọng nhiều hay ít là cô bé Leonard Bender ở Jersey City đã quyên góp mười xu và Jonathan Scoville cho tới thị trưởng Buffalo, đã quyên góp toàn bộ tiền lương hàng năm của mình là 230 USD đều được liệt kê công khai.
Su that gay soc qua trinh xay tuong Nu than Tu do-Hinh-4
 Danh sách tổng số tiền được đóng góp lẫn tên người đóng góp luôn được cập nhật và công bố. Ảnh historydaily
Cách khơi gợi phong trào dựa theo tâm lý đám đông này đã thành công. Hơn 160.000 người đã quyên góp. Mặc dù khoảng 90% số tiền quyên góp là 1 USD hoặc thậm chí ít hơn, thì số tiền quỹ ủng hộ đã tăng lên nhanh chóng.

Các bản sao tượng Nữ thần Tự do trên thế giới

Ngoài phiên bản nổi tiếng đặt ở cảng New York 130 năm qua, tượng Nữ thần Tự do còn có nhiều phiên bản được trưng bày trên khắp thế giới.

Cac ban sao tuong Nu than Tu do tren the gioi
Tượng Nữ thần Tự do là biểu tượng mẫu mực của khát vọng tự do và dân chủ ở Mỹ, được đặt ở đảo Tự do, cảng New York. Tác phẩm này do kiến trúc sư Frederic Bartholdi thiết kế và khánh thành ngày 28/10/1886. Đây là vật phẩm của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ, nhằm tôn vinh sự hợp tác và tình hữu nghị giữa hai bên. Ảnh: Reader's Digest 
Cac ban sao tuong Nu than Tu do tren the gioi-Hinh-2
Trong ảnh là bức tượng nữ thần tại trung tâm nghệ thuật Chateau de Vascoeuil (Pháp), do hoạ sĩ Salvador Dali thiết kế năm 1972. Ngoại trừ hình ảnh nữ thần giơ cả 2 tay cầm ngọn đuốc, bức tượng này được đánh giá là giống với bản được đặt ở New York nhất về thần thái và hình dáng. Ảnh: Alamy. 
Cac ban sao tuong Nu than Tu do tren the gioi-Hinh-3
 Một bức tượng khác được đặt ở Ile des Cygnes, bên bờ sông Seine (Paris, Pháp). Bức tượng này được khánh thành vào năm 1889 và hướng về phía tây nam của bờ sông. Đây là món quà mà cộng đồng người Paris ở Mỹ tặng cho thành phố này nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp. Ảnh: Getty Images
Cac ban sao tuong Nu than Tu do tren the gioi-Hinh-4
 Sòng bạc New York ở Las Vegas cũng trưng bày một bản sao tượng Nữ thần Tự do ngay trước cửa ra vào. Phiên bản thu nhỏ này ra đời năm 1996, có kích thước chỉ bằng một nửa bức tượng thật. Nó được làm từ chất liệu đơn giản, chủ yếu từ xốp phủ thuỷ tinh gia cố, bên ngoài được ốp bằng vách thạch cao. Ảnh: Alamy
Cac ban sao tuong Nu than Tu do tren the gioi-Hinh-5
Tượng nữ thần ở bãi đỗ xe trong bảo tàng Brooklyn được đánh giá là bản sao lớn nhất. Năm 1902, William H. Flattau, một người nhập cư gốc Nga, xây dựng tượng nữ thần, đặt lên nóc toà nhà mà ông sở hữu. Sau một cơn bão năm 1912, khu nhà bị bỏ hoang cho đến những năm đầu thập kỷ 60, bức tượng được di chuyển về bãi đậu xe của bảo tàng Brooklyn. Ảnh: Simon Leigh 
Cac ban sao tuong Nu than Tu do tren the gioi-Hinh-6
 Khu vui chơi Legoland (Đan Mạch) là nơi quy tụ nhiều công trình kiến trúc thu nhỏ trên khắp thế giới, trong đó có tượng Nữ thần Tự do. Bức tượng được làm từ 400.000 khối lego và là bản sao có hình thù độc đáo nhất. Ảnh: Alamy
Cac ban sao tuong Nu than Tu do tren the gioi-Hinh-7
 Tại Na Uy, một phiên bản của bức tượng được đặt tại ngôi làng Visnes. Đây cũng chính là nơi quặng đồng được sử dụng để tạo ra tượng gốc. Nhiều tranh cãi xung quanh tính xác thực của điều này bởi các tài liệu đã bị tiêu huỷ trong một vụ hoả hoạn. Tuy nhiên, người dân Visnes rất tự hào vì đóng góp của mình cho biểu tượng vĩ đại của nước Mỹ, và họ cũng có một “nữ thần” riêng cho mình. Ảnh: Wikipedia
Cac ban sao tuong Nu than Tu do tren the gioi-Hinh-8
 Một ngôi làng nhỏ của người Ả Rập ở Israel cũng đặt một bức tượng Nữ thần Tự do ở ngay cổng chào. Bức tượng được đánh giá là trắng hơn và to hơn với bản gốc. Tượng nữ thần này được làm bằng đá và nguồn gốc của nó vẫn còn là điều bí ẩn với người dân địa phương. Ảnh: AP
Cac ban sao tuong Nu than Tu do tren the gioi-Hinh-9
Đài Loan có ít nhất 2 phiên bản tượng Nữ thần Tự do. Trong ảnh là bức tượng được đặt trước một trung tâm thương mại ở Đài Bắc, cao hơn 9 m, một chiếc khác nằm ở thành phố Keelung. Ảnh: Alamy 
Cac ban sao tuong Nu than Tu do tren the gioi-Hinh-10
Nhật Bản cũng là đất nước có nhiều bức tượng nữ thần tại Shimoda, Aomori, Odaiba gần vịnh Tokyo. Đây được coi là những công trình kiến trúc đặc sắc, thể hiện sự pha trộn giữa 2 nền văn hoá Đông - Tây. Bức tượng ở Odaiba chỉ cao khoảng 12 m, nhìn về hướng Cầu Vồng, và vịnh Tokyo. Đây là món quà Pháp dành cho Nhật trong năm 1998, kỷ niệm “Năm hữu nghị Pháp tại Nhật”. Ảnh: Alamy 

Hé lộ sự thật chưa biết về tượng Nữ thần Tự do

(Kiến Thức) - Tượng Nữ thần tự do nổi tiếng của nước Mỹ được xem là biểu tượng của tinh thần dân chủ và tự do. Một số điều thú vị về bức tượng tuyệt đẹp và hùng vĩ này chưa được nhiều người biết đến.

He lo su that chua biet ve tuong Nu than Tu do
 Tượng Nữ thần Tự do là một trong những công trình biểu tượng của nước Mỹ. Mỗi năm có khoảng 2 triệu du khách đến tham quan. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới